Không cần mực in, tốc độ in nhanh, kích thước nhỏ gọn,… là những ưu điểm khiến máy in nhiệt được sử dụng rất phổ biến trong các cửa hàng kinh doanh buôn bán. Với sự xuất hiện của đa dạng dòng máy in nhiệt như hiện nay, không ít chủ kinh doanh băn khoăn không biết nên lựa chọn loại máy nào phù hợp nhất cho cửa hàng của mình. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về máy in nhiệt cũng như tham khảo top 10 máy đang được tin dùng nhiều nhất hiện nay. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung [hiển thị]
- 1. Máy in nhiệt là gì?
- 2. Ứng dụng của máy in nhiệt
- 3. Các loại máy in nhiệt phổ biến
- 4. Top 10 máy in nhiệt được ưa chuộng nhất 2021
- 4.1. Máy bán hàng tích hợp máy in hóa đơn nhiệt cầm tay B06
- 4.2. Máy in nhiệt di động iPOS
- 4.3. Máy in nhiệt di động APOS P100
- 4.4. Máy in nhiệt iPOS iTP5
- 4.5. Máy in nhiệt iPOS iTP6
- 4.6. Máy in nhiệt iPOS iTP8
- 4.7. Máy in nhiệt Epson TM-T81III
- 4.8. Máy in tem nhãn, mã vạch iPOS iTP 3300
- 4.9. Máy in tem nhãn, mã vạch Godex G500
- 4.10. Máy in tem nhãn, mã vạch Xprinter XP-350BM
1. Máy in nhiệt là gì?
Khác với máy in kim (loại máy in sử dụng mực in, có đầu in là các đầu kim nhỏ li ti phối hợp với băng mực tác động lên giấy in để tạo ra các ký tự), máy in nhiệt là loại máy tạo ra bản in bằng cách sử dụng đầu in nhiệt tác động lên giấy in nhiệt (loại giấy in được phủ một lớp hóa chất đặc biệt phản ứng với nhiệt độ để tạo ra chữ).
Máy in nhiệt được sử dụng phổ biến hiện nay bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Tốc độ in nhanh: Sử dụng công nghệ in nhiệt hiện đại nên tốc độ in của máy in nhiệt nổi bật hơn so với máy in kim. Nhiều máy in nhiệt hiện nay có thể đạt tốc độ in tới 300mm/s.
– Tiết kiệm chi phí: Giá thành của máy in nhiệt thường rẻ hơn so với máy in kim. Việc sử dụng giấy in nhiệt giúp bạn không cần phải mua sắm mực in, thay thế mực in thường xuyên. Ngoài ra đầu in thường có độ bền cao và ít bị ảnh hưởng nhờ sử dụng công nghệ in nhiệt nên bạn cũng không cần lo lắng về chi phí thay thế đầu in.
– In êm, không gây tiếng ồn: Khi hoạt động, máy in nhiệt không gây nhiều tiếng ồn vì có rất ít bộ phận phải chuyển động.
2. Ứng dụng của máy in nhiệt
Hiện nay, máy in nhiệt được sử dụng rộng rãi phục vụ công việc bán hàng tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, shop mỹ phẩm, nhà hàng, quán cafe,… Chỉ cần kết nối với phần mềm quản lý bán hàng là bạn có thể thực hiện in ấn hóa đơn nhanh chóng và tiện lợi. Các ứng dụng chính của máy in nhiệt là:
– In hóa đơn: Máy in nhiệt được sử dụng nhiều trong việc in hóa đơn thanh toán hay phiếu tạm tính giúp khách hàng kiểm tra được thông tin mua hàng, đồng thời nhà quản lý có thể đối soát, quản lý lượng hàng bán ra và doanh thu trong ngày.
– In tem nhãn, mã vạch: Máy in nhiệt là thiết bị tiện lợi cho việc in các loại tem nhãn, mã vạch sản phẩm trong đa dạng lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
– In order khu vực bếp, quầy bar (quầy pha chế): Ứng dụng chủ yếu trong các mô hình kinh doanh F&B như nhà hàng, quán cafe, trà sữa,… Máy in nhiệt được đặt tại khu vực bếp hoặc quầy bar để in phiếu order (bao gồm thông tin chi tiết về các món ăn, đồ uống) ngay khi có order từ thiết bị bán hàng mà không cần chờ nhân viên phục vụ xuống tận nơi đưa thông tin.
3. Các loại máy in nhiệt phổ biến
Trên thị trường có nhiều máy in nhiệt với đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, tính năng khác nhau nhưng về cơ bản có thể phân chia thành một số loại phổ biến như sau:
– Máy in nhiệt cổng USB: Dòng máy in sử dụng dây USB để kết nối với các thiết bị bán hàng như máy tính, máy POS bán hàng,… Máy được đặt cố định gần nguồn điện và gần các thiết bị bán hàng nên không in được từ xa. Máy in nhiệt USB có độ ổn định cao vì không bị phụ thuộc vào bluetooth hay kết nối internet.
– Máy in nhiệt cổng LAN: Máy in nhiệt được kết nối với modem Wifi thông qua dây LAN. Các thiết bị bán hàng như máy tính, máy POS bán hàng, điện thoại, máy tính bảng,… sử dụng chung wifi có cùng địa chỉ IP sẽ có thể gửi lệnh in đến máy in. Với kết nối LAN bạn có thể thực hiện in từ xa trong phạm vị rộng, tuy nhiên mức độ ổn định sẽ phụ thuộc vào mạng internet mà bạn sử dụng.
– Máy in nhiệt Bluetooth: Là dòng máy in nhiệt kết nối với thiết bị bán hàng thông qua Bluetooth không dây. Kết nối này thường được sử dụng nhiều ở các máy in nhiệt cầm tay di động.
– Máy in nhiệt Wifi: Không cần dây kết nối trực tiếp như loại máy sử dụng cổng LAN, máy in nhiệt Wifi kết nối với các thiết bị bán hàng thông qua wifi để truyền dữ liệu và thực hiện in ấn. Điều kiện là các thiết bị sử dụng chung kết nối Wifi.
4. Top 10 máy in nhiệt được ưa chuộng nhất 2021
4.1. Máy bán hàng tích hợp máy in hóa đơn nhiệt cầm tay B06
Nếu bạn đang kinh doanh quán ăn, quán cafe nhỏ thì một thiết bị cầm tay vừa có thể bán hàng vừa có thể in hóa đơn như B06 là sự lựa chọn tối ưu. Máy được tích hợp máy in nhiệt và sử dụng khổ giấy 58mm với đầu in Seiko siêu bền. Tốc độ in của máy đạt 60mm/s giúp quá trình thanh toán trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Với khả năng kết nối bluetooth, wifi, 4G, NFC, bạn có thể sử dụng máy một cách linh hoạt, bán hàng dễ dàng ngay cả khi mất kết nối internet. Ngoài ra, máy B06 còn được trang bị cổng giao tiếp USB rất tiện dụng.
Mặc dù có thiết kế nhỏ gọn nhưng B06 sở hữu cấu hình mạnh mẽ khi được trang bị Chipset lõi 4, bộ nhớ RAM 2GB và ROM 16GB, hoạt động ổn định trên nền tảng Android 8.1. Pin Lithium-ion dung lượng lớn 5200mAh giúp bạn có thể sử dụng máy trong thời gian dài mà không lo gián đoạn.
4.2. Máy in nhiệt di động iPOS
Là một thiết bị cầm tay nhỏ gọn, máy in nhiệt di động iPOS đang là lựa chọn của rất nhiều cửa hàng kinh doanh. Với máy in nhiệt này, bạn có thể sử dụng đồng thời 3 kết nối: Bluetooth, USB và COM RS232, tương thích với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android hoặc Windows. Thiết kế gọn nhẹ kèm theo dây đai đeo thắt lưng giúp bạn dễ dàng mang máy di chuyển và thực hiện in hóa đơn thanh toán mọi lúc mọi nơi.
4.3. Máy in nhiệt di động APOS P100
Cũng là một dòng máy in nhiệt cầm tay được sử dụng phổ biến hiện nay, APOS P100 sở hữu thiết kế đơn giản và nhỏ gọn, có thể thực hiện in hóa đơn thông qua kết nối bluetooth hoặc wifi. Kiểu dáng nhỏ gọn là vậy nhưng APOS P100 có tốc độ in đạt 50 – 80mm/s, đáp ứng nhu cầu in hóa đơn của các cửa hàng từ nhỏ đến vừa. Máy có độ bền đầu in tới 50km và được trang bị pin 2000mAh với thời gian chờ lên tới 7 ngày. Hiện nay máy được bán nhiều trên thị trường với mức giá trên dưới 2 triệu đồng.
4.4. Máy in nhiệt iPOS iTP5
Là dòng máy in nhiệt phổ thông, iPOS iTP5 hiện đang được sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam. Thao tác đơn giản dễ sử dụng, tốc độ in nhanh 250mm/s và được trang bị tính năng tự động cắt giấy, dễ cài đặt với mọi hệ điều hành,… là những ưu điểm nổi bật khiến nhiều người lựa chọn máy in nhiệt iPOS iTP5. Máy sử dụng giấy in khổ 80mm, đầu in độ bền cao tới 100km. Máy được trang bị 3 cổng kết nối là USB, LAN và COM giúp bạn tùy biến sử dụng một cách linh hoạt. Ngoài ra, bạn cũng không cần cài đặt driver phức tạp mà có thể kết nối để sử dụng trực tiếp.
4.5. Máy in nhiệt iPOS iTP6
4.6. Máy in nhiệt iPOS iTP8
4.7. Máy in nhiệt Epson TM-T81III
4.8. Máy in tem nhãn, mã vạch iPOS iTP 3300
Nếu bạn đang tìm kiếm một máy in nhiệt có chức năng in tem nhãn hay mã vạch thì iPOS iTP 3300 là lựa chọn không nên bỏ qua. Máy sở hữu bộ nhớ Flash 2M Flash và DRAM 2M. Độ phân giải 203DPI giúp bản in sắc nét, không lo mờ nhòe. Máy in tem iPOS iTP 3300 có tốc độ in cực nhanh tới 4 inches hoặc 127mm/s với kích thước tem tiêu chuẩn 25x37mm. Đây là loại máy tự động phát hiện khổ giấy, bạn có thể thay đổi loại giấy in tem bất cứ lúc nào bạn muốn, máy sẽ tự động nhận khổ tem mỗi khi thay giấy.
4.9. Máy in tem nhãn, mã vạch Godex G500
Máy in tem nhãn, mã vạch Godex G500 là loại máy được sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, shop bán hàng,… Máy in này tích hợp cả 2 phương thức in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp, được trang bị cổng kết nối USB cho khả năng truy xuất dữ liệu dễ dàng. Tốc độ in của máy đạt 127mm/s, đáp ứng nhu cầu in ấn nhanh chóng.