Trong quá trình truyền thông cho nhà hàng, để xây dựng được danh tiếng, độ thu hút và có được một tệp khách hàng trung thành thì câu chuyện thương hiệu là điều rất cần thiết. Câu chuyện thương hiệu của nhà hàng như một dấu ấn đặc biệt khắc sâu hình ảnh nhà hàng vào tâm trí khách hàng và phân biệt với những đối thủ khác.
Hiện nay rất nhiều chủ nhà hàng đã và đang nhận định được tầm quan trọng của việc có một “chân dung” độc đáo, riêng biệt trên thị trường F&B bằng việc xây dựng câu chuyện thương hiệu. Nhưng làm thế nào để câu chuyện thương hiệu của nhà hàng có thể đảm bảo được sự hấp dẫn, thu hút mà vẫn thật nổi bật?
Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu một số lưu ý trước khi các chủ nhà hàng và bộ phận truyền thông bắt tay vào xây dựng câu chuyện thương hiệu của mình nhé!
Nội dung [hiển thị]
1. Câu chuyện thương hiệu là gì?
Câu chuyện thương hiệu – hay còn gọi với cái tên Brand Story – là một “câu chuyện” đúng nghĩa kể về quá trình thành lập, tồn tại và phát triển của một thương hiệu từ những ngày đầu thành lập cho tới khi đạt được những thành công nhất định.
Câu chuyện thương hiệu có nhiều hình thức thể hiện, không nhất thiết phải được trình bày dưới dạng văn xuôi mà có thể là một video clip ngắn, một tấm hình được thiết kế chỉn chu, một album ảnh nhiều tầng lớp ý nghĩa hoặc một trang blog sáng tạo,…
Xây dựng câu chuyện thương hiệu chính là quá trình mà doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu đặc trưng của mình, tạo niềm tin và nhận thức cho khách hàng. Một thương hiệu thu hút, đặc sắc và có câu chuyện hấp dẫn sẽ giúp khách hàng ấn tượng và trung thành với doanh nghiệp.
2. Vì sao nhà hàng cần xây dựng câu chuyện thương hiệu?
2.1. Câu chuyện thương hiệu tạo nên dấu ấn nhận diện riêng cho nhà hàng
Trong ngành kinh doanh F&B sôi động như hiện tại, các nhà hàng, quán cà phê, chuỗi franchise,… mọc lên “như nấm sau mưa” khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt. Giữa vô vàn những tên tuổi như thế, làm cách nào để người tiêu dùng có thể nhớ tới một thương hiệu khi nảy ra nhu cầu mua sắm một sản phẩm nào đó?
Câu trả lời là: hãy tạo dấu ấn riêng khắc sâu vào trí nhớ cho người tiêu dùng – bằng cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn.
Hơn cả một hình thức quảng cáo thông thường, câu chuyện thương hiệu tốt sẽ kết nối được với khán giả, nắm bắt trái tim của họ và tương tác với họ ở mức độ sâu hơn nhiều so với những quảng cáo thông thường. Thông điệp truyền tải trong câu chuyện cũng sẽ có sự gắn kết chặt chẽ, mang đến những ý nghĩa tích cực và chạm đúng đến mối quan tâm, insight hoặc pain-point của công chúng mục tiêu.
Khi câu chuyện thương hiệu đủ hay và thú vị làm người tiêu dùng ghi nhớ, điều này có nghĩa là nhà hàng đã thành công “ghi dấu” với khách hàng tiềm năng, tăng thêm khả năng họ sẽ lựa chọn đến với nhà hàng mỗi khi có nhu cầu ẩm thực.
Xem thêm: Công thức xử lý khủng hoảng truyền thông cho nhà hàng, quán cafe
2.2. Câu chuyện thương hiệu giúp nhà hàng xây dựng được tệp khách hàng trung thành
Xây dựng câu chuyện thương hiệu là một khía cạnh quan trọng của việc chuyển đổi khách hàng doanh nghiệp, từ những khách hàng mới chưa biết đến thương hiệu trở thành một khách hàng trung thành. Gần như một “cuộn phim” kể về nhà hàng, không chỉ thể hiện lại các sự kiện, giai đoạn phát triển quan trọng mà câu chuyện thương hiệu còn khéo léo nhắc đến những sản phẩm, cảm xúc mà nhà hàng có thể mang lại cho khách tới dùng bữa.
Cuối cùng, khi thông điệp truyền tải trong câu chuyện thương hiệu chạm tới trái tim người tiêu dùng, họ sẽ nảy sinh mong muốn xây dựng mối quan hệ đồng cảm, thân thiết và lâu dài với nhà hàng. Những khách hàng tiềm năng có thể đến dùng thử sản phẩm một lần và nếu hài lòng, họ sẽ “gia nhập” hàng ngũ khách hàng trung thành tuyệt đối của nhà hàng.
3. Những điều nhà hàng cần lưu ý khi bắt tay xây dựng câu chuyện thương hiệu
3.1. Sáng tạo một câu chuyện thú vị, hấp dẫn nhưng chân thực
Rất nhiều chủ nhà hàng và bộ phận truyền thông bị sa đà vào một “cái bẫy”: họ muốn câu chuyện thương hiệu độc đáo nên cố hết sức để xây dựng nó hoa mỹ, bay bổng và thậm chí “lớn lao” hơn cả mục tiêu của nhà hàng. Tuy nhiên, khi tiếp cận với người tiêu dùng, những câu chuyện hoa mỹ này lại rất dễ làm người xem nảy sinh tâm lý phản cảm, nghi ngờ, dẫn tới việc họ bỗng nhiên có ác cảm với nhà hàng dù chưa một lần thưởng thức sản phẩm.
Vì thế, một câu chuyện thương hiệu tốt là một câu chuyện phải có đầy đủ giá trị nội dung: mở – thân – kết, có những chi tiết sáng tạo hoặc bất ngờ để trở thành điểm sáng. Đồng thời, nó cũng phải mang tính chân thực nhất định để có thể thuyết phục khách hàng đồng cảm với thông điệp, sứ mệnh mà câu chuyện của nhà hàng muốn truyền tải.
3.2. Gắn câu chuyện thương hiệu với những món signature của nhà hàng
Giống như câu chuyện thương hiệu là “dấu ấn” đặc trưng thì những món ăn signature cũng là “chữ ký” độc đáo nhất của một nhà hàng. Hương vị đặc trưng của chúng mang lại cho các thương hiệu một bản sắc “không – nhầm – lẫn” với khách hàng và các đối thủ cạnh tranh, khiến thực khách ấn tượng sâu sắc, muốn quay trở lại và giới thiệu nó đến với người khác.
Nếu nhà hàng đã có những món ăn signature nổi tiếng, hãy cố gắng gắn kết nó vào trong câu chuyện thương hiệu, thổi cho những sản phẩm đó một “linh hồn” thực thụ mang giá trị cốt lõi của nhà hàng. Như vậy, khách hàng khi nhớ tới thương hiệu sẽ nhớ tới những món signature và ngược lại, vừa làm tăng độ nhận diện, vừa có thể lôi kéo thêm khách hàng tiềm năng thưởng thức những món signature đó.
3.3. Định hướng nội dung theo giá trị mà khách hàng muốn nhận được
Một trong những mục tiêu của việc kể chuyện thương hiệu là chuyển đổi từ nhóm khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mục tiêu, khách hàng trung thành của nhà hàng. Trước hết, nhà hàng phải xác định được nhóm công chúng chính mà câu chuyện thương hiệu của họ nhắm tới, xây dựng chân dung nhóm khách hàng này cặn kẽ để tìm ra insight hoặc pain-point của họ.
Sau khi đã xác định chân dung khách hàng, câu chuyện thương hiệu của nhà hàng cần tập trung khơi gợi cảm xúc cho người tiếp cận, cho họ thấy rõ cái mà họ sẽ nhận được khi tới dùng bữa tại nhà hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Vì vậy, câu chuyện thương hiệu của nhà hàng không chỉ đơn thuần kể lại quá trình phát triển của nhà hàng, chủ nhà hàng và bộ phận truyền thông còn cần khéo léo cài cắm, gắn vào trong câu chuyện đó những lợi ích, giá trị dành cho nhóm khách hàng tiềm năng; từ đó thôi thúc họ tới nhà hàng thưởng thức sản phẩm.
Xem thêm: Cách các thương hiệu lớn xử lý khủng hoảng truyền thông trong ngành F&B
4. Kết luận
Câu chuyện thương hiệu là một phần quan trọng không thể thiếu để xây dựng thương hiệu cho nhà hàng, khéo léo giữ chân khách hàng đến với quán. Vì thế, các chủ nhà hàng khi làm truyền thông cần chú trọng xây dựng câu chuyện thương hiệu cho riêng mình sao cho thật ấn tượng, độc đáo, tự nhiên nhưng cũng không kém phần chân thành.
Hãy tham khảo thêm các phần mềm sau để công việc vận hành nhà hàng trở nên trơn tru hơn nhé!
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay