Buy Now

Tìm kiếm

Chiến lược tiếp thị nhà hàng cho 5 đối tượng khách hàng

  • Chia sẻ cái này:
Chiến lược tiếp thị nhà hàng cho 5 đối tượng khách hàng

Tin tức mới

Chiến lược tiếp thị nhà hàng cho 5 đối tượng khách hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Không phải bất cứ chiến lược tiếp thị nhà hàng nào khi tung ra ngoài thị trường đều nhận được sự hưởng ứng và đón nhận của tất cả mọi người. Bởi kinh doanh F&B được ví như việc “làm dâu trăm họ”, vậy làm thế nào để “chiều lòng” và tiếp cận được các “thượng đế” khi mỗi người một cá tính, một sở thích, thói quen,… 

Bài viết dưới đây, iPOS.vn sẽ giúp bạn phân loại các nhóm khách hàng và vạch ra chiến lược tiếp thị phù hợp cho nhà hàng. 

1. Lý do cần phân loại khách hàng

Việc tiếp thị nhà hàng đến khách hàng chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh doanh như hiện nay. Với khách hàng, nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Vì vậy việc phân loại khách hàng là công đoạn quan trọng để sàng lọc, phân tích hành vi tiêu dùng giúp nắm bắt những đặc điểm chung và riêng của từng đối tượng. Từ đó sẽ giúp nhà hàng dễ dàng trong khâu quản lý, tiếp thị, làm hài lòng và chăm sóc khách hàng.

Nghiên cứu đối tượng khách hàng là một quá trình “đầu tư” có lãi, giúp mọi chiến lược trở nên “bất khả chiến bại”. Bởi một khi nhà hàng đã có trong tay những thông tin về nhân khẩu học của từng nhóm đối tượng, việc thiết lập chiến lược tiếp thị sẽ trở nên đơn giản, đáp ứng đúng và trúng nhu cầu, nguyện vọng.

Bên cạnh đó, điều này giúp nhà hàng kịp thời điều chỉnh cung cách phục vụ, thái độ, chất lượng để mang tới khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ.  

2. Các nhóm khách hàng và chiến lược tiếp thị

Tìm hiểu về các nhóm khách hàng trong nhà hàng, có thể phân loại thành 5 nhóm như sau: 

2.1. Sẵn sàng dùng bữa bên ngoài

Với nhóm khách hàng này họ rất thoải mái với việc dùng bữa bên ngoài, họ sẵn sàng có thể ăn hàng nguyên tuần mà không hề hấn gì. Nhóm này sẽ tập trung chủ yếu là những người trẻ tuổi, luôn thích sự mới mẻ, họ dành nhiều thời gian cho bản thân, không thích cơm nhà. Nhưng đối với những vị khách này, nhu cầu ăn uống của họ sẽ đòi hỏi rất cao, họ là những người sành ăn. Vì thế nhà hàng ngoài việc đáp ứng về khẩu vị, thì không gian trải nghiệm cũng rất quan trọng. Điều khiến hấp dẫn nhóm khách hàng này chính là bầu không khí “mua” được khi ăn hàng.  

Để hấp dẫn nhóm khách hàng tiềm năng này chính là bầu không khí “mua” được khi ăn hàng

Với những vị khách này, bạn có thể thực hiện những chiến lược tiếp thị sau đây:

  • Tạo chính sách thành viên và có những đặc quyền riêng cho họ, khiến họ chú ý bằng chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng món,… 
  • Bên cạnh đó, họ là người sẽ được cập nhật về món mới trong thực đơn đầu tiên, bởi họ chắc chắn sẽ thích được là người đặc biệt, sớm nhất được “trải nghiệm”. 
  • Khuyến khích họ chia sẻ hình ảnh, trải nghiệm ăn uống tại nhà hàng bạn trên mạng xã hội và biến họ trở thành đại sứ thương hiệu. Đừng quên gửi tặng họ những món quà từ thương hiệu để giúp họ ghi nhớ và tạo ấn tượng sâu đậm. 

2.2. Lựa chọn phương thức giao hàng

Đây là những khách hàng ngại vào bếp, không thích nấu nướng tại nhà và họ thích việc đặt đồ ăn từ nhà hàng yêu thích. Dường như với họ, đã có khoảng cách trong việc tới trải nghiệm nhà hàng, hoặc sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 đã khiến họ rơi vào trạng thái e ngại, lo sợ việc phải ra ngoài.

Lựa chọn hình thức giao hàng cũng là cách giúp khách hàng có thể yên tâm để trải nghiệm dùng bữa của nhà hàng

Để làm hài lòng nhóm khách hàng này, iPOS.vn xin gợi ý chiến lược tiếp thị của nhà hàng như sau: 

  • Hãy chú ý tới website và fanpage của nhà hàng, cần liên tục đăng tải, cập nhật các thông tin về thực đơn, khuyến mãi, giảm giá của nhà hàng trên đó.  
  • Đặc biệt, cần đơn giản hóa quá trình đặt hàng trên website, để khách hàng có thể sử dụng thao tác nhanh chóng, tiếp cận dễ dàng.
  • Ngoài ra, bao bì sản phẩm chính là công cụ giúp nhà hàng ghi dấu ấn với khách hàng, góp phần làm nổi bật nhận diện của thương hiệu. Do đó, nhà hàng cần chú tâm tới việc sử dụng bao bì với thiết kế nhận diện khi đóng gói và bảo quản thực phẩm. 

Đọc thêm: Xây dựng trải nghiệm dùng bữa không tiếp xúc cho nhà hàng từ A tới Z

2.3. Mua mang về là ưu tiên hàng đầu

Tiếp đến, là nhóm khách hàng cũng ủng hộ ăn hàng nhưng chỉ tới mua mang về, họ có một đặc điểm chung là không thích cơm nhà. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã thay đổi thói quen tiêu dùng của rất nhiều người, biến một bộ phận khách hàng có tâm lý ưu tiên mua mang về hơn. Có thể hiểu đơn giản, họ mong muốn trải nghiệm dùng bữa ít “tiếp xúc” nhất, để đảm bảo khoảng cách an toàn cho bản thân. 

Khi dịch bệnh đã qua đi, nếu nhà hàng muốn thu hút nhóm khách hàng này tới quán sử dụng dịch vụ. Điều bạn cần làm là đem tới cho những vị khách này cảm giác an tâm khi tới mua hàng, thấy được việc nhà hàng và nhân viên đã và đang tuân thủ quy định phòng chống dịch đảm bảo, để họ vượt qua nỗi lo sợ và mạnh dạn lui tới sử dụng dịch vụ tại nhà hàng.  

Nhưng trước tiên, việc bạn cần là tiếp thị khéo léo để làm sao có thể nhắm trúng 2 mục tiêu, vừa giúp khách dần thoát khỏi rào cản khi dùng bữa trực tiếp, mà trong thời gian đó khách vẫn duy trì đều đặn việc mua hàng mang về. 

  • Liên tục chia sẻ hình ảnh nhà hàng trên các phương tiện truyền thông về cách sắp xếp bàn ghế đảm bảo giãn cách nhưng vẫn mang tới cho khách những trải nghiệm thoải mái, sử dụng các giải pháp như menu điện tử giúp gọi món và thanh toán tự động,… 
  • Để giúp khách hàng dễ dàng đặt món nhanh chóng, thuận tiện, việc nhà hàng xuất hiện trên tất cả các nền tảng đặt hàng là điều quan trọng. Hoặc trong điều kiện cho phép, nhà hàng nên có một đội ngũ ship riêng, hãy chắc chắn nhân viên giao hàng của bạn được đào tạo và thực hiện đầy đủ nguyên tắc giao hàng an toàn cho khách hàng. 

Đọc thêm: Thanh toán không tiếp xúc – xu hướng công nghệ đang “lên ngôi” trong ngành F&B

2.4. Nói không với ăn hàng

Nhóm khách hàng này họ là những người có thu nhập trung bình thấp, không có điều kiện để đi ăn nhà hàng nhiều. Hoặc họ là những người thích ăn cơm nhà, không thích với việc ra ngoài tiếp xúc đông người.

Nhóm khách hàng này khá kén trong việc ăn uống, nên ưu tiên số một của họ thường là ăn uống tại gia và để “thuyết phục” họ thường là một quá trình “mưa dầm thấm lâu”. 

Với nhóm khách hàng này, bạn có thể áp dụng chiến lược như sau: 

  • Nhà hàng cần tạo ấn tượng với khách hàng, giúp thương hiệu luôn hiện diện trong tâm trí họ bằng cách tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội sôi nổi. Mặc dù họ chưa thật sự sẵn sàng để ra ngoài ăn, những điều này sẽ khiến bất cứ khi nào có dịp đặc biệt họ sẽ lựa chọn nhà hàng bạn là điểm đến đầu tiên. 

2.5. Dùng bữa với nỗi lo thường trực

Với nhóm khách hàng này, họ là người khá thận trọng khi tới các nhà hàng mới mẻ, chưa từng thử qua trước đó bao giờ. Họ mong muốn được có trải nghiệm mới nhưng còn lo lắng về các vấn đề như chất lượng, dịch vụ, phong cách,… 

Việc “làm quen” với một nhà hàng mới là một khó khăn cho họ, họ thường là nhóm độ tuổi trung niên, không có thói quen thay đổi liên tục. Do đó, với nhóm khách này khi họ sẵn sàng tới nhà hàng bạn chưa chắc họ đã thật sự có lòng tin với nhà hàng bạn, họ chỉ đang dừng lại ở mức độ đánh giá, trải nghiệm. Để giúp nhóm khách hàng này cởi mở và có những trải nghiệm thường xuyên hơn, nhà hàng cần:  

Nhóm khách hàng này khi sẵn sàng tới nhà hàng bạn trải nghiệm đã là một tín hiệu khả quan đáng mừng
  • Tạo chính sách thành viên và tích cực tương tác, duy trì mối quan hệ nhất là trong các dịp như sinh nhật, ngày lễ,… Bởi với nhóm khách hàng này, tâm lý của họ sẽ đặc biệt thích những nhà hàng tinh tế và có sự chỉn chu, họ sẽ cảm thấy hài lòng khi nhà hàng biết cách quan tâm tới khách hàng. 
  • Tạo thẻ tích điểm là cách tăng tỷ lệ quay lại của khách nhanh chóng.
  • Truyền tải các hình ảnh món ăn/thức uống trên fanpage, website của nhà hàng một cách chân thực nhất. Giúp nhóm khách hàng này có thể đánh giá chất lượng món ăn khách quan, chính xác nhất, tránh việc khi tới sử dụng dịch vụ họ sẽ bị thất vọng bởi hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. 

3. Lời kết

Với mỗi nhóm đối tượng khách hàng bạn nên có những cách thức tiếp thị đến họ khác nhau, cần thấu hiểu khách hàng của bạn, “đọc hiểu” họ, để tìm kiếm chiến lược tối ưu và đúng đắn nhất cho nhà hàng, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để quản lý nhà hàng trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất