Buy Now

Tìm kiếm

Thanh toán không tiếp xúc – Xu hướng dẫn dắt sự phục hồi ngành F&B

  • Chia sẻ cái này:
Thanh toán không tiếp xúc – Xu hướng dẫn dắt sự phục hồi ngành F&B

Tin tức mới

Thanh toán không tiếp xúc – Xu hướng dẫn dắt sự phục hồi ngành F&B

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Những năm gần đây, phương thức thanh toán không tiếp xúc trở nên phổ biến và chiếm tỷ trọng cao ở hầu hết các lĩnh vực, đồng thời cũng là thước đo quan trọng quyết định trải nghiệm khách hàng. Kéo theo đó là xu hướng tăng cường trải nghiệm trên các kênh số, thanh toán không tiếp xúc an toàn và hiện đại trở nên bắt buộc trong hành trình chinh phục trái tim khách hàng. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, hình thức thanh toán không tiếp xúc được khuyến nghị và cũng được dự báo là xu thế tất yếu trong ngành F&B trong tương lai.

1. Công nghệ thanh toán không tiếp xúc là gì?

Thanh toán không tiếp xúc (Contactless Payment) là hình thức thanh toán cho phép khách hàng chỉ cần chạm hoặc vẫy nhẹ thẻ/điện thoại có chức năng không tiếp xúc lên máy POS để thanh toán mua hàng. Thanh toán không tiếp xúc sử dụng công nghệ không dây tầm ngắn hoặc bằng cách sử dụng thiết bị thông minh như smartphone, đồng hồ thông minh  để thực hiện các giao dịch thanh toán trong phạm vi gần.

Ưu điểm chính của hình thức thanh toán không tiếp xúc là tăng tốc các giao dịch bằng cách lược bỏ giai đoạn khách hàng nhập mã PIN; người bán và khách hàng đều tiết kiệm được thời gian khi sử dụng.

Phương thức thanh toán không tiếp xúc trở nên phổ biến và chiếm tỷ trọng cao ở hầu hết các lĩnh vực

Thanh toán không tiếp xúc là công nghệ hiện đại, tiên tiến và ngày càng phổ biến trong các nhà hàng, quán cafe. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19, hình thức thanh toán này được khuyến khích sử dụng, nhằm hạn chế thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh, đem lại sự an toàn và yên tâm cho khách hàng khi giao dịch.

Xem thêm: Thanh toán không tiếp xúc – xu hướng công nghệ đang “lên ngôi” trong ngành F&B

2. Các hình thức thanh toán không tiếp xúc

Chuyển khoản

Chuyển khoản là hình thức thanh toán phổ biến, trở thành thói quen của nhiều người dùng vì sự tiện lợi và thao tác dễ dàng ngay trên ứng dụng ngân hàng. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là dễ xảy ra lỗi, chuyển nhầm số tài khoản, chuyển khoản thất bại,…

Thanh toán qua QR Code

Thanh toán QR Code cũng là một xu hướng được nhiều người sử dụng bởi tính chất tiện lợi, dễ thao tác và đặc biệt khi sử dụng sẽ được hưởng rất nhiều chương trình khuyến mãi từ ngân hàng và các ví điện tử.

Chỉ cần sử dụng smartphone cài đặt ứng dụng mobile banking của các ngân hàng hoặc một số ví điện tử là có thể thanh toán qua QR Code. Chỉ cần mở ứng dụng, quét mã, nhập số tiền thanh toán, mã giảm giá và xác nhận thanh toán là có thể thực hiện thanh toán tại cửa hàng.

Thanh toán không tiếp xúc ngày càng phổ biến trong các nhà hàng, quán cafe

Thanh toán trực tiếp qua cổng thanh toán

Cổng thanh toán trực tuyến là dịch vụ trung gian thanh toán giữa người mua, người bán và ngân hàng/ví điện tử. Nhiều nhà hàng, quán ăn tích hợp cổng thanh toán trên website bán hàng của mình để người mua có thêm lựa chọn thanh toán ngoài tiền mặt. Cổng thanh toán giúp chủ nhà hàng thu tiền trực tiếp từ khách hàng, hạn chế tình trạng hủy đơn, bom hàng hoặc đơn ship không thành công.

3. Ngành F&B đón đầu xu hướng thanh toán không tiếp xúc

Dẫn dắt sự phục hồi ngành F&B

Theo khảo sát của Vietnam Report, 91% doanh nghiệp trong ngành F&B cho biết bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời điểm 2 năm dịch 2020-2021. Đến tận quý 1 năm 2022 thị trường mới thực sự phục hồi trở lại.

Theo số liệu thống kê ngành F&B qua nền tảng thanh toán Payoo tính đến hết quý 1/2022, doanh thu ngành tăng gấp rưỡi so với quý 4/2021. Tổng số lượng giao dịch tăng 24% so với quý trước đó.

Việc ứng dụng công nghệ vào việc thanh toán khi mua hàng đã dần trở nên phổ biến

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách nội địa ước đạt 26,1 triệu lượt người trong 3 tháng đầu năm. Và F&B là một trong những ngành được hưởng lợi nhờ du lịch cũng nhanh chóng nhộn nhịp trở lại. Sự phục hồi của ngành F&B có liên quan mật thiết tới lĩnh vực thanh toán, đặc biệt khi hình thức thanh toán không tiếp xúc đang lên ngôi sau bối cảnh đại dịch.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê, các nguồn thanh toán phổ biến là Thẻ (thẻ nội địa và thẻ quốc tế) chiếm 85%, QR Code qua ví điện tử và ứng dụng ngân hàng chiếm 15%. Trong nguồn thanh toán thẻ, hình thức thanh toán không tiếp xúc có xu hướng tăng cao. Quý 1/2022 thanh toán không tiếp xúc chiếm 38% trên khối lượng và 33,5% theo giá trị giao dịch.

Chỉ nửa đầu tháng 4/2022, thanh toán không tiếp xúc đã chiếm tới gần 44% tổng khối lượng giao dịch và chiếm gần 40% giá trị giao dịch. Trong khi, ở quý 4/2021 con số này chỉ dừng lại là 27% và 28%.

Xem thêm: Cafe công nghệ – Xu hướng “làm mưa làm gió” trong thời đại số

Thói quen thanh toán hiện đại từ người trẻ

Hiện nay, khi đi ăn tại các nhà hàng, quán ăn ta có thể dễ dàng nhận thấy nhiều hình thức thanh toán khác nhau như thanh toán thẻ truyền thống, thanh toán qua ví điện tử MoMo, ShopeePay, quét QR Code của các ứng dụng ngân hàng,… Do những giới hạn của đại dịch, người tiêu dùng buộc phải sử dụng các phương thức thanh toán mới, dần dần trở nên yêu thích và hình thành một “thói quen số”. 

Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ vào việc thanh toán khi mua hàng đã dần trở nên phổ biến. Hiện nay, giới trẻ đã quen thuộc hơn với việc thanh toán qua mã QR, ví điện tử hoặc các loại thẻ thay vì sử dụng tiền mặt. Đó cũng chính là lý do người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn các phương thức thanh toán hiện đại thay vì thanh toán tiền mặt. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, việc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống chuyển đổi sang các giải pháp thanh toán số, thanh toán không tiếp xúc không chỉ là bước “đi trước, đón đầu” nữa mà đã là yêu cầu cấp thiết để đa dạng kênh bán hàng và gia tăng trải nghiệm khách hàng trong tương lai.

Bởi vậy, nếu doanh nghiệp trong ngành F&B không thay đổi sẽ dễ dàng bị thụt lùi so với những đối thủ trực tiếp trên thị trường. Giảm khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc sụt giảm doanh thu và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất