Buy Now

Tìm kiếm

Ứng dụng công nghệ Thực tế tăng cường (AR) trong ngành F&B

  • Chia sẻ cái này:
Ứng dụng công nghệ Thực tế tăng cường (AR) trong ngành F&B

Tin tức mới

Ứng dụng công nghệ Thực tế tăng cường (AR) trong ngành F&B

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Khi cả thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì những công nghệ hiện đại như Thực tế tăng cường (AR) cũng được ứng dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực cuộc sống. AR đang chứng tỏ lợi ích tột bậc của mình bằng việc giúp nhiều ngành nghề có những bước tiến mạnh mẽ, một trong số đó là ngành dịch vụ ăn uống.

Cách đây không lâu, cái tên công nghệ Thực tế tăng cường (AR) còn khá xa lạ với đa số mọi người và dường như là một công nghệ khó tiếp cận. Tuy nhiên, với sự phát triển bùng nổ của khoa học – kỹ thuật, AR đã dần len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống và trở nên phổ biến hơn. 

Đặc biệt, trong khoảng thời gian sau đại dịch, để cạnh tranh và phục hồi lại những tổn thất do COVID-19 mang lại, nhiều doanh nghiệp F&B đã bắt đầu tích cực ứng dụng AR vào tất cả các hoạt động và dịch vụ của họ, nhằm đem lại cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ và tăng doanh thu.

Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu xem công nghệ AR đã được ứng dụng như thế nào trong ngành F&B hiện nay nhé!

1. Thực tế tăng cường AR là gì?

Thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR) là một công nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực (và ngược lại), nó giúp người sử dụng tương tác với những nội dung số trong thực tại (như chạm vào, phủ vật thể lên trên – nói dễ hiểu là ghép ảnh theo dạng 3D),… Hay nói cách khác, người dùng sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng,… để trải nghiệm các đối tượng và nội dung ảo trong môi trường vật lý thực ngoài đời.

AR hoạt động trên một thiết bị có máy ảnh/camera như smartphone, tablet đã cài đặt phần mềm hoặc ứng dụng quét AR. Khi người dùng sử dụng thiết bị quét qua một đối tượng, phần mềm sẽ nhận diện thông qua công nghệ thị giác máy tính. Sau đó, thiết bị sẽ tải xuống thông tin của đối tượng từ cloud dữ liệu. Các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh đã được mã hóa bằng phần mềm sẽ được hiển thị trên màn hình smartphone, tablet,… giúp tái hiện các đồ vật 3D ngay trong môi trường thực. 

Nhiều doanh nghiệp F&B đã nhận thấy lợi ích của AR và sử dụng nó hiệu quả

Khi người dùng di chuyển, kích thước và hướng của màn hình AR sẽ tự động điều chỉnh theo ngữ cảnh thay đổi. Thông tin đồ họa hoặc văn bản mới xuất hiện trong khi thông tin khác thoát ra khỏi chế độ xem. 

Chúng ta có thể nhìn thấy tất cả những thông tin vốn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc chơi game có sự tương tác với môi trường thật bên ngoài hoặc có thể hóa thân thành các nhân vật hoạt hình đáng yêu… nhờ vào công nghệ AR. Trước đây, công nghệ AR đã từng “làm mưa làm gió” một thời khắp toàn thế giới với trò chơi rất nổi tiếng là Pokémon GO! khi người chơi game phải di chuyển xung quanh để “bắt” những con pokemon “ảo” hiện ra trên màn hình điện thoại. 

Xem thêm: Big Data đang từng bước định hình ngành F&B như thế nào?

2. Ứng dụng công nghệ Thực tế tăng cường AR trong ngành F&B

2.1. Thiết kế menu kỹ thuật số hấp dẫn, sinh động hơn

Menu là phương thức tương tác mạnh mẽ nhất với khách hàng khi họ đến quán. Nó không chỉ có tác dụng trình bày hình ảnh, giá thành của món ăn mà còn như một lời giới thiệu thầm lặng về nhà hàng. Khách hàng quyết định đặt và chi trả cho món gì, có nắm bắt được câu chuyện thương hiệu của nhà hàng hay không, thì những bước đầu tiên này phụ thuộc tất cả vào chiếc Menu đang cầm trên tay họ. 

Hiện nay, nhiều nhà hàng đã ứng dụng AR vào việc xây dựng thực đơn, tạo cho khách những trải nghiệm mới mẻ và sinh động ngay từ khi mới bước chân vào nhà hàng. Khách hàng chỉ cần cài đặt phần mềm quét AR trên smartphone, sau đó scan lại menu giấy của nhà hàng hoặc quét mã QR code mà nhà hàng đã in sẵn là có thể thấy được ngay các món ăn hiển thị dưới dạng 3D cực kì chân thực, sống động.

Menu 3D tạo hứng thú cho thực khách khi vừa bước vào nhà hàng

Không chỉ vậy, sử dụng AR còn có thể giúp tùy chọn trình bày Menu dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau. Khách hàng có thể xem song song hình ảnh và ghi chú thành phần, nguyên liệu, calories… cùng những thông tin đặc biệt mà nhà hàng muốn gửi đến thực khách, đồng thời nắm được minh bạch thông tin quy trình chế biến và xem các feedback về từng món từ các khách hàng.

Rõ ràng, AR đã giúp khách hàng tiếp cận trực quan hơn so với menu giấy truyền thống; cũng như hỗ trợ nhà hàng vào những giờ cao điểm đông khách.

2.2. Hỗ trợ quá trình bảo quản và sơ chế nguyên vật liệu

Các nhà hàng thường lưu trữ một lượng khá lớn nguyên vật liệu trong kho để sẵn sàng chế biến, trong đó có rất nhiều loại yêu cầu nghiêm ngặt về việc bảo quản hay sơ chế để đảm bảo giữ được độ tươi mới và chất lượng. Nếu người chịu trách nhiệm việc này không nắm được kỹ quy trình, rất có thể sẽ khiến nguyên vật liệu bị hư hỏng hay giảm sút chất lượng, dẫn tới việc chế biến món ăn không ngon hoặc nguy hiểm hơn là gây ra ngộ độc thực phẩm.

Quy trình bảo quản và sơ chế nguyên vật liệu chặt chẽ hơn nhờ sự hỗ trợ của AR

Hiện nay, một số nhà hàng lớn đã áp dụng AR vào việc hỗ trợ quá trình bảo quản và sơ chế nguyên vật liệu này. Người quản lý kho, phụ bếp hoặc đầu bếp chỉ cần có ứng dụng quét AR và quét mã QR code/giấy hướng dẫn kèm theo trên bao bì nguyên vật liệu là có thể xem được video hướng dẫn bảo quản, sơ chế dưới dạng 3D trực quan, sống động như thật; giúp họ nắm rõ quy trình không bỏ sót bước nào và chỉ cần làm theo y hệt là có thể bảo quản nguyên vật liệu.

2.3. Xây dựng các ấn phẩm marketing thú vị hơn

Các ấn phẩm offline như catalogue, poster, tờ rơi, leaflet, tạp chí luôn xuất hiện trong các chiến dịch marketing và truyền thông của ngành F&B. Nhưng thay vì chỉ là những hình ảnh 2D in trên giấy bình thường như trước, một số nhà hàng đã thay đổi thiết kế trên các ấn phẩm này để thu hút sự chú ý của khách hàng hơn. 

Với công nghệ AR, những chiếc poster, standee, tờ rơi, flyer,… thông thường đã trở thành những hình ảnh 3D sinh động và thực tế. Chỉ với một chiếc smartphone, khách có thể quét toàn bộ ấn phẩm hoặc mã QR code trên đó là đã có thể trải nghiệm trải nghiệm “thị giác và vị giác” mới lạ và đầy ấn tượng như: xem menu với đầy đủ các món ăn dưới dạng 3D giống như đang đặt trước mặt, xem bản đồ hướng dẫn đi tới nhà hàng,… 

Khách hàng hứng thú hơn khi được “nhìn” và trải nghiệm những hình ảnh 3D sống động

Cách thức marketing mới mẻ này giúp nhà hàng đưa thông tin khuyến mại và thông điệp gửi gắm đến khách hàng một cách thú vị, hấp dẫn hơn, kích thích được khách hàng chia sẻ tờ rơi, poster, standee AR lên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người; cũng như tạo ra một điểm nhấn khác biệt trong chương trình marketing của nhà hàng so với các đối thủ trên thị trường.

Ngoài ra, cách thức tương tự cũng có thể áp dụng lên bao bì các sản phẩm, packaging đồ ăn khi bán online của nhà hàng, túi giấy, túi tote,… khuyến mại tặng kèm hoặc trang trí tường trong quán.

Xem thêm: 5 lý do khiến doanh nghiệp F&B chuyển đổi số nhưng chưa “đổi đời”

3. Kết luận

Thực tế tăng cường đã và đang giúp sức cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ ăn uống, đặc biệt là trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay. Tận dụng công nghệ hiện đại sẽ khiến các nhà hàng đi những bước tiên phong táo bạo trên thị trường, tạo ra điểm nhấn thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng hơn. 

Bạn có thể tham khảo các phần mềm sau để quản lý các cửa hàng sau để vận hành trơn tru hơn:

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất