Trong quán bar/pub, vị trí quầy pha chế thường được đầu tư thiết kế công phu và cầu kỳ nhất, bởi đây được xem là khu vực tiềm năng thu hút khách hàng. Vậy những quy tắc và lưu ý gì sẽ giúp khu vực này đảm bảo sự thuận tiện, đồng thời đem tới không gian thẩm mỹ, thời thượng. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nội dung [hiển thị]
1. Bố trí quầy bar/pha chế
Việc bố trí quầy bar cần được tính toán trước trên bản thiết kế, giúp vị trí đặt quầy bar phù hợp với không gian chung của quán. Với những mô hình quán pub/bar thì quầy bar là chính linh hồn và trung tâm của cả quán. Một quầy bar đạt tiêu chuẩn cần đáp ứng được điều kiện về kích thước, không gian, thẩm mỹ, công năng,… đem tới năng suất làm việc hiệu quả cho nhân viên, dành sự hài lòng của khách hàng.
Kiểu dáng thiết kế khu vực quầy có ảnh hưởng trực tiếp tới bố cục và việc sắp xếp các khu vực khác trong không gian chung. Chủ quán cần cân nhắc khi lựa chọn kiểu dáng thiết kế, bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng ít nhiều trong tương lai. Nói như vậy, bởi mỗi thiết kế quầy bar sẽ đáp ứng một nhu cầu riêng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và quy mô, mô hình quán áp dụng.
Các dạng thiết kế quầy bar phổ biến như:
- Quầy bar chữ C: Phù hợp với những không gian nhỏ, giúp tối ưu hóa không gian, giúp quầy bar trở nên mềm mại.
- Quầy bar vòng tròn: Phù hợp với mọi kích thước cả kể không gian nhỏ, khách hàng được phục vụ thuận tiện, mang tới không gian ấm cúng kết nối mọi người với nhau.
- Quầy bar chữ L: Áp dụng phổ biến với mọi không gian, kiểu dáng đơn giản, nhân viên dễ dàng linh hoạt khi thực hiện pha chế.
- Quầy bar chữ U: Khá kén không gian, cần bố trí chính giữa quán để tạo sự cân bằng và đối xứng. Quán cần có một không gian đủ rộng khi áp dụng thiết kế này.
2. Thiết kế chuẩn phong cách
Thông thường sẽ phổ biến các phong cách thiết kế quầy bar theo các xu hướng như tối giản, hiện đại, cổ điển, retro,…
Mỗi một quán bar/pub sẽ có một cách thức thiết kế quầy bar khác nhau, để thể hiện phong cách, cá tính của quán. Do đó, việc lựa chọn phong cách cho quầy bar không nên làm cho có, nếu bạn thật sự muốn tạo ấn tượng với khách và giúp thương hiệu không “đụng hàng” với bất cứ địa điểm nào.
Chủ quán nên định hình hình ảnh mà quán sẽ hướng tới, điểm gì sẽ tạo nên sự khác biệt với các quán khác? Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được phong cách phù hợp, đúng mong muốn, giúp bạn lựa chọn màu sắc đồng nhất chuẩn bị cho nội thất xung quanh, tới đồ dùng trang trí, tạo điểm nhấn đặc sắc cho không gian.
Đa số khách hàng thường lựa chọn vị trí quầy bar là chỗ ngồi lý tưởng, bởi tại đây họ có thể chiêm ngưỡng cận cảnh quy trình pha chế của bartender (người pha chế), đồng thời đây còn là địa điểm check-in yêu thích của hội những người đam mê sống ảo.
Chính vì thế, hãy biến quầy bar của bạn trở nên lung linh huyền ảo với phong cách độc nhất để hình ảnh của quán khi được đăng tải trên mạng xã hội nhanh chóng thu hút cộng đồng mạng.
3. Không gian pha chế vừa tầm tay
Đây là lưu ý quan trọng trong việc thiết kế quầy pha chế bắt buộc phải tuân thủ. Bởi việc sắp xếp các dụng cụ, nguyên liệu nếu đặt quá cao hay quá xa tầm với của nhân viên sẽ gây khó khăn và mất thời gian trong việc tìm kiếm và lấy khi cần, điều đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng, gây gián đoạn công việc.
Đặc biệt đối với các dụng cụ, máy móc hoặc nguyên liệu thường sử dụng cần ưu tiên bố trí gần nhất với nhân viên pha chế, phân nhóm khoa học. Bên cạnh đó, cần tính toán chiều cao trung bình, vóc dáng của người Việt Nam để có thể thiết kế khu vực pha chế một cách cân đối nhất.
4. Đảm bảo vệ sinh
Quầy bar là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động pha chế, cũng là khu vực ngồi yêu thích của đại đa số khách hàng. Vì vậy, quán cần lau dọn vệ sinh hàng ngày khu vực này, đồng thời làm sạch và bảo quản các đồ dụng/dụng cụ pha chế nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chủ quán có thể thiết kế thùng rác âm tủ trong quầy để đảm bảo thẩm mỹ, mà loại bỏ rác thải nhanh chóng, tránh việc vương vãi trên mặt quầy, không sạch sẽ, gọn gàng.
Trong trường hợp quán không đảm bảo vệ sinh, rất có thể sẽ để lại ấn tượng xấu cho khách hàng, mang tới trải nghiệm không tốt khi sử dụng dịch vụ. Do đó, bạn cần duy trì những quy trình vệ sinh nghiêm ngặt cho quán, giúp khách hàng an tâm về chất lượng vệ sinh.
Đọc thêm: Hướng dẫn vệ sinh các thiết bị công nghệ trong nhà hàng
5. Sắp xếp khoa học
Để tiện cho việc sử dụng, quầy pha chế thường là nơi đặt rất nhiều dụng cụ, nguyên liệu, đồ decor,… Chính vì thế, khu vực này cần nhiều diện tích để tránh tình trạng không gian bị bí bách, nhân viên pha chế gặp trở ngại khi di chuyển trong quầy.
Chủ quán cần sắp xếp và phân nhóm các đồ vật, nguyên liệu, một cách khoa học, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giúp nhân viên pha chế thuận tiện khi sử dụng, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tại một số quán bar/pub, thường gặp tình trạng họ chỉ để các nguyên liệu khách phổ biến sử dụng tại quầy, còn những nguyên liệu khách ít lựa chọn hoặc có giá trị thì quán để tách biệt khu vực khác. Điều này có thể dẫn tới việc, khi có khách gọi đồ uống cần nguyên liệu đó, nhân viên pha chế phải mất thời gian di chuyển ra khu vực khác, gây tình trạng gián đoạn khi làm việc, hoạt động pha chế không được diễn ra nhanh chóng.
Để hạn chế điều này, chủ quán nên bố trí một kệ tủ dành riêng cho các nguyên liệu có giá trị, để hạn chế việc va đập rơi vỡ có thể xảy ra, nhưng cần đảm bảo kệ tủ này được đặt trong khu vực quầy bar.
Khu vực bar thường được chia làm 2 phần: khu vực quầy bar phía sau và mặt trước. Khu vực phía sau quầy bar thường là nơi thu hút ánh nhìn của khách hàng nhất, do đó bạn cần đầu tư bày biện, trang trí độc đáo. Lưu ý hãy lựa chọn cách sắp xếp tinh tế, khoa học, tránh việc bày biện không hợp với tổng thể, gây rối mắt.
Đọc thêm: Quy tắc xây dựng bộ mã vật tư hàng hóa trong nhà hàng
6. Lời kết
Trên đây là 5 quy tắc quan trọng để quầy bar/pha chế đạt tiêu chuẩn sử dụng. iPOS.vn hy vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp ích chủ quán trong quá trình setup quán, để khi đi vào vận hành sẽ mang đến sự tiện lợi và hiệu quả tối đa.
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để vận hành quán trơn tru hơn nhé!