Buy Now

Tìm kiếm

Te Amo – Bí mật đằng sau công thức nhượng quyền trà sữa “một vốn bốn lời”

  • Chia sẻ cái này:
Te Amo – Bí mật đằng sau công thức nhượng quyền trà sữa “một vốn bốn lời”

Tin tức mới

Te Amo – Bí mật đằng sau công thức nhượng quyền trà sữa “một vốn bốn lời”

nhượng quyền Te Amo

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Nhiều năm trở lại đây, nhượng quyền trà sữa được cho là “miếng bánh béo bở” dành cho những nhà đầu tư mới bước chân vào ngành F&B. Giữa hàng loạt những “ông lớn” trà sữa nối đuôi nhau nhượng quyền như Gong Cha, Toco Toco, The Alley,… Te Amo là một thương hiệu non trẻ nhưng đã gặt thu được nhiều thành công vang dội. Trong bài viết này, hãy cùng iPOS.vn khám phá ngay bí mật đằng sau công thức nhượng quyền trà sữa của Te Amo nhé!

nhượng quyền Te Amo
Te Amo là thương hiệu trà sữa được đông đảo người trẻ yêu thích

Te Amo được cho là thương hiệu nhượng quyền trà sữa hấp dẫn nhất hiện nay. Chỉ cần bỏ ra số vốn ban đầu 369 triệu, bạn hoàn toàn tự tin có thể lên làm “sếp lớn” ngay lập tức. Nếu bạn đang có dự định muốn kinh doanh loại hình này, việc nhượng quyền Te Amo là lựa chọn sáng suốt và hợp lý nhất thời điểm hiện tại. 

Xem thêm: Nhượng quyền kinh doanh hay tự mở quán ăn – đâu là lựa chọn sáng suốt hơn?

1. Từ một cơn sốt đến thói quen hàng ngày của giới trẻ

Trà sữa từng được coi là một “cơn sốt” đồ uống nhất thời, cho đến khi nó len lỏi vào đời sống hàng ngày và trở thành thói quen khó bỏ của hầu hết người trẻ. Nếu như trước đây, các chủ quán kinh doanh trà sữa phục vụ chủ yếu giới học sinh, sinh viên thì giờ đây những khách hàng ở độ tuổi trung niên, người già trẻ nhỏ dường như ai cũng “nghiền” trà sữa.

Trà sữa đã trở thành thói quen khó bỏ đối với nhiều người

Kinh doanh trà sữa tương tự như việc mở quán trà chanh, cà phê,… – những mô hình đã quá quen thuộc trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống. Thế nhưng, chính sự phổ biến đó đã khiến cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu trà sữa trở nên ngày một khốc liệt. Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, kén chọn và khó tính hơn. Mở một quán trà sữa cần lo toan đủ thứ chi phí từ mặt bằng, trang thiết bị, nhân sự,… Thời gian hoàn vốn trung bình cũng mất đến 12 – 18 tháng. Chưa kể, chi phí nguyên liệu, vận chuyển ngày một tăng cao khiến nhiều chủ quán phải ngậm ngùi rao bán “cần câu cơm” vì không đủ tiềm lực vận hành. 

Ngay đến người “anh cả” như Toco Toco, Ding Tea hay The Alley cũng phải liên tục tung chiêu giảm giá, tặng kèm,… nhằm giữ chân khách hàng. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Vậy đâu là con đường dành cho “những tay mơ” muốn kinh doanh trà sữa?

2. Trà sữa Te Amo – “miếng bánh” nhượng quyền ngọt ngào

Khó khăn là vậy, nhưng con đường kinh doanh trà sữa vẫn mở rộng nếu chủ quán đủ tỉnh táo và nắm chắc được kiến thức kinh doanh thực tế. Là thương hiệu trà sữa đang thu hút được nhiều sự quan tâm của giới trẻ, Te Amo có những chiến lược kinh doanh hợp lý đáng học hỏi. Và nhượng quyền trà sữa Te Amo là một hướng đi “dễ thở” hơn đối với ai muốn khởi nghiệp trà sữa vào thời điểm hiện tại.

Te Amo là thương hiệu trà sữa có giá cả “hạt dẻ”, phù hợp với mọi đối tượng từ học sinh, sinh viên cho đến dân công sở. Với mức chỉ từ 19.000đ/ly trà sữa trân châu, dường như thương hiệu này đang tận dụng chiến lược giá rẻ để nhanh chóng thu hút được nhiều tầng lớp khách hàng. 

Te Amo có mức giá phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

Te Amo trong tiếng Pháp có nghĩa là “Tôi yêu bạn”. Đó cũng chính là thông điệp mà hãng này muốn gửi gắm đến khách hàng vào từng ly trà sữa. Te Amo cố gắng thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đến khách hàng qua những búp trà chắt chiu hòa cùng dòng sữa tươi ngọt lành. Ủng hộ những sản phẩm của Te Amo, nghĩa là bạn đang chấp nhận lời tỏ tình dễ thương và đáng yêu đến từ thương hiệu này. Thưởng thức trà sữa Te Amo có nghĩa là bạn đang yêu chính bản thân mình. Thế nhưng, khi bạn tặng ly trà sữa Te Amo cho người khác, đó là cách khéo léo để gửi gắm tình cảm đến đối phương. 

Với tầm nhìn trở thành một chuỗi trà sữa theo mô hình take away đơn giản nhưng hiệu quả, Te Amo đang nuôi tham vọng mở rộng hơn nữa để trở thành thương hiệu trà sữa giá trị cao tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sứ mệnh của Te Amo chính là gắn kết những tâm hồn trà sữa lại gần với nhau hơn, cố gắng lan tỏa tình yêu đến tất cả mọi người. 

Tuy không có vị thế lâu năm trong ngành, trà sữa Te Amo vẫn là cái tên sáng giá để kinh doanh nhượng quyền. Không cần tiêu tốn đến tiền tỷ vào một “mối làm ăn” mà bạn không chắc chắn về tỷ lệ thành công của nó, nhượng quyền Te Amo là một khoản đầu tư sinh lời đã được kiểm chứng với số vốn đầu tư ban đầu là 369 triệu đồng. 

3. Công thức nhượng quyền trà sữa Te Amo “một vốn bốn lời”

Khi nhượng quyền thương hiệu trà sữa Te Amo, chủ quán chỉ cần bỏ ra một khoản 369 triệu đồng là có thể nhận được ngay “sự hậu thuẫn” nhiệt thành đến từ thương hiệu đình đám này từ mặt bằng, nhân sự, trang thiết bị, nguyên liệu cho đến truyền thông/marketing.

Công thức nhượng quyền trà sữa Te Amo “một vốn bốn lời”

2.1. Vấn đề mặt bằng

Dù kinh doanh nhà hàng hay cà phê, trà sữa thì mặt bằng cũng là vấn đề đầu tiên và nan giải nhất đối với chủ quán. Tuy nhiên khi nhượng quyền trà sữa Te Amo, bạn sẽ được phía bên phụ trách nhượng quyền hỗ trợ tìm mặt bằng phù hợp với chi phí tối ưu và dễ dàng tiếp cận khách hàng nhất có thể. 

2.2. Vấn đề trang thiết bị

So với việc tự mày mò tìm hiểu các thiết bị, máy móc pha chế rồi vẫn “mua hớ”, nhượng quyền Te Amo đơn giản hơn nhiều. Thương hiệu sẽ chủ động cung cấp cho bạn trang thiết bị hiện đại, tinh gọn và đảm bảo với mức giá tối ưu nhất.

2.3. Vấn đề nhân sự

Đào tạo nhân sự khi mở quán cũng là vấn đề nan giải đối với nhiều chủ quán. Tuy nhiên, đội ngũ Ta Amo với kinh nghiệm quản lý nhân sự lành nghề trong ngành F&B sẽ hỗ trợ bạn đào tạo nhân viên bài bản nhất, làm sao để thúc đẩy hiệu suất và chất lượng công việc.

Te Amo sẵn sàng hỗ trợ khách hàng về đào tạo nhân sự

2.4. Vấn đề truyền thông/marketing

Bài toán truyền thông thường là vấn đề nhức nhối đối với các thương hiệu trà sữa mới mở. Đừng lo lắng vì Te Amo sẽ cam kết hỗ trợ truyền thông giúp khách hàng, hướng dẫn bạn cách marketing sao cho vừa tiết kiệm, vừa nhanh chóng có được những vị khách đầu tiên. 

2.5. Vấn đề nguyên liệu

Đặc thù trong ngành F&B là đồ uống “thành hay bại” đều phụ thuộc vào nguyên liệu. Nguyên liệu có tốt, có chất lượng thì thành phẩm tới tay khách hàng mới tròn vị. Te Amo cũng cam kết cung cấp đến khách hàng nhượng quyền nguyên liệu chất lượng, nhập 100% tại nước ngoài. Bên cạnh hương vị thơm ngon và mức giá hợp lý, Te Amo còn liên tục pha chế, cải tiến để cho ra những sản phẩm mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Xem thêm: Mục sở thị Haidilao ăn đêm cho hội “cú”

Tuy là một thương hiệu non trẻ nhưng thương hiệu trà sữa Te Amo đã nhanh chóng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư mới tham gia vào cuộc chơi ngành F&B. Với công thức nhượng quyền đơn giản, tối ưu và tiết kiệm chi phí, nhượng quyền Te Amo là hứa hẹn sẽ là lựa chọn an toàn và phù hợp nhất vào thời điểm hiện tại.

Bạn có thể tham khảo thêm: 

Phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp, dễ sử dụng nhất

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất