Buy Now

Tìm kiếm

Chuyển đổi số – “kim chỉ nam” thúc đẩy doanh nghiệp F&B phát triển gấp bội

  • Chia sẻ cái này:
Chuyển đổi số – “kim chỉ nam” thúc đẩy doanh nghiệp F&B phát triển gấp bội

Tin tức mới

Chuyển đổi số – “kim chỉ nam” thúc đẩy doanh nghiệp F&B phát triển gấp bội

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

“Chuyển đổi số – áp dụng và tích hợp công nghệ vào quy trình vận hành doanh nghiệp” đang trở thành điểm nóng của ngành F&B trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các doanh nghiệp F&B có nhất thiết phải thực hiện chuyển đổi số? Các nhà hàng, quán cafe nên áp dụng những giải pháp công nghệ nào? Hãy cùng iPOS.vn theo dõi trong bài viết dưới đây!

1. Vì sao các doanh nghiệp F&B cần tăng tốc độ chuyển đổi số?

Trên thực tế, các doanh nghiệp F&B thực hiện quản lý và vận hành theo phương pháp truyền thống có rất nhiều điểm hạn chế. Điển hình như cấu trúc nhân sự cồng kềnh gây lãng phí nguồn lực và gia tăng chi phí, nhân viên mất nhiều thời gian trong các công việc thủ công lặp đi lặp lại, các bộ phận liên tục bất đồng do thiếu sự hợp tác và chia sẻ thông tin, các chương trình marketing quảng cáo đã lỗi thời không đem lại hiệu quả, khách hàng cũ dần rời bỏ thương hiệu,… Đặc biệt, trong bối cảnh “sống chung” với đại dịch COVID-19 như hiện nay, hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, quán cafe lại càng gặp nhiều khó khăn hơn và buộc phải đẩy mạnh bán hàng qua các kênh online. 

Chuyển đổi số trở thành nhiệm vụ tất yếu của các doanh nghiệp F&B hiện nay

Trước thực trạng đáng báo động đó, chuyển đổi số được xem là một giải pháp tất yếu có khả năng tạo ra “bước chuyển mình” cho các doanh nghiệp F&B. Việc tăng tốc chuyển đổi số trong thời điểm này giúp các nhà hàng, quán cafe nhận được nhiều lợi ích đáng kể:

Tăng tốc độ phục vụ và tối ưu quy trình vận hành

Khi các tác vụ thủ công có thể được tự động hóa, quy trình vận hành sẽ được tối ưu hơn rất nhiều. Tất cả các công việc từ kiểm tra nguyên vật liệu và thiết bị trước giờ mở cửa, đón khách, gọi đồ và phục vụ món, thanh toán và tiễn khách được diễn ra trơn tru. Nhân viên được loại bỏ các thao tác thừa thãi, làm được nhiều việc hơn với sự chính xác cao hơn. Khi bán hàng online, quy trình xác nhận đơn, chế biến món và giao cho shipper cũng được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn với sự trợ giúp từ công nghệ. 

Dễ dàng kiểm soát hoạt động kinh doanh

Chủ kinh doanh được xóa bỏ sự bất tiện khi phải theo dõi kết quả doanh thu trên sổ sách truyền thống hay file excel dài dằng dặc. Tất cả dữ liệu tính toán lãi lỗ, thông tin món nào bán chạy nhất, khách hàng ưa chuộng món nào, doanh thu từ đơn hàng tại chỗ và đơn hàng online,… đều được báo cáo đầy đủ thông qua phần mềm quản lý bán hàng bằng các biểu đồ trực quan, dễ hiểu. Qua đó, chủ kinh doanh sẽ luôn nắm bắt được tình hình kinh doanh để đưa ra phương án mới kịp thời. 

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng 

Việc sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại sẽ khiến khách hàng cảm thấy sự chuyên nghiệp của nhà hàng, quán cafe. Khách hàng phục vụ tại chỗ có nhiều cách thức order, biết tình trạng món ăn đã được chế biến hay chưa,… Khách hàng online cũng dễ dàng thực hiện các bước đặt đồ và thanh toán, được xác nhận và nhận món nhanh chóng. Như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng vì mình đang được phục vụ một cách tôn trọng, từ đó đánh giá cao chất lượng dịch vụ của thương hiệu. 

Nói chung, các doanh nghiệp F&B nên chủ động thay đổi tư duy kinh doanh từ truyền thống sang áp dụng các giải pháp số hóa, ứng dụng các phần mềm phù hợp vào quy trình vận hành nhà hàng, quán cafe để tối ưu hóa chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận từ cách kênh offline và online, đảm bảo an toàn cho cả khách hàng và nhân viên trong bối cảnh “bình thường mới”.

Xem thêm: Chuyển đổi số – Giải pháp cho ngành F&B vượt qua đại dịch COVID-19

2. Những giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp F&B

Những doanh nghiệp F&B thức thời đều đang nhìn thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ khi có sự hỗ trợ của công nghệ hỗ trợ hoạt động kinh doanh trên cả nền tảng online lẫn mô hình offline. Nếu không muốn bị tụt lại phía sau, các nhà hàng, quán cafe đều nên tăng tốc trong cuộc đua chuyển đổi số để chủ động thích nghi với bối cảnh “sống chung với dịch” hiện nay và đáp ứng mong muốn của khách hàng. 

2.1. Ứng dụng công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh truyền thống

Thay vì việc bán hàng và quản lý thủ công như 5 – 10 năm về trước, các mô hình kinh doanh F&B nên từng bước chuyển đổi số bằng việc áp dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng. Phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe iPOS là một gợi ý phù hợp để giải quyết bài toán quản lý vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các mô hình kinh doanh F&B trong việc:

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là một ứng dụng của công nghệ hiện đại

– Ghi nhận order nhanh chóng, tăng tốc phục vụ khách hàng: Phần mềm quản lý bán hàng iPOS giúp chủ kinh doanh tối ưu quy trình order gọi món, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng. Các order được tiếp nhận, chuyển trực tiếp đến khu vực bếp/bar tương ứng theo đúng trình tự đơn hàng và tất cả các bộ phận đều có thể theo dõi. 

– Thanh toán tiện lợi, chính xác và đa dạng hình thức: Giải pháp hỗ trợ đa dạng các hình thức thanh toán như tiền mặt, thẻ ngân hàng, thanh toán QR VNPAY, ví điện tử MoMo, ZaloPay,… Giờ đây, khách hàng của bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc thanh toán, tăng sự tiện lợi và hình ảnh chuyên nghiệp cho thương hiệu. 

Bên cạnh đó, các nhà hàng, quán cafe cũng không nên bỏ qua những giải pháp công nghệ bổ sung để giúp tối ưu quy trình vận hành và kinh doanh một cách toàn diện:

– Giải pháp điều phối chế biến khu vực bếp/bar KDS: Thông qua KDS, nhân viên ở khu vực bếp/bar có thể theo dõi được chi tiết các đơn order: đơn nào trước đơn nào sau, số lượng từng món cần thực hiện, nhiều đơn gần nhau cùng order một món… để điều phối hoạt động tại bếp/bar trở nên dễ dàng.

– Giải pháp order và thanh toán menu điện tử iPOS O2O:  Để tạo sự tiện lợi hơn trong quá trình gọi món và ghi nhận order, giải pháp menu điện tử iPOS O2O sẽ giúp khách hàng gọi món, gọi nhân viên bằng cách quét mã QR tại bàn để tiết kiệm thời gian, tăng tốc độ phục vụ và khiến quy trình vận hành diễn ra trôi chảy hơn.

Menu điện tử iPOS O2O là giải pháp công nghệ đang rất được ưa chuộng

– Ứng dụng quản lý từ xa iPOS Manager: Chủ kinh doanh có thể theo dõi tình doanh thu tại cửa hàng thông qua thiết bị di động. Tình trạng bàn đang mở, hóa đơn, doanh thu,… được cập nhật theo thời gian thực giúp chủ kinh doanh có thể kiểm soát và đưa ra quyết định điều chỉnh kịp thời.

– Giải pháp chăm sóc khách hàng iPOS CRM: iPOS CRM cho phép khách hàng đăng ký thành viên thông qua OA Zalo và Facebook. Sau đó, thương hiệu có thể thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng, theo dõi và phân tích hành vi tiêu dùng, xây dựng chương trình hội viên, tương tác khách hàng theo kịch bản tự động, cá nhân hóa các chương trình marketing và chăm sóc khách hàng, quản lý e-voucher,…

– Giải pháp quản lý kho iPOS Inventory: Phần mềm này cho phép chủ kinh doanh thiết lập định mức nguyên vật liệu để tránh nhân viên gian lận, theo dõi tồn kho theo thời gian thực để lên kế hoạch xuất/nhập kịp thời, cung cấp hệ thống báo cáo theo nhu cầu: báo cáo thu chi, quản lý tồn kho, nhà cung cấp,…

– Phần mềm kế toán dành riêng cho nhà hàng, quán cafe iPOS Accounting: Mọi dữ liệu từ phần mềm iPOS sẽ được đồng bộ với phần mềm iPOS Accounting, giúp bạn không cần mất thời gian chuyển dữ liệu thủ công. Phần mềm tự động sinh các chứng từ, hạch toán và phiếu thu tương ứng ngay khi có giao dịch, hỗ trợ xuất hóa đơn điện tử. 

2.2. Ứng dụng công nghệ để đẩy mạnh bán hàng online

Do tác động của dịch bệnh, thời gian qua nhiều doanh nghiệp F&B đã thay đổi mô hình kinh doanh, xoay sở sang phương án bán hàng online là chủ yếu. Nhiều chuỗi cửa hàng đã sử dụng công nghệ tương tác trực tiếp với khách hàng bằng chatbot qua mạng xã hội, thanh toán trả trước bằng ví điện tử hoặc thẻ ngân hàng, giao hàng tận nơi thông qua các ứng dụng giao đồ ăn như BAEMIN, GrabFood, Shopee Food,…

Trước bối cảnh đó, việc tự xây dựng kênh bán hàng online cho riêng mình là tất yếu, và gần như là bắt buộc đối với các đơn vị kinh doanh ẩm thực. Tự mình làm chủ kênh bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận khách hàng mục tiêu mà không tốn chi phí cho các nền tảng khác. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tự xây dựng các ứng dụng đặt và giao đồ ăn online như The Coffee House đã làm thì sẽ rất tốn kém thời gian và chi phí. Cách này chỉ có những doanh nghiệp lớn đủ khả năng về kinh tế thực hiện.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà hàng, quán cafe nên cân nhắc sử dụng giải pháp iPOS WebOrder. Đây là một công cụ hỗ trợ chủ quán xây dựng kênh bán hàng online hoàn toàn miễn phí. Khách hàng có thể dễ dàng order từ xa và thanh toán thông qua link đặt món/QR Code. Giải pháp kết nối với các đối tác vận chuyển như GrabExpress, AhaMove,… và hỗ trợ thương hiệu xuất bản nội dung để quảng cáo trên các nền tảng Facebook, Zalo, Website, Google maps,… Nhà hàng, quán cafe có thể nhận đơn dễ dàng và thuận tiện qua ứng dụng trên điện thoại di động.  

iPOS WebOrder hỗ trợ chủ kinh doanh tạo kênh bán hàng online hoàn toàn miễn phí

Thị trường F&B Việt Nam là một lĩnh vực kinh doanh có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh. Hơn nữa, những “làn sóng” đại dịch có thể sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém bất cứ lúc nào. Các doanh nghiệp F&B nên nhanh chóng áp dụng công nghệ và các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tăng tốc phát triển và thích ứng với mọi sự biến đổi không ngừng của thị trường. 

Tham khảo ngay một số phần mềm sau để vận hành kinh doanh trơn tru hơn nhé!

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất