Buy Now

Tìm kiếm

Xu hướng ăn Healthy đang bị “đánh tráo khái niệm” và hủy hoại thói quen ăn uống lành mạnh như thế nào?

  • Chia sẻ cái này:
Xu hướng ăn Healthy đang bị “đánh tráo khái niệm” và hủy hoại thói quen ăn uống lành mạnh như thế nào?

Tin tức mới

Xu hướng ăn Healthy đang bị “đánh tráo khái niệm” và hủy hoại thói quen ăn uống lành mạnh như thế nào?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Cùng với các chế độ ăn kiêng khác như KETO, das, low-carb (ít tinh bột),… những năm gần đây giới trẻ đang rất ưa chuộng chế độ ăn healthy. Đây được coi là một chế độ ăn lành mạnh, phối hợp đa dạng những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với cách chế biến khoa học để giữ được tối đa hàm lượng dinh dưỡng.

Tuy nhiên, từ mục đích tốt đẹp ban đầu, xu hướng ăn healthy đang ngày càng bị biến tướng và hiểu theo cách sai lệch, dẫn tới những hậu quả không tốt. Hãy cùng iPOS.vn khám phá đúng bản chất của việc ăn uống healthy và xây dựng cho mình một thói quen lành mạnh qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thế nào ăn healthy? Vì sao ăn healthy lại được mọi người ưa chuộng ngày càng nhiều?

1.1. Ăn healthy là gì và quy tắc ăn healthy?

Chế độ ăn healthy là 1 chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như tinh bột, đường, chất xơ, khoáng chất,… Các nhóm thực phẩm được sử dụng trong chế độ ăn có xu hướng duy trì mục tiêu giảm cân, giảm lượng calo, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý và cải thiện tình trạng sức khỏe.

Ăn healthy để giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, đủ chất hơn

Một bữa ăn healthy đúng cách cần đảm bảo những quy tắc sau đây:

  • Hoàn chỉnh: Bữa ăn healthy chuẩn mực phải chứa đủ tất cả các nhóm thực phẩm kết hợp với nhau để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Đa dạng: Sự xuất hiện của nhiều loại thực phẩm khác nhau, mỗi loại lại chứa một hoặc nhiều nhóm dưỡng chất sẽ giúp bữa ăn healthy mang tính đa dạng. 
  • Cân bằng: Khối lượng của mỗi loại thực phẩm trong một bữa ăn sẽ chỉ nằm trong một mức giới hạn vừa phải, tùy theo mức độ của tháp dinh dưỡng.
  • Đủ: Tỷ lệ và khối lượng các nhóm thực phẩm có trong một bữa ăn healthy không chỉ đúng theo tháp dinh dưỡng mà nó còn phải được tính toán để đáp ứng nhu cầu của cơ thể tùy theo lứa tuổi, giới tính, công việc,…

1.2. Lợi ích của việc ăn healthy

Ăn healthy giúp hỗ trợ giảm cân và duy trì vóc dáng cân đối: Chế độ ăn healthy không có những nguyên tắc ép cân khắt khe như chỉ được ăn thực phẩm này bỏ qua thực phẩm kia, cân đo từng calories mà vẫn ăn đầy đủ các nhóm chất, đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh, không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Hơn nữa, ăn healthy còn khuyến khích chúng ta nạp vào cơ thể những chất có lợi như chất béo lành mạnh có trong mỡ cá và thực vật, hay tinh bột chuyển hóa chậm có trong ngũ cốc nguyên cám,… Nhờ đó, lượng calories nạp vào cơ thể thấp hơn ngày trước nhưng chúng ta vẫn có cảm giác no lâu, không thèm ăn liên tục, khiến cân nặng từ từ giảm đi đáng kể và vóc dáng cũng thon gọn hơn.

Ăn healthy là một xu hướng không chỉ giới trẻ thích mà cả người lớn cũng thích

Ăn healthy giúp phòng tránh các loại bệnh nguy hiểm: Bằng cách ăn healthy, chúng ta sẽ hạn chế được việc phải tiêu thụ những loại thực phẩm có hại này. Trong chế độ ăn healthy thường ưu tiên sử dụng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch và gạo lứt; cũng như tăng cường rau xanh và hoa quả giúp giảm lượng đường hóa học nạp vào mỗi ngày. 

Chất béo trong dầu oliu, bơ, cá và các loại hạt sẽ thay thế các chất béo không lành mạnh, từ đó giảm cholesterol trong máu, đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hơn nữa, rau quả tươi còn chứa nhiều các chất chống oxy hóa, góp phần cải thiện sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm.

Xem thêm: Mở nhà hàng trong trung tâm thương mại: Tiền lãi có “đủ gồng” tiền thuê mặt bằng?

2. Xu hướng ăn healthy đang bị “bóp méo” và “đánh tráo khái niệm” như thế nào?

2.1. Ăn healthy là “Tẩy chay, từ bỏ những món đồ ăn truyền thống”

Vài năm trở lại đây, khi xu hướng ăn healthy ngày càng lan tỏa rộng rãi, người người nhà nhà dần chuyển sang thay thế thực phẩm quen thuộc hằng ngày trong bữa ăn bằng những thực phẩm được gán mác là “ít calories”, “ít chất béo”, “chuyển hóa chậm” như bột mì nguyên cám, bột yến mạch, gạo lứt, thịt ức gà, cá hồi, rau củ quả organic,… Việc nấu nướng chế biến thức ăn cũng không còn dùng gia vị bình thường muối, tiêu, mỡ, đường mía,… mà thay vào đó là các loại khác như dầu olive, muối hồng, đường ăn kiêng,… 

Trên MXH từng xôn xao với clip của một influencer khá nổi trong cộng đồng ăn healthy – eat clean hướng dẫn kho cá theo kiểu healthy. Đáng nói, influencer này còn lên tiếng chê món cá kho của các bà, các mẹ theo kiểu truyền thống là nhiều gia vị, quá mặn, không tốt cho sức khỏe như cách kho healthy bây giờ, ngày xưa không có điều kiện nên chỉ nấu ăn cho ngon miệng chứ không chú ý kiến thức về dinh dưỡng,… 

Ăn healthy đúng cách thì tốt thật nhưng điều đó có đồng nghĩa chúng ta nên tẩy chay hết các món truyền thống?

Ngay lập tức, video thu về nhiều ý kiến trái chiều vì người xem cho rằng người làm clip nói không hề đúng, cố tình “dẫm đạp” lên món ăn truyền thống để nâng cao vị thế món healthy. Hơn nữa, nếu làm theo kiểu healthy thì hương vị của món cá kho cũng bị nhạt, không khác gì cá luộc xì dầu, hoàn toàn không phải là hương vị cá kho dậy mùi thơm ngon như chúng ta vẫn thường biết.

Chưa dừng lại ở việc ăn uống thông thường mà mà “cơn lốc” healthy còn quét qua cả các lĩnh vực khác như đồ ăn vặt, bánh kẹo,… Hiện nay vào mỗi dịp Tết hay Trung thu, bên cạnh bánh chưng và bánh Trung thu truyền thống, người ta còn thấy sự xuất hiện của cả bánh chưng healthy (thay gạo nếp bằng gạo lứt tím, thay thịt ba chỉ mỡ bằng thịt siêu nạc) hay bánh Trung thu healthy. 

Tuy nhiên, điều đáng nói là thay vì cạnh tranh sòng phẳng, nhiều người bán đồ healthy không có tâm đã làm nhiều chiêu trò “truyền thông bẩn”, “đánh tráo khái niệm” để khách hàng lầm tưởng rằng bánh Trung thu truyền thống rất béo, ăn vào có hại cho sức khỏe, không thể tốt như bánh Trung thu healthy. 

Nhiều người bán hàng đã “đánh tráo khái niệm” để lừa khách, tăng doanh thu cho bánh mác healthy nhưng không hề healthy của mình

Dần dần, từ việc “khuyến khích” ăn healthy, hạn chế những thực phẩm có hại cho sức khỏe; nhiều người đã trở nên cực đoan và quyết tâm tẩy chay, từ bỏ tất cả các món ăn truyền thống, chỉ ăn healthy vì nghĩ như vậy mới tốt. 

2.2. Ăn healthy “giúp chúng ta nhanh gầy, dáng đẹp, sức khỏe tốt”

Đúng với tên gọi, ăn healthy là một cách để giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe, hạn chế nạp vào người những thực phẩm có hại, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Cũng do bị ảnh hưởng bởi các quảng cáo “đồ ăn healthy”, “đồ ăn eat clean”,… nhan nhản trên mạng mà ngày càng nhiều người tin rằng ăn healthy sẽ mang lại lợi ích là nhanh gầy, dáng đẹp, giảm cân siêu nhanh. 

Và thế là các chị em cứ liên tục rủ nhau ăn healthy, mua gạo lứt, ăn bánh mì nguyên cám, uống sữa hạt,… với suy nghĩ chỉ cần ăn như vậy cân nặng sẽ nhanh chóng giảm xuống, không cần phải mất công tập luyện hay ăn kiêng gì cả.

Ăn healthy mà không kết hợp với tập luyện thì cũng không thể gầy được

Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Về bản chất, chế độ ăn healthy là chế độ ăn không phải tuân thủ theo quá nhiều nguyên tắc khắt khe, nghiêm khắc nên nó sẽ không mang lại những kết quả tức thì, thần tốc như những chế độ ăn khác. Ăn healthy hạn chế những thực phẩm dầu mỡ, quá nhiều tinh bột; ưu tiên thực phẩm giàu đạm, vitamin và chất xơ hơn để cơ thể đảm bảo đủ chất, không bị tích mỡ thừa nhanh chóng. 

Ăn healthy chỉ là chế độ ăn để “hỗ trợ giảm cân”, còn muốn giảm được cân, giữ được dáng đẹp thì bắt buộc chúng ta phải tập luyện để đốt cháy bớt lượng calories nạp vào. Không thể có chuyện chúng ta cứ ăn “thả phanh”, kể cả là ăn healthy mà vẫn có thể giảm cân được.

2.3. Ăn healthy là phải “cắt giảm hoàn toàn tinh bột trắng, dầu mỡ, đường tinh luyện,…”

Một trong những nguyên tắc của việc ăn healthy là chúng ta cần phải hạn chế sử dụng chất béo không lành mạnh, tinh bột chuyển hóa nhanh và đường tinh luyện. Chất béo và đường vẫn luôn bị coi là “kẻ thù” của chị em phái đẹp trên con đường giảm cân khi chúng sẽ chuyển hóa thành lớp mỡ khó tan dưới eo, bụng, đùi, bắp tay, bắp chân,… 

Vì thế, nhiều người đã nghĩ ăn healthy là phải loại bỏ hoàn toàn chất béo và đường ra khỏi chế độ ăn, đồng nghĩa với việc không dùng dầu ăn, không ăn đồ chiên rán, không ăn hoa quả (vì sợ đường ngọt có tự nhiên trong hoa quả), không ăn tinh bột,… 

Nên có chế độ ăn healthy đủ chất, đủ dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh

Tuy nhiên, chất béo và đường lại là những chất không thể thiếu của cơ thể để duy trì hoạt động bình thường. Nếu không có chất béo, cơ thể sẽ khó tiêu hóa thức ăn. Chất béo giúp chuyển hóa các loại vitamin A, E; thiếu chất béo cũng khiến da bị lão hóa nhanh hơn và chức năng gan yếu đi. 

Còn đường là nguồn cung cấp năng lượng cho não bộ hoạt động, thiếu đường sẽ khiến chúng ta thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu tỉnh táo, hay quên, không suy nghĩ mạch lạc được. Vì thế việc loại bỏ hoàn toàn hai chất này là một cách ăn không hề lành mạnh, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ thể, hoàn toàn trái ngược lại với khái niệm “healthy”.

Xem thêm: Từ câu chuyện bánh Trung thu healthy: Hiện đại hóa món ăn truyền thống hay Đánh mất văn hóa cổ truyền

3. Kết luận

Dù là một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh nhưng càng ngày việc ăn uống healthy càng bị “bóp méo” và khiến nhiều người không hiểu đúng bản chất của nó nên áp dụng không hiệu quả. Hãy thật tỉnh táo trước những chiếc “bẫy” của người bán đồ ăn healthy không có tâm và tìm hiểu kỹ thông tin trên mạng trước khi quyết định ăn uống theo kiểu healthy nhé!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất