Buy Now

Tìm kiếm

Tại sao nhà hàng cần có website bán hàng online?

  • Chia sẻ cái này:
Tại sao nhà hàng cần có website bán hàng online?

Tin tức mới

Tại sao nhà hàng cần có website bán hàng online?

Tại sao nhà hàng cần có website bán hàng online?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đại dịch COVID-19 hoành hành đã làm thay đổi xu hướng kinh doanh của ngành ăn uống F&B. Nhiều hàng quán đóng cửa hàng loạt, buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh từ offline sang online. Website bán hàng online là một kênh mà các chủ quán nên thử để thu hút khách hàng? Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Website bán hàng online là gì?

Để có thể sở hữu một website bán hàng hiệu quả và tạo ra thật nhiều lợi nhuận cho mình, trước tiên, bạn cần phải hiểu một cách chính xác website bán hàng là gì? 

Website bán hàng là một địa chỉ online, nơi mà người bán có thể giới thiệu và bán sản phẩm của mình và người mua nếu có nhu cầu có thể tự do truy cập vào địa chỉ online đó (website) để tìm đọc thông tin và mua sản phẩm phù hợp với mình. 

Website bán hàng online giúp bạn tăng doanh số bán hàng từ ngay trên web
Website bán hàng online giúp bạn tăng doanh số bán hàng từ ngay trên web

Một website bán hàng có thể kinh doanh nhiều mặt hàng đa dạng, từ nhiều đơn vị phân phối khác nhau và được phân thành các gian hàng. Tất cả các gian hàng, sản phẩm được bán tại đây đều phải chịu sự giám sát và quản lý của đơn vị cung cấp website bán hàng.

Ở một quy mô nhỏ hơn, website bán hàng có thể là một trang mạng phân phối và giới thiệu sản phẩm của một công ty nào đó lập nên và quản lý. 

Hiện nay, bất kỳ cửa hàng nào cũng đều có một website bán hàng cho mình, ta kể đến các website tiêu biểu ngành ăn uống như highlandscoffee.com.vn, kfcvietnam.com.vn, dominos.vn… Đến đây, bạn chắc hẳn đã hiểu rõ hơn website bán hàng là gì rồi phải không?

2. Tại sao cần có website bán hàng online?

2.1. Thực trạng ngành ăn uống hiện nay

Có lẽ nguyên một năm qua, cụm từ “Covid 19” đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý, khi đại dịch này bùng nổ đã kéo theo những thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế. Hầu như tất cả các ngành kinh tế mũi nhọn đang trên đà trượt dốc kéo dài và điển hình khi bị thiệt hại trực tiếp và sớm nhất đó là ngành dịch vụ. Các chuỗi khách sạn đóng cửa, các điểm du lịch không đón khách và các chuỗi nhà hàng ngành F&B cũng đang phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. 

Dịch Covid-19 bùng phát đã gây nên nhiều khó khăn và thử thách đối với mọi doanh nghiệp F&B. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I/2020 cả nước có hơn 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 4100 doanh nghiệp phá sản. 

Vậy khi dịch Covid-19 đang dần đi qua, xu hướng phát triển nào giúp cho ngành F&B hồi phục lại nhanh chóng và bền vững để phát triển? Đó chính là kinh doanh online. 

2.2. Các app giao đồ ăn “bành trướng” thị trường 

Một trong những kênh kinh doanh online phổ biến nhất hiện này đó là hợp tác với các đối tác giao hàng ăn uống như GrabFood, ShopeeFood, Baemin hay GoFood. Các app giao hàng này đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2017, tuy nhiên nhiều chủ quán lại chưa thấy được vai trò và sự cần thiết của nó cho đến khi dịch COVID-19 hoành hành. Nhiều hàng quán bị đóng cửa, buộc phải chuyển đổi hình thức kinh doanh từ “ăn tại quán” thành “bán mang về”. 

Các app giao hàng là công cụ giúp bán hàng online hữu hiệu hiện nay

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng ngày càng thay đổi, họ có xu hướng ăn tại gia hơn là ra ngoài thích những thứ “nhanh” và “tiện”, lượt truy cập và tải các app giao hàng ngày càng nhiều hơn. Hiểu được vai trò của mình, các app giao hàng bắt đầu “bành trướng” thị trường, tiếp cận được nhiều merchant hơn và thu về hàng triệu đơn hàng. 

Ưu điểm của các app giao hàng đó là giúp các chủ quán tiết kiệm thời gian và công sức marketing, vì chính các app đó đã có lượng khách hàng hùng hậu. Việc của quán chỉ là nhận đơn hàng và chế biến món ăn. Nhưng có thật sự là dễ như vậy không? Đầu tiên các app giao hàng có chiết khấu khá cao từ 10-25% trên mỗi đơn hàng, yêu cầu quán phải tính lại chi phí trên mỗi món ăn sao cho giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, để nhà hàng được xuất hiện nhiều hơn, thì bạn cần phải đạt đủ các tiêu chí của app để có thể nhận huy hiệu “Quán ưa thích”. Chưa kể ngoài việc phải chịu chiết khấu cao thì quán còn phải chạy theo các chương trình khuyến mãi mà app đưa ra, phải chia sẻ khách hàng với đối thủ. Ngoài ra, quán của bạn sẽ không thể quản lý dữ liệu khách hàng…

Vậy giải pháp nào để các chủ quán không bị trở thành “nô lệ” cho các app giao hàng?

2.3. Giải pháp mới giúp tiết kiệm chi phí

Giải pháp để không bị phụ thuộc vào các app giao hàng đó là quán của bạn phải tự xây dựng một website bán hàng online riêng. Chắc chắn có nhiều bạn sẽ thắc mắc sao không phải là xây dựng một app giao hàng riêng như The Coffee House, KFC,…? Tuy nhiên để có thể vận hành được một app giao hàng, quán của bạn cần có một đội ngũ am hiểu về công nghệ phần mềm để có thể quản lý và xây dựng một app giao hàng ổn định. 

Đối với website bán hàng thì bạn sẽ đỡ tốn chi phí và công sức hơn. Nếu như bạn đang kinh doanh một nhà hàng lớn và có nguồn vốn ổn định thì có thể mua tên miền và thuê một đội ngũ để thiết kế website với phong cách riêng của quán với phần giới thiệu, sản phẩm, đặt bàn, menu, giao hàng,…

Xem thêm: 9 mẹo thiết kế website đẹp cho nhà hàng giúp tăng doanh thu

Không phải bên nào cũng đủ tiềm lực và nguồn vốn để đầu tư xây dựng một website chuyên nghiệp như vậy, bạn có thể lựa chọn cách nhanh gọn hơn đó là tạo một website bán hàng online từ các công ty cung cấp. Website này sẽ chỉ có chức năng là đặt món online, quán của bạn có thể đính kèm link web ở bất cứ đâu để thu về đơn hàng.

3. Cách xây dựng website bán hàng online hiệu quả

3.1. Lựa chọn đối tác xây dựng website

Hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp giải pháp website bán hàng online dành cho ngành F&B (hay còn gọi là WebOrder) như Sapo, CukCuk hay iPOS.vn… Vậy đâu là bên cung cấp một website bán hàng ổn định, đáp ứng được yêu cầu của bạn? Dưới đây là một vài tiêu chí giúp bạn lựa chọn nhà cung cấp hiệu quả:

  • Website ổn định, dễ dàng thống kê đơn hàng
  • Đối tác vận chuyển, thanh toán uy tín
  • Chi phí sử dụng là bao nhiêu? Phần lớn giải pháp WebOrder đến từ các công ty công nghệ cung cấp giải pháp quản lý bán hàng cho ngành F&B nên website bán hàng online sẽ được tích hợp trên phần mềm quản lý bán hàng của quán. Tùy từng bên sẽ tính chi phí mua riêng hoặc là add-on khi mua phần mềm có sẵn, không dùng phần mềm của họ thì sẽ không dùng được website. 

Đối với iPOS WebOrder thì với chi phí 0 đồng là các chủ quán có thể có một website bán hàng online được tích hợp với đối tác vận chuyển uy tín Ahamove, GrabExpress và thanh toán nhanh chóng qua MoMo. Đặc biệt, quán của bạn không cần phải sử dụng phần mềm của iPOS.vn mà vẫn có thể dễ dàng nhận món và quản lý một cách dễ dàng thông qua app được cài trên điện thoại.

Website bán hàng online iPOS Weborder hoàn toàn miễn phí

3.2. Lập chiến lược marketing kênh mới hiệu quả

Sau khi đã có website bán hàng online không phải cứ để đó là sẽ có đơn hàng đổ về, hãy tận dụng mọi kênh truyền thông để gắn link web lên đó thu hút khách hàng click và đặt món. Nếu như cửa hàng bạn đã có một fanpage hùng mạnh thì hãy gắn link WebOrder trên các bài đăng trên Facebook, Instagram, thậm chí cả TikTok nếu có. 

Tiếp theo để khách hàng biết tới kênh bán hàng mới này của quán, chắc chắn không thể thiếu việc chạy quảng cáo. Hãy cân đối chi phí đầu tư cho marketing và đưa bài viết tiếp cận đến tập khách hàng phù hợp. Với cách marketing như này, chắc chắn cửa hàng bạn sẽ kiếm được rất nhiều đơn hàng. 

3.3. Xây dựng đội ngũ giao hàng 

  • Giao hàng thông qua các đơn vị vận chuyển

Ưu điểm:

Khi sử dụng dịch vụ giao hàng của bên thứ 3 sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành đội ngũ giao hàng. Nhân viên chỉ tập trung nâng cao chất lượng món ăn, chế biến, chuẩn bị đồ ăn, vì toàn bộ các công đoạn giao nhận đồ ăn từ tìm địa chỉ, liên hệ khách hàng, giao đồ ăn, thu tiền,…. đã có nhân viên của các đơn vị dịch vụ thực hiện. 

Khi nhà hàng đông khách, bận rộn làm đơn, nhân viên cũng không cần bỏ dở công việc để đi ship hàng cho khách. Quy trình bán hàng cũng trở nên tinh gọn hơn rất nhiều khi cắt giảm được khối lượng công việc cũng như thời gian cho phần giao hàng. Thêm nữa, các chủ quán cũng không cần phải lo lắng về các vấn đề như tuyển dụng đội ngũ shipper, mua sắm đồ dùng phục vụ giao hàng hay các chính sách bảo hiểm đi kèm.

Nhược điểm: 

Khi thuê ngoài dịch vụ giao hàng là bạn đang giao một phần trong quy trình vận hành cho một “người ngoài”. Vấn đề là khi đồ ăn rời khỏi nhà hàng, bạn hoàn toàn không thể kiểm soát được chất lượng của chúng cho đến khi giao đến tay khách hàng. Về bản chất, các shipper không thuộc sự quản lý của bạn. Thế nhưng khi có vấn đề xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thì khách hàng không thể phân biệt được trách nhiệm thuộc về bên nào, về cơ bản họ sẽ quy chụp mọi lỗi lầm thuộc về bạn. 

Khi thuê ship ngoài sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm được giao

Chẳng hạn như, khi khách hàng đặt trà sữa và nhận được cốc bị bung nắp, đồ bị trào, đổ ra ngoài túi. Điều này có thể do shipper không cẩn thận trong quá trình vận chuyển, làm cốc bị xô đẩy và đổ ra túi, gây ảnh hưởng không tốt tới trải nghiệm khách hàng. Lỗi từ phía shipper nhưng khách hàng sẽ để lại ấn tượng xấu và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu của bạn.

  • Quán tự xây dựng đội ngũ giao hàng riêng

Ưu điểm:

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, xây dựng đội ngũ giao hàng riêng sẽ tiết kiệm được một nửa chi phí so với thuê ngoài các đơn vị chuyên nghiệp. Việc sở hữu một đội ngũ và tự quản lý sẽ tối ưu được chi phí vận hành và các chi phí phát sinh khi hợp tác với các đối tác giao hàng.

Khi sở hữu đội ngũ giao hàng riêng, các chủ nhà hàng có thể kiểm soát mọi vấn đề xung quanh thương hiệu của mình, từ chất lượng đồ ăn, đồ uống cho tới đóng gói, vận chuyển,… Nhiều khách hàng thân thiết có xu hướng thích điều này hơn.

Đội ngũ giao hàng nằm dưới quyền điều hành của bạn, bạn có thể chủ động trong mọi vấn đề. Khi có bất cứ trục trặc gì xảy ra, người quản lý có thể trực tiếp điều chỉnh, giải quyết các vấn đề mà không cần thông qua một đơn vị trung gian nào khác. Nhờ vậy, chủ nhà hàng có sự chủ động trong cả vận hành và nguồn thu.

Nhược điểm:

Nhà hàng sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong toàn bộ quá trình, trách nhiệm này bao gồm các vấn đề về chi phí, phản hồi tiêu cực, kể cả phân bổ nguồn lực nhân sự cho việc vận hành shipper.

Xây dựng dịch vụ giao hàng cần đầu tư đội ngũ shipper và phương tiện di chuyển. Vấn đề về chi phí và bài toán làm thế nào để quản lý, phân bổ nhân viên giao hàng cho phù hợp là điều khiến không ít chủ nhà hàng đau đầu.

Không chỉ vậy, việc tự xây dựng đội ngũ giao hàng còn mất một khoản chi phí đầu tư ban đầu cao. Bên cạnh việc trả lương cho nhân viên, bạn còn cần đầu tư phương tiện di chuyển, đồng phục, các dụng cụ cần thiết trong việc bảo quản đồ ăn khi giao, các chính sách bảo hiểm,…

Tạm kết: Với những thông tin trên, hy vọng nhà hàng bạn có thể xây dựng website bán hàng online riêng cho cửa hàng mình. Dịch COVID không biết sẽ còn kéo dài đến bao giờ, các chủ quán cần phải có những phương án để sẵn sàng đương đầu, ứng phó. Chúc các bạn kinh doanh hồng phát!!!

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để vận hành kinh doanh tốt hơn nhé!

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Phần mềm kế toán iPOS Accounting

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất