Đại dịch COVID-19 đã là “điểm nổ” cho nhiều xu hướng mới trong ngành kinh doanh ẩm thực, đặc biệt nhất trong số đó chắc chắn phải kể đến trải nghiệm dùng bữa không tiếp xúc: Nếu như trước đây, thực khách rất chú trọng đến việc được phục vụ tận răng từ A đến Z, thì hiện nay, do sợ lây nhiễm virus, họ lại muốn hạn chế tối đa tương tác trong nhà hàng.
Vậy cụ thể, mô hình dùng bữa không tiếp xúc là gì? Và làm thế nào để xây dựng một mô hình như vậy trong nhà hàng? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của iPOS.vn.
Nội dung [hiển thị]
1. Dùng bữa không tiếp xúc là gì? Đâu là cơ chế hoạt động của mô hình này?
Đúng như theo tên gọi, khách hàng khi trải nghiệm mô hình dùng bữa không tiếp xúc sẽ hạn chế tối đa việc tương tác với nhân viên cũng như các thiết bị, vật dụng công cộng – từ xem menu, order hay thậm chí là thanh toán đều có thể tự thân vận hành!
Thực tế, mô hình dùng bữa kiểu này đã rất xuất hiện nhỏ lẻ ở một vài quốc gia phát triển như Mỹ hay Trung Quốc. Chỉ cho đến 2 năm gần đây, khi đại dịch bùng nổ thì mô hình này mới thật sự trở nên phổ biến, được nhiều nhà hàng ở khắp nơi trên thế giới tìm tòi áp dụng.
Về cơ bản, cơ chế hoạt động của mô hình dùng bữa không tiếp xúc sẽ bao gồm các bước sau:
- Thực khách quét mã QR của nhà hàng bằng điện thoại cá nhân, ngay lập tức, mã QR sẽ được nhận sẽ chuyển hướng sang menu điện tử của nhà hàng.
- Sau khi tham khảo các món ăn, thực khách sẽ tiến hành đặt order trên chính giao diện của menu điện tử.
- Đơn order sẽ được chuyển tới thông tin của hệ thống POS, rồi được chuyển tiếp xuống bếp để tiến hành chế biến.
- Món ăn ra bàn, thực khách dùng bữa xong có thể thanh toán trực tiếp trên điện thoại bằng các hình thức như chuyển khoản hay sử dụng ví điện tử.
Tất nhiên, ở mỗi quốc gia, khu vực hay thậm chí là nhà hàng, tùy thuộc vào trình độ ứng dụng công nghệ, mô hình dùng bữa không tiếp xúc có thể khác nhiều đi đôi chút. Tuy nhiên, nhìn chung, cơ chế hoạt động của mô hình này vẫn sẽ được vận hành giả định trên.
2. Lợi ích của mô hình dùng bữa không tiếp xúc với nhà hàng
Để đem tới trải nghiệm dùng bữa không tiếp xúc cho thực khách, nhà hàng buộc phải đầu tư tiền bạc và công sức để ứng dụng các thiết bị công nghệ mới. Mặc dù điều này có thể gây ra những tốn kém nhất định, nhưng lợi ích mà chúng mang lại có thể vượt xa những gì mà bạn bỏ ra.
2.1. Hạn chế tối đa tương tác, đảm bảo an toàn vệ sinh – ngăn ngừa lây lan dịch bệnh
Trước tình hình diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật quốc gia đã đưa những quy định bắt buộc áp dụng cho ngành F&B. Theo đó, kể cả khi hàng quán được mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh cũng cần thực hiện nghiêm công tác vệ sinh khử khuẩn và giãn cách xã hội tối thiểu 2m giữa người với người trong và ngoài khu vực sử dụng dịch vụ.
Trước những quy định này, mô hình dùng bữa không tiếp xúc sẽ là cứu tinh giúp bạn đảm bảo khách hàng, nhân viên và chính bản thân mình an toàn hơn trong bối cảnh dịch bệnh. Ngoài ra, dùng bữa không tiếp xúc còn góp phần hỗ trợ khống chế sự “oanh tạc” của COVID-19, đảm bảo môi trường bình thường mới để kinh doanh thuận lợi thay vì liên tục phải đóng cửa “bế quan tỏa cảng”.
2.2. Cải thiện độ chính xác trong khâu vận hành order
Bên cạnh yếu tố an toàn, dùng bữa không tiếp xúc còn mang lại một lợi ích bất ngờ khác cho nhà hàng – đó là cải thiện thời gian và độ chính xác trong khâu order đồ.
Môi trường nhà hàng thường rất náo nhiệt, nhiều khi có thể nói là hỗn loạn, khiến cho nhân viên hoàn toàn có thể mắc lỗi nghe nhầm, bỏ sót khi lắng nghe thực khách đặt order. Chưa kể đến việc, giờ đây mọi người đều phải đeo khẩu trang khi giao tiếp, dẫn đến tiếng bị méo, khẩu hình miệng không rõ ràng, nên xác suất xảy ra nhầm lẫn còn cao hơn thực tế rất nhiều lần.
Với mô hình dùng bữa không tiếp xúc, yếu điểm này sẽ nhanh chóng biến mất khi thực khách chính là những người lựa chọn và đặt đơn order. Cải thiện độ chính xác của đơn hàng đồng nghĩa với việc nhà bếp sẽ không mất công chuẩn bị những món ăn “ngoài lề”, cải thiện tốc độ ra đơn và làm thực khách hài lòng hơn.
2.3. Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên
Trải nghiệm ăn uống truyền thống đòi hỏi nhân viên phải liên tục di chuyển từ bàn này sang bàn khác để nhận đơn đặt hàng, phục vụ món, kiểm tra tình trạng dùng bữa và tiếp nhận thanh toán của thực khách. Điều này khiến nhân viên rất dễ bị kiệt sức, dẫn tới suy giảm năng suất, gây ra nhiều sai sót hơn trong quá trình làm việc.
Mô hình dùng bữa không tiếp xúc giúp giải quyết vấn đề này bằng việc cắt giảm số lượng nhiệm vụ của nhân viên trong nhà hàng. Không phải nhận đơn và tiến hành thanh toán, nhân viên sẽ có nhiều thời gian hơn để chu toàn những công việc khác trong khâu vận hành. Thậm chí, trong một vài trường hợp, mô hình dùng bữa không tiếp xúc còn nâng cao năng suất làm việc tới mức, nhà hàng hoàn toàn có thể giảm số lượng nhân công mà vẫn hoạt động trơn tru.
2.4. Đẩy nhanh tốc độ lấp bàn
Do tác động của dịch bệnh, các nhà hàng nếu muốn tiếp tục kinh doanh đều bắt buộc hoạt động với số lượng bàn ít đi – đồng nghĩa với việc doanh thu sẽ bị thuyên giảm. Để phần nào giải quyết vấn đề này, nhà hàng buộc phải tiến hành phương án đẩy nhanh tốc độ dùng bữa trên mỗi bàn.
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ thúc giục dùng bữa nhanh hơn – thay vào đó, mục tiêu là loại bỏ khoảng “thời gian chết” trong trải nghiệm dùng bữa truyền thống như thời gian lấy menu đưa cho khách, đợi khách gọi món,… Dùng bữa không tiếp xúc – khi đặt quyền “tự thân vận động” về phía khách hàng, sẽ giúp cắt giảm tối đa những khoảng thời gian này, qua đó đẩy nhanh tốc độ lấp bàn trong nhà hàng.
2.5. Thu hút thực khách đến trải nghiệm
Khi ứng dụng mô hình dùng bữa không tiếp xúc, bạn còn gửi đi một thông điệp đanh thép về vấn đề coi trọng sức khỏe của thực khách. Thông điệp này giúp bạn xây dựng được lòng tin đối với những khách hàng vẫn còn đang lo ngại về việc dùng bữa bên ngoài trong thời kỳ “bình thường mới”, từ đó lôi kéo họ dần dần đến quán.
Nếu bạn không tin thì một nghiên cứu trong năm 2020, khảo sát trên 2.500 người đã chỉ ra rằng, chỉ có 40% “dám” đi ăn ở các địa điểm công cộng trong thời gian dịch bệnh vẫn còn âm ỉ. Con số này sẽ chỉ thực sự tăng vọt, lên ngưỡng 78%, khi nhà hàng áp dụng những công nghệ mới, hỗ trợ thực khách trải nghiệm dùng bữa an toàn – theo báo cáo của Dataessential.
3. Bạn có thể xây dựng mô hình dùng bữa không tiếp xúc trong nhà hàng như thế nào?
Dù dính dáng đến công nghệ, nhung để xây dựng một trải nghiệm dùng bữa không tiếp xúc trong nhà hàng thực tế lại không quá khó khăn như nhiều người tưởng tượng:
3.1. Bước 1: Lắp đặt hệ thống POS toàn diện cho nhà hàng
Không chỉ riêng với mô hình dùng bữa không tiếp xúc, hệ thống POS còn là linh hồn của bất cứ nhà hàng nào muốn vận hành, kinh doanh hiệu quả, bài bản. Điểm đặc biệt ở đây là, để xây dựng mô hình dùng bữa không tiếp xúc trong nhà hàng, hệ thống POS buộc phải nằm trong một hệ sinh thái, khả năng mở rộng, tích hợp các chức năng hỗ trợ như menu điện tử hay thanh toán trực tuyến.
Các hệ thống POS không nằm trong hệ sinh thái sản phẩm tiện ích, vẫn có thể tích hợp được các tính năng bên ngoài. Tuy nhiên, thực tế sử dụng lại không hề đem lại trải nghiệm trơn tru, mượt mà. Thậm chí, nhiều POS dù có kết nối menu điện tử, nhưng chủ yếu chỉ đáp ứng được nhu cầu tham khảo món ăn chứ không hề có tính năng order và chuyển đơn đặt hàng về hệ thống.
Vậy nên, khi lắp đặt hệ thống POS, hãy lưu ý lại một lần nữa: Chỉ lựa chọn những đơn vị cung cấp sản phẩm theo hệ sinh thái, đầy đủ tính năng, tiện ích!
3.2. Bước 2: Xây dựng và khởi chạy Menu điện tử
Menu điện tử là thành phần quan trọng nhất trong mô hình dùng bữa không tiếp xúc – bởi giải pháp này xử lý được hai giai đoạn có nhiều tương tác và tiếp xúc nhất trong nhà hàng – xem menu và order. Bởi vậy sau khi lắp đặt xong hệ thống POS, bước tiếp theo bạn cần thực hiện là xây dựng và khởi chạy menu điện tử.
Hầu hết với những hệ thống POS toàn diện, menu điện tử đã là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái. Do vậy, việc xây dựng và khởi chạy thực tế không hề khó, có thể được thao tác trực tiếp hoặc nhờ cậy tới đội ngũ kỹ thuật của đơn vị cung cấp POS. Quan trọng là, để hạn chế tối đa tiếp xúc giữa thực khách và nhà hàng thì menu phải được tùy chỉnh đầy đủ những yếu tố sau:
- Thêm các lựa chọn tùy chỉnh trong menu để thực khách có thể order đầy đủ và toàn diện các món ăn (Ví dụ, thêm tùy chọn độ chín, topping, nước sốt hay upsize, combo,…)
- Nhóm các món ăn theo danh mục để khách hàng dễ dàng điều hướng tìm kiếm (Ví dụ, nhóm theo món chính, món phụ, món ăn kèm, đồ uống,…)
- Cân nhắc thêm những phần mô tả, nguyên liệu, hình ảnh và các thông tin khác để khách hàng có thể hiểu thêm về món ăn mà không cần phải tham khảo từ nhà hàng.
- Tối ưu menu theo các quy tắc thiết kế để cải thiện khả năng bán hàng
- Điều chỉnh các tùy chọn thực đơn theo ngày hoặc theo thời gian trong ngày
3.3. Bước 3: Thiết lập các hình thức thanh toán không tiếp xúc
Rất có thể bạn đã có những thiết bị đầu cuối cho phép khách hàng xử lý thanh toán không tiếp xúc với nhân viên – nhưng tất nhiên vẫn phải tiếp xúc với thiết bị của trong nhà hàng. Nhìn chung, có thể nói trải nghiệm thay toán như vậy vẫn chưa thật sự tối ưu – xứng đáng được gọi là không tiếp xúc.
Với xu hướng mới, sự xuất hiện của thẻ gần như là thừa thãi. Ví điện tử với những tính năng toàn diện cũng hình thức sử dụng đơn giản mới là bộ mặt của tương lai. Thực khách hoàn toàn không cần phải tiếp xúc với bất cứ ai hay thiết bị nào, chỉ cần quét mã QR đã được cung cấp sẵn bằng ứng dụng ví điện tử là đã có thể thực hiện thanh toán thành công.
Tất nhiên, mã QR thanh toán của ví điện tử không thể do bạn tự tạo ra được. Hãy làm việc và kết nối cũng các đơn vị cung cấp ví điện tử trên thị trường để họ có thể tạo mã cho nhà hàng của bạn. Và nếu nằm trong khả năng, hãy cố gắng hợp tác với càng nhiều đơn vị ví điện tử càng tốt, vì hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp, nhưng khách hàng sẽ chỉ sử dụng của một số nhất định. Càng có nhiều lựa chọn thanh toán sẽ giúp bạn dễ dàng đáp ứng đúng của cầu của khách hơn.
4. Tạm kết
Mặc dù đại dịch COVID-19 sẽ không kéo dài mãi mãi, nhưng cảm giác lo lắng của thực khách thì chắc chắn khó có thể vơi đi trong ngày một ngày hai. Trên thực tế, cuộc khảo sát gần đây của Medallia Zingle, COVID-19 & The Future Of Commerce, cho thấy 77% khách hàng cho biết họ sẽ hạn chế tối đa những hoạt động tiếp xúc không cần thiết tại các địa điểm mua sắm trong tương lai.
Do đó, việc đầu tư vào mô hình dùng bữa không tiếp xúc không chỉ cho phép bạn mang đến trải nghiệm an toàn hơn cho thực khách trong thời gian ngắn, mà còn là bàn đạp thích ứng để kinh doanh bền vững hơn trong tương lai dài hạn!
Tham khảo ngay một số phần mềm để vận hành nhà hàng trở nên trơn tru hơn nhé!
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay