Buy Now

Tìm kiếm

Những lý do khiến nhà hàng mất cân bằng việc phục vụ tại chỗ và bán mang đi

  • Chia sẻ cái này:
Những lý do khiến nhà hàng mất cân bằng việc phục vụ tại chỗ và bán mang đi

Tin tức mới

Những lý do khiến nhà hàng mất cân bằng việc phục vụ tại chỗ và bán mang đi

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Quy trình vận hành của nhà hàng gặp khó khăn do phải hoạt động hết công suất để đảm bảo việc phục vụ khách trực tiếp tại quán, đồng thời khách từ nguồn bán mang về. Chủ nhà hàng đau đầu tìm cách khắc phục mà không hiệu quả. Vậy lý do nào ảnh hưởng trực tiếp đến việc mất cân bằng khi triển khai 2 hình thức phục vụ này, hãy cùng iPOS.vn tham khảo những lý do sau để tìm được giải pháp tốt nhất cho nhà hàng của bạn. 

1. Nhân sự chưa phân bổ đồng đều

Giải quyết vấn đề nhân sự để nhà hàng vận hành và duy trì xuyên suốt hoạt động của cửa hàng trong kinh doanh F&B rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp để trải nghiệm của khách hàng và uy tín của thương hiệu. 
Thực tế, nhà hàng đang phải đối mặt với 1 trong những trở ngại dưới đây trong việc phân bổ nhân sự để giải quyết bài toán đó.

1.1. Thiếu nhân sự

Thiếu nhân sự là vấn đề thường gặp ở nhiều nhà hàng, do chủ kinh doanh tính toán chưa phù hợp, chỉ tính cắt giảm nhân sự để tối ưu chi phí chi trả cho nhân viên trong khi khâu phục vụ lại bị quá tải. 

Do số lượng nhân viên không đáp ứng được lượng khách hàng tại chỗ, nên khi phát sinh thêm khách mua mang về, nhà hàng dễ bị gián đoạn trong quá trình phục vụ. 

Nhân sự luôn là yếu tố then chốt trong vận hành kinh doanh nhà hàng

Việc thiếu nhân viên khiến cho công việc vận hành khó khăn hơn, không đảm bảo được hoạt động phục vụ diễn ra liên tục từ 2 nguồn bán. Do 1 nhân viên phải gánh trọng trách và áp lực lớn, cần xử lý nhiều công việc một lúc, gây tình trạng sai sót, chất lượng phục vụ suy giảm. 

Do đó, chủ kinh doanh cần nghiên cứu tiềm năng của nhà hàng mình để có những sự điều chỉnh nhân sự thích hợp.

1.2. Phân chia ca kíp 

Trên thực tế, do nhu cầu ăn uống của khách hàng nên mỗi khung giờ sẽ có số lượng khách khác nhau. Buổi trưa từ (10h30-12h30) và buổi tối từ (18h30-20h30) là 2 khung giờ cao điểm mà khách có nhu cầu dùng bữa cao. 

Vậy nên việc phân chia ca cho nhân viên cần sắp xếp theo tình hình thực tế tránh rơi vào tình cảnh ca đông nhân viên nhưng vắng khách, và ngược lại.

Tùy vào từng nhà hàng sẽ có cách quản lý nhân sự phù hợp, và tìm kiếm nhân viên đúng với mong muốn của nhà hàng có thể làm full-time hoặc part-time. Nhà hàng nên linh động để không gặp phải tình trạng 1 ca quá dài khiến cho nhân viên bị mệt mỏi, uể oải không đáp ứng được yêu cầu công việc. Chính điều đó cũng gây nên những ấn tượng không tốt cho khách hàng. 

Nên thay phiên xen kẽ giữa các ca để giúp nhân viên luôn trong trạng thái nhiều năng lượng nhất, để việc hỗ trợ đồng nghiệp cùng ca diễn ra thuận lợi hơn.

1.3. Phân chia nhân viên ở mỗi khu vực chưa phù hợp

Để đảm bảo quy trình vận hành giữa việc phục vụ khách tại nhà hàng và bán mang đi, chủ kinh doanh cần phân chia rõ ràng nhiệm vụ của từng nhân viên vào những khung giờ quán đông khách. 

Việc phân chia nhân viên theo từng khu vực sẽ giảm áp lực công việc, nhân viên không bị quá tải. Công việc được diễn ra suôn sẻ không bị chồng chéo lên nhau. 

Trường hợp đơn mua mang về không nhiều, quản lý nhà hàng cần điều phối nhân viên ở khu vực take-away chuyển sang ưu tiên hỗ trợ phục vụ khách tại quán.

Thực hiện các buổi đào tạo nhân viên để chia sẻ kinh nghiệm, hiểu rõ khó khăn của nhân sự

Nhà hàng cần có những buổi đào tạo nhân viên, để nhân viên hiểu rõ công việc của mình, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm phục vụ khách hàng.

2. Phân chia khu vực trong quán chưa khoa học

Không phân chia khu vực riêng sẽ khó tối ưu được vận hành nhà hàng. Cần có phương án để mỗi loại hình phục vụ nhà hàng đều đáp ứng tối đa khả năng. 

Ví dụ với khách hàng mua mang đi hoặc đặt giao hàng qua các ứng dụng đặt đồ ăn, điều mà họ quan tâm là vấn đề thời gian. Nhưng trong 1 khu vực không thể cùng lúc xử lý được cả việc kiểm tra đơn hàng, số lượng món ăn cần chuẩn bị, đóng gói mà đồng thời vẫn thao tác bày biện món ăn cho khách tại quán. Như vậy sẽ rất mất thời gian và dễ nhầm lẫn khi chuẩn bị cho khách đến từ 2 nguồn bán. 

Việc phân chia khu vực sẽ giúp quy trình được xử lý trơn tru hơn. Nhân viên của từng khu vực sẽ dễ nắm bắt công việc của mình cần hoàn thành, không gây nên việc thực hiện trùng nhau hoặc sót đơn giữa 2 nguồn bán. 

Mỗi khu vực – nguồn bán khác nhau sẽ có không gian riêng để sắp xếp những đồ dùng cần thiết, phục vụ cho việc chuẩn bị nhanh chóng tiện lợi hơn. Tối ưu được thời gian tìm kiếm đồ dùng như hộp đựng, gia vị đóng gói, đũa thìa,… cho khách nguồn bán mang đi và dùng bữa tại quán. 

Trong điều kiện nhà hàng cho phép, có thể phân chia thêm khu vực riêng cho các tài xế giao hàng để tránh việc ảnh hưởng tới khách đang dùng bữa tại quán. Bên cạnh đó, các tài xế cũng có khu vực chờ để nghỉ chân trong quá trình đợi đồ ăn, tạo cảm giác thoải mái và ấn tượng tốt cho tài xế. 

3. Khung thời gian ưu đãi sắp xếp chưa hợp lý

Một vấn đề mà nhiều nhà hàng gặp phải là sử dụng ưu đãi “ồ ạt” thời gian trong ngày cả kể khung giờ quán đông. Việc không điều chỉnh ưu đãi thích hợp gây nên mất cân bằng cho quán. 

Các chủ quán nên biết được thời gian nào trong ngày cần sử dụng tới các khuyến mãi để kích cầu cho quán, có kế hoạch sử dụng ưu đãi nhằm phân bổ lượng khách cho từng hình thức để đảm bảo quá trình vận hành tại quán.

Khi đã hiểu được đâu là thời điểm bận rộn của quán sẽ có những tùy chỉnh phù hợp để công suất phục vụ được tối đa với mỗi nguồn bán. 

Sử dụng ưu đãi giúp cân bằng hoạt động kinh doanh trong nhà hàng

Để tạo được sự cân bằng, với những thời gian quán vắng nhu cầu ăn uống của khách hàng chưa cao, nhà hàng có thể “tung” ra ưu đãi khi mua mang về vào các khung giờ buổi sáng hoặc đầu buổi chiều để giúp duy trì lượng khách cả kể những thời gian trống. 

Hoặc trong thời gian quán đông, nhà hàng có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi như giảm giá món hoặc có tặng kèm thêm món cho khách hàng mua mang về, sẽ giảm tải 1 phần khách ghé đến quán. 

Điều này giúp duy trì doanh thu cho quán từ 2 nguồn bán, vừa tránh tình trạng lượng khách tới quán quá tải, nhờ đó nhà hàng vẫn phục vụ tốt cho khách mà không khiến chất lượng bị giảm sút.

4. Hệ thống quản lý bán hàng chưa tối ưu 

Sai lầm của nhiều nhà hàng là chưa áp dụng các phần mềm hệ thống quản lý bán hàng mà vẫn sử dụng các thao tác truyền thống, điều này gây nên việc mất thời gian xử lý các đơn hàng từ 2 nguồn bán, không quản lý được khách hàng tại quán, không theo dõi được tiến độ công việc,…

Áp dụng giải pháp số để giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh doanh nhà hàng

Việc sử dụng các giải pháp công nghệ thay thế con người sẽ giải quyết được những vấn đề trên, tối ưu hóa toàn bộ khía cạnh trong hoạt động bán hàng. 

Vì vậy, nhà hàng nên lựa chọn những phần mềm phù hợp với mô hình nhà hàng của mình để đưa vào hoạt động kinh doanh, thay thế các kiểu làm truyền thống. Để phần mềm giống như “trợ thủ đắc lực” giúp quá trình vận hành nhà hàng được “mượt mà” hơn. 

Xem thêm: Phần mềm quản lý nhà hàng – Giải pháp cho bài toán kinh doanh chuỗi

Lời kết

Việc cân bằng phục vụ tại chỗ và bán mang đi luôn là thách thức đối với chủ nhà hàng. Từ những lý do bài viết trên đây, hy vọng nhà hàng của bạn sẽ tìm được nguyên nhân gây nên việc mất cân bằng tại mô hình của bạn để thay đổi kịp thời, có hướng đi đúng đắn để những lý do trên không còn là vấn đề đối với nhà hàng của bạn!

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để vận hành nhà hàng trơn tru hơn nhé!

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất