Nhiều bạn cho rằng cứ tìm được công thức viết quảng cáo thu hút, áp dụng vào mô hình kinh doanh là tăng doanh số bán hàng. Điều này hoàn toàn sai lầm! Trong thời buổi công nghệ số phát triển, khách hàng cũng kỹ tính hơn trong việc lựa chọn nhà hàng, quán ăn và bạn cũng cần thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng. Nếu bạn đang kinh doanh trong ngành F&B, hãy dành 5 phút đọc hết bài viết dưới đây cùng iPOS.vn để có cái nhìn đúng về cách truyền thông và quảng cáo cho quán của mình.
Bạn thấy một mẫu quảng cáo hiệu quả, bạn áp dụng nội dung, hình thức đó chạy quảng cáo cho quán của mình và cho rằng cũng sẽ đạt hiệu quả tương tự. Nhưng cho dù tối ưu về nội dung, đầu tư về mặt hình ảnh, thậm chí tung ra các chương trình khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn thì kết quả vẫn không như mong đợi.
Tại sao lại như vậy? Thực chất, không có công thức đúng cho quảng cáo, đặc biệt là trong ngành F&B.
Nội dung [hiển thị]
1. Chưa xác định đúng mục tiêu
Ví dụ như khi bạn chạy quảng cáo cho nhà hàng A, ngân sách khoảng 500.000 đồng/ngày. Doanh thu đều đều mỗi tháng từ 40-50 triệu/ngày. Rồi một người bạn cũng đang kinh doanh nhà hàng nhờ chạy quảng cáo giúp cho nhà hàng B vì cho rằng sẽ có hiệu quả.
Cuối cùng, kết quả trả về không khả quan hơn khi không chạy quảng cáo là bao. Tại sao lại vậy? Rõ ràng mình đã chạy quảng cáo y chang như với nhà hàng A, tối ưu đủ cách mà vẫn không khả quan?
Điều này dễ hiểu thôi, khách hàng tương tác với quảng cáo của nhà hàng A bởi vì họ đã tiếp cận rất nhiều lần với các quảng cáo của nhà hàng A. Việc tương tác cao và hiệu quả với một mẫu quảng cáo bởi họ (nhóm đối tượng mục tiêu) đã tương tác với thương hiệu đó nhiều lần trước rồi. Cuối cùng họ mới đưa ra quyết định đặt bàn và tới trải nghiệm nhà hàng.
Vì thế, nếu bạn sử dụng nội dung tương tự và đặt kỳ vọng rằng những người đầu tiên thấy quảng cáo sẽ đưa ra quyết định đến quán thử ngay thì đây là điều không tưởng. Trừ khi bạn độc nhất và cực kỳ xuất sắc.
2. Vậy giải pháp tối ưu là gì?
Câu hỏi là làm thế nào để quảng cáo hiệu quả? Phương án tốt nhất là: Tối đa hóa điểm chạm (Touch Point) trong quá trình trải nghiệm của khách hàng. Tức là khách hàng có thể tiếp cận được với quán của bạn ở nhiều kênh khác nhau như website, mạng xã hội, affiliate/partner,…
Điểm chạm khách hàng thể hiện rõ được diễn biến cảm xúc, các quyết định của khách hàng, điều này sẽ giúp tăng trải nghiệm của họ tới thương hiệu. Cụ thể hơn là làm sao để tiếp xúc với họ càng nhiều lần càng tốt, làm cho đến khi họ đưa ra quyết định cuối cùng là tìm đến quán của bạn.
Đó có thể là khách hàng mới quyết định tới ăn thử tại nhà hàng, hoặc quay trở lại nếu là khách hàng cũ đã đến quán trước đây. Mấu chốt vấn đề là cần phải tối đa hóa điểm chạm trước khi chạy quảng cáo mời họ đến quán.
Trước hết, hãy đặt mục tiêu thật rõ ràng, đối tượng khách hàng của bạn là ai, họ có nhu cầu như thế nào, điều gì thu hút họ đến nhà hàng của bạn, các khía cạnh cần chuẩn bị là gì,… Sau đó, hãy liệt kê tất cả những điểm chạm có thể tác động đến khách hàng. Điều này sẽ giúp tăng điểm chạm khách hàng, giúp họ có trải nghiệm nhanh nhất, dễ dàng nhất để đi đến mục đích cuối cùng là mua hàng. Cuối cùng, hãy thực hiện những thay đổi cần thiết để tối ưu hành trình trải nghiệm khách hàng.
Chẳng hạn, nếu một website của một nhà hàng cao cấp nhưng tốc độ tải trang rất chậm, giao diện rối mắt, có quá nhiều thông tin,…. sẽ khiến khách hàng nhấn vào nút “quay lại” với tốc độ nhanh nhất có thể. Nghĩa là, hành trình khách hàng sẽ kết thúc ngay tại điểm chạm đầu tiên là website của nhà hàng. Vì vậy, tại các điểm chạm nên thân thiện, dễ sử dụng, dễ nhìn và thực sự chạm tới người dùng.
Để chạm tới khách hàng, thương hiệu không chỉ cần lắng nghe nhu cầu của họ mà còn cần tìm đúng thời điểm để truyền tải.
Đọc thêm: 6 kênh marketing “0 đồng” hiệu quả cho nhà hàng, quán cafe
3. Tối đa hóa điểm chạm thế nào?
Thường các điểm chạm khách hàng sẽ được phân chia thành 3 giai đoạn:
Trước khi mua
Đây là giai đoạn đầu tiên khách hàng nhận thức được nhu cầu của mình và bắt đầu tìm kiếm thương hiệu phù hợp. Trong giai đoạn này, các điểm chạm được hình thành thông qua các kênh như quảng cáo, review trên mạng xã hội, được người tiêu dùng khác giới thiệu,…
Các điểm chạm được hình thành trong giai đoạn này thể hiện cách khách hàng đến với thương hiệu. Không chỉ vậy, điểm chạm quan trọng nhất trong giai đoạn này là những trải nghiệm cảm xúc trong quá trình tìm hiểu chất lượng sản phẩm, tên tuổi thương hiệu, cũng như đánh giá của người tiêu dùng khác.
Trải nghiệm khách hàng trong giai đoạn trước khi mua sẽ quyết định xem họ sẽ là khách hàng một lần hay khách hàng trung thành. Đây là cơ hội để doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng các thông điệp đẹp, ấn tượng và hấp dẫn cho nhu cầu của họ. Do vậy, giai đoạn trước khi mua là thời điểm quan trọng nhất trong cả 3 giai đoạn.
Trong khi mua
Đây là giai đoạn khách hàng tương trực tiếp với thương hiệu sau khi đã nắm được thông tin về thương hiệu. Các điểm chạm có thể là tổng đài mua hàng online, nhân viên phục vụ, nhân viên order, thu ngân,…
Trong giai đoạn này, khách hàng đã trở nên tương đối “mềm” trước khi đưa ra quyết định mua cuối cùng. Tất cả những gì họ mong đợi đó là chương trình khuyến mãi, tặng kèm, dịch vụ giao hàng miễn phí,… Đó đều là những điểm chạm sẽ xảy ra trong giai đoạn này.
Không chỉ vậy, cảm xúc của khách hàng sau khi lắng nghe những sự tư vấn, giới thiệu về món ăn, đồ uống cũng chính là các điểm chạm quan trọng.
Đọc thêm: Kinh doanh dịch vụ ăn uống và nỗi ám ảnh mang tên “review”
Sau khi mua
Sau khi khách hàng trải nghiệm dịch vụ, hậu mua hàng là giai đoạn quan trọng không kém để tên tuổi cũng như sự thỏa mãn của khách hàng với thương hiệu được đảm bảo. Các điểm chạm trong giai đoạn này có thể là bảng điều tra, phiếu câu hỏi khảo sát chất lượng đồ ăn, dịch vụ; tin nhắn tặng voucher, thông báo chương trình khuyến mãi cho lần ăn kế tiếp; tin nhắn chúc mừng sinh nhật….
Đây là thời điểm then chốt để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, cũng như hạn chế tối đa mọi vấn đề có thể phát sinh. Bằng các hành động như hỏi thăm trải nghiệm khách hàng, thông báo chương trình khuyến mãi,… khách hàng sẽ cảm thấy họ đang được “quan tâm” và sự hài lòng của họ sẽ được đảm bảo.
Lấy một ví dụ đơn giản, bạn có thể thuê một vài Food Reviewer quay TikTok review về trải nghiệm ăn uống tại nhà hàng của mình. Khi khách hàng xem được nhiều video như vậy tỷ lệ lớn là họ sẽ quan tâm và đến nhà hàng, vì họ đã biết bạn qua những nội dung viral trước đây rồi.
Mỗi mô hình kinh doanh khác nhau sẽ có cách làm và phương thức tiếp cận khác nhau. Mô hình nhà hàng cao cấp sẽ khác với nhà hàng bình dân; nhà hàng sẽ khác với quán cafe, bán hàng online sẽ khác bán hàng offline,… Điểm chạm cũng theo đó mà khác nhau và không có công thức đúng cho tất cả các trường hợp.
Tuy nhiên, nếu nhận thức đúng được về việc cần tối đa hóa các điểm chạm, kết quả quảng cáo của bạn sẽ cải thiện một cách đáng kinh ngạc.
Quảng cáo sẽ là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho nhà hàng, quán cafe nếu như bạn biết cách sử dụng và sử dụng nó một cách chính xác. Với những chia sẻ trên, iPOS.vn hy vọng bạn sẽ tìm được ra các giải pháp tối ưu quảng cáo và chiếm trọn niềm tin khách hàng.
Tham khảo ngay các phần mềm sau để vận hành cửa hàng tốt hơn nhé!