Để khởi nghiệp và kinh doanh nhà hàng không phải điều đơn giản. Thực tế chỉ ra rằng, tỷ lệ khởi nghiệp và thành công trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống thấp hơn nhiều so với các ngành khác. Do phải đối mặt với quá nhiều rủi ro mà không ít chủ thương hiệu phải từ bỏ ý định kinh doanh nhà hàng. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Tuy nhiên, để hiểu và quản lý được các vấn đề đặc thù của ngành F&B, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật số có thể tạo ra những giá trị tích cực, thay đổi diện mạo cho doanh nghiệp.
Clayton Curtis – Chuyên gia của Social Hospitality, một công ty tiếp thị kỹ thuật số cao cấp đã đưa ra những bí quyết mà các chủ nhà hàng có thể tham khảo dưới đây!
Nội dung [hiển thị]
- 1. Xây dựng website bán hàng
- 2. Cung cấp thực đơn chi tiết trên mạng
- 3. Xây dựng quan hệ với các nhà cung cấp trực tuyến
- 4. Lắng nghe và phản hồi khách hàng qua mạng xã hội
- 5. Giữ chân khách hàng
- 6. Tạo sự khác biệt
- 7. Đảm bảo chất lượng phục vụ chuyên nghiệp
- 8. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- 9. Lựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp
1. Xây dựng website bán hàng
Xây dựng website bán hàng là một trong những giải pháp giúp các nhà hàng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn mỗi ngày. Điều này giúp nhà hàng của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt thực khách, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu của bạn trong lĩnh vực này.
Theo nghiên cứu của Nielsen, 69% số lượng người đưa ra quyết định mua sắm sau khi tham khảo Internet. Để tìm kiếm bất cứ thông tin gì thì người tiêu dùng đều truy cập Internet. Bởi vậy, việc xây dựng website bán hàng và có mặt trên Internet là một điều kiện cần cho sự thành công của một nhà hàng. Khách hàng chỉ cần gõ tên nhà hàng, tên món ăn hay thức uống của quán bạn cung cấp trên tìm kiếm Google là họ có thể ngay lập tức tìm thấy nhà hàng của bạn trong hàng trăm, hàng nghìn nhà hàng khác nhau. Điều này tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của nhà hàng khi có một số lượng lớn người tìm hiểu thông tin và sau đó đưa ra quyết định tới nhà hàng của bạn để thưởng thức ẩm thực.
Không chỉ vậy, khi có website đồng nghĩa với việc bạn có thể cập nhật tin tức, hình ảnh món ăn, đồ uống của nhà hàng tới gần hơn với khách hàng, giúp họ có cái nhìn tổng quan nhất về nhà hàng của bạn. Việc có một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp rất quan trọng, điều này đóng góp một phần nào đó giúp bạn tăng giá trị thương hiệu cho nhà hàng lên một vị trí mới trong lĩnh vực ẩm thực nói chung và trong lòng khách hàng nói riêng.
2. Cung cấp thực đơn chi tiết trên mạng
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mà các thực khách muốn tìm hiểu về một nhà hàng đó chính là danh mục những món ăn và thức uống mà nhà hàng phục vụ. Bởi vậy, thực đơn cần tạo được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, từ cách thiết kế, bố cục sắp xếp và phần giá của món,… bạn cũng nên tập trung xây dựng món chính nổi bật, phù hợp khẩu vị nhiều người để làm điểm nhấn.
Với mỗi loại món ăn bạn cần tính toán chính xác chi phí chế biến thông qua định lượng, quy định tỷ lệ lợi nhuận với từng nhóm để niêm yết giá cho phù hợp. Thậm chí kể cả khi nguồn nguyên liệu tăng giá bạn cũng có thể tính toán mức giá bán ra như thế nào là hợp lý ở thời điểm hiện tại. Bạn có thể dựa vào mức thu nhập của khách hàng mục tiêu để tính toán cho phù hợp.
Bên cạnh đó, công việc sắp xếp thực đơn cũng cần ứng dụng nghệ thuật tinh tế, đánh trúng tâm lý khách hàng để họ đưa ra quyết định gọi món nhiều hơn, tập trung vào những món nhà hàng muốn hướng đến. Thông thường thực đơn được chia thành các danh mục như món khai vị, món chính, món tráng miệng, đồ uống. Một số nhà hàng lại sắp xếp theo đặc tính món ăn như món canh, món mặn hoặc chia theo nguyên vật liệu như món từ cá, bò, gà,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể chia thêm thành các món ăn dành riêng cho trẻ nhỏ hoặc cho những dịp đặc biệt như ngày Valentine, ngày 8/3, Noel,… để thực khách có thêm lựa chọn. Bạn nên chuẩn bị thực đơn dành riêng cho mỗi dịp quan trọng này, có thể bổ sung món mới hoặc cải tiến từ những món đắt khách để tạo nên những trải nghiệm mới và thu hút khách hàng.
Xem thêm: Cách xây dựng menu bán hàng online
Curtis khuyên doanh nghiệp nên làm thực đơn theo định dạng văn bản thay vì dạng file “.pdf” vì nó sẽ khiến người tiêu dùng khó đọc, nhất là khi truy cập vào trang web từ các thiết bị di động để xem thực đơn. Ngoài các chi tiết về thực đơn, trang website của nhà hàng cũng nên ghi rõ giờ mở cửa và đóng cửa vào những ngày thường và ngày lễ.
3. Xây dựng quan hệ với các nhà cung cấp trực tuyến
Trên thực tế, việc lựa chọn nhà cung cấp có tác động lớn tới giá thành, chất lượng món ăn, khả năng phát triển món ăn mới và trên hết là khả năng cạnh tranh của nhà hàng. Bởi vậy, việc xây dựng quan hệ với nhà cung cấp vô cùng quan trọng, doanh nghiệp nên xây dựng quan hệ tốt với một số nhà cung cấp các mặt hàng dành cho việc vận hành một nhà hàng, từ các trang thiết bị, vật dụng cho đến nguồn thực phẩm qua kênh trực tuyến để tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế rủi ro trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cho quán.
Một số nhà cung cấp hiện nay thậm chí còn đầu tư vào các phần mềm phân tích đơn hàng của khách hàng thường xuyên, từ đó chủ động nhắc nhở khách hàng khi hệ thống thông báo lượng hàng của khách hàng có thể đã sắp hết.
Điều này rất hữu dụng đối với các nhà hàng, nhất là trong những mùa vụ cao điểm, hạn chế việc trữ hàng quá nhiều hay quá ít giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động.
4. Lắng nghe và phản hồi khách hàng qua mạng xã hội
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, giá cả hay chất lượng sản phẩm chưa khi nào là nguyên nhân chủ yếu khiến khách hàng rời đi mà lý do quan trọng nhất đến từ việc họ cảm thấy chưa được thương hiệu lắng nghe, trân trọng và phản hồi kịp thời.
Môi trường mạng xã hội giúp mọi câu chuyện được lan tỏa nhanh và xa hơn. Việc thương hiệu bỏ qua việc tương tác với khách hàng trên mạng xã hội tỷ lệ thuận với số lượng khách hàng rời bỏ thương hiệu, bởi hầu hết các “thượng đế” đang sử dụng mạng xã hội và ai cũng mong nhận được phản hồi nhanh chóng về các vấn đề mình quan tâm. Nguyên tắc này được áp dụng cho bất cứ một ngành kinh doanh nào và lĩnh vực kinh doanh nhà hàng cũng không phải ngoại lệ.
Đối với nhà hàng, việc lắng nghe khách hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, theo Curtis, hoạt động của nhà hàng có phát triển được hay không chủ yếu là nhờ “quảng cáo truyền miệng”, kể cả hình thức “truyền miệng online”.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của các kênh truyền thông mới, các mạng xã hội như Facebook, TikTok, Twitter,… doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng có thể lắng nghe khách hàng và đưa ra cho họ các phản hồi nhanh chóng và dễ dàng hơn.
5. Giữ chân khách hàng
Khách hàng luôn đóng vai trò trọng tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên làm thế nào để nắm bắt nhu cầu, thói quen, hành vi của khách hàng và khai thác những thông tin đó một cách hiệu quả lại là bài toán khó dành cho doanh nghiệp.
Có nhiều cách để thực hiện điều này. Chẳng hạn, nhà hàng có thể xin lại thông tin liên lạc của thực khách như số điện thoại và địa chỉ email để đưa vào danh sách gửi thư thông báo các chương trình khuyến mãi, các sự kiện như bắt đầu phục vụ món ăn mới… Đổi lại, những thực khách là thành viên như vậy sẽ được hưởng một số ưu tiên, ưu đãi của nhà hàng.
Tuy cách làm này không mới nhưng Curtis khuyên các nhà hàng nên sáng tạo trong việc thu thập thông tin của khách hàng, từ đó chỉ gửi cho họ những thông tin mà họ có khả năng quan tâm nhiều nhất.
Để thu thập thông tin và xử lý các dữ liệu khách hàng hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng phần mềm chăm sóc khách hàng CRM, trong số đó không thể không nhắc tới iPOS CRM, phần mềm chuyên biệt dành cho ngành F&B. Nằm trong hệ sinh thái giải pháp công nghệ của iPOS.vn, iPOS CRM được tích hợp và đồng bộ mọi dữ liệu từ hệ thống quản lý bán hàng, nhờ đó các doanh nghiệp F&B có thể thu thập đầy đủ thông tin, lịch sử giao dịch, hành vi của khách hàng một cách tự động giúp quản lý khách hàng tiện lợi, chính xác, đáp ứng những đặc thù của ngành kinh doanh ăn uống.
6. Tạo sự khác biệt
Không chỉ vậy, Curtis khuyên các nhà hàng không nên kinh doanh theo kiểu “món gì cũng có” mà tốt nhất nên tập trung vào một số thực đơn hay món ăn là thế mạnh mà mình có khả năng chế biến theo một phong vị đặc sắc, riêng biệt nhất nhằm tạo sự khác biệt. Thông thường, nếu khách hàng muốn có nhiều lựa chọn và không phải là người sành ăn uống lắm thì họ sẽ tìm đến những nơi kinh doanh ăn uống theo kiểu “food court” (khu ẩm thực).
Nên nhớ rằng, thực khách đến nhà hàng dùng bữa không chỉ cần đáp ứng nhu cầu ăn uống, thỏa mãn “dạ dày” mà ngày nay, họ còn mong muốn có được sự trải nghiệm và được phục vụ chuyên nghiệp. Vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng món ăn, các nhà hàng cần để ý từ món ăn, cách bài trí, đến cách phục vụ sao cho có thể đánh thức những giác quan tích cực nhất của thực khách, khiến cho họ có những trải nghiệm khó quên
7. Đảm bảo chất lượng phục vụ chuyên nghiệp
Curtis cho rằng, khi thực khách có những trải nghiệm không hài lòng, khó chịu thì nguyên nhân chính thường không nằm ở thức ăn hay đồ uống mà phần lớn là do cách phục vụ và trải nghiệm không tốt.
Bởi vậy, bên cạnh việc tuyển dụng và đào tạo kỹ năng phục vụ khách hàng cho những nhân viên phục vụ, một điều quan trọng mà các chủ nhà hàng cần phải làm là đối xử tốt với nhân viên. Điều này không chỉ thể hiện bằng việc trả lương thỏa đáng cho họ mà còn bằng sự tôn trọng, xem họ quan trọng như những thực khách hay những “quý ông, quý bà”.
Bên cạnh đó, các nhà hàng cũng nên nghiên cứu đối tượng thực khách và đặc thù của món ăn hay phong cách của nhà hàng mà tuyển dụng nhân viên phục vụ theo giới tính phù hợp. Chẳng hạn, trong những nhà hàng theo phong cách thể thao, khách hàng chủ yếu là phái mạnh thì nhân viên phục vụ nên là nữ.
8. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Curtis khuyên các ông chủ nhà hàng nên thường xuyên đến những nhà hàng khác dùng bữa để tìm hiểu những điều họ đang làm, học hỏi những điều tốt và mới, đồng thời rút kinh nghiệm từ những việc chưa được. Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là điều quan trọng, không thể bỏ qua trong quá trình kinh doanh nhà hàng.
Ngành ẩm thực là một trong những ngành đòi hỏi tính sáng tạo khá cao và những người có đầu óc kinh doanh nhạy bén. Doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng cần phải liên tục đem đến cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo và khác biệt để làm cho họ thường xuyên quay lại với mình.
Xem thêm: Muốn kinh doanh F&B thành công, hãy thấu hiểu “pain points” – điểm đau của khách hàng
9. Lựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp
“Biết được túi tiền nằm ở đâu” là một điều quan trọng để tồn tại lâu dài trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nếu doanh nghiệp muốn nhắm đến đối tượng khách hàng có thu nhập thấp như học sinh, sinh viên, người lao động phổ thông,… thì cần thể hiện điều ấy trong các nỗ lực tiếp thị. Ngược lại, nếu muốn phục vụ những khách hàng có thu nhập cao, doanh nghiệp cần làm cho diện mạo, thiết kế, cách phục vụ và món ăn của nhà hàng xứng tầm với họ.
Nếu đối tượng khách hàng hướng đến là những người lớn tuổi thì nên nhận thức rằng đây là một phân khúc khách hàng không tồn tại lâu. Bởi vì, văn hóa ẩm thực thường thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa ấy thường định hình ở những người trẻ và trở thành một trào lưu cho cộng đồng của họ, bao gồm bạn bè, người thân và có thể không thay đổi cho đến khi họ về già. Nhưng đến thế hệ con, cháu của họ, những văn hóa ẩm thực mới lại hình hành.
Với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp cũng cần phải có những cách thức tiếp thị khác nhau. Chẳng hạn, để tiếp thị phân khúc khách hàng trẻ, có thu nhập cao và năng động, hiện nay doanh nghiệp nên tiếp cận với họ qua kênh thiết bị di động và mạng xã hội.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, chủ nhà hàng sẽ tìm được “chìa khóa thành công” cho thương hiệu của mình.
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm để vận hành nhà hàng trơn tru hơn nhé!
Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay