Buy Now

Tìm kiếm

5 phẩm chất cần có của một chủ quán F&B thành công

  • Chia sẻ cái này:
5 phẩm chất cần có của một chủ quán F&B thành công

Tin tức mới

5 phẩm chất cần có của một chủ quán F&B thành công

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Với rào cản gia nhập ngành dễ dàng, kinh doanh F&B bỗng nhiên trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi ôm theo giấc mơ khởi nghiệp. Họ hình dung rất đơn giản, kinh doanh nhà hàng/quán cafe chỉ là: Có vốn, tìm mặt bằng, thuê thiết kế, lên menu, định giá, bán,… Tuy nhiên, chính lầm tưởng tai hại này đã khiến nhiều người vỡ mộng khi bắt tay vào kinh doanh trong thực tế.

Bạn có tiền? Bạn thành công trong rất nhiều lĩnh vực khác? Nhưng không có nghĩa là bạn đã sẵn sàng trở thành chủ kinh doanh F&B. Ngành dịch vụ ăn uống giờ đây không chỉ đơn thuần là những quán xa nhỏ lẻ như cách đây 10 – 20 năm, mạnh ai nấy sống mà còn tiềm ẩn đầy nguy cơ và thách thức sẵn sàng hạ gục bất cứ tay mơ nào. Vậy bạn cần trang bị những phẩm chất gì để sẵn sàng trở thành chủ quán? Hãy cùng iPOS.vn khám phá trong bài viết dưới đây!

1. Đam mê nấu ăn/pha chế – Vì kinh doanh F&B vẫn cần nhất cái tôi!

Đam mê nấu ăn, pha chế là phẩm chất đầu tiên mà tất cả các chủ quán cần phải có nếu muốn xây dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh bền vững. Một chủ quán thiếu đam mê, chỉ “ngã” vào ngành vì những toan tính kinh doanh lợi nhuận sẽ không thể tạo ra bản sắc riêng biệt. Vấn đề này khiến quán ăn/cafe chìm nghỉm trong thị trường vốn đã quá đông đúc, dần thiếu đi sự thu hút, gặp khó khăn trong việc lôi kéo khách hàng trong dài hạn.

Doanh nhân Đoàn Thị Thu Thủy – chủ nhà hàng Bếp Nhà Xứ Quảng cho biết đã là chủ quán thì phải có hiểu biết về ẩm thực 

Hơn nữa, chủ quán không có cái “tâm” với nghề thì không thể đồng hành, lèo lái thương hiệu qua những biến cố. Những chủ quán thiếu đam mê, coi trọng lợi nhuận sẽ rất dễ bỏ cuộc nếu nhà hàng, quán cafe của họ làm ăn sa sút. Chỉ những người có đam mê thật sự mới toàn tâm toàn ý, sẵn sàng hi sinh để gồng gánh cùng thương hiệu.

Ngoài ra, một chủ quán không có đam mê sẽ không có cái nhìn chính xác về chất lượng nhà hàng. Đầu bếp/pha chế đang hoạt động ra sao, quy trình làm việc thế nào, sản phẩm có tốt không? – khi có đam mê, hiểu biết, người chủ sẽ đánh giá được tất cả những yếu tố này, từ đó có phương pháp tối ưu, cải thiện cho quán. 

Xem thêm: Chìa khóa thành công khi kinh doanh nhà hàng thời kỹ thuật số

2. Ham học hỏi – Vì biết người biết ta, trăm trận trăm thắng!

Với mức độ biến chuyển không ngừng, F&B là ngành đòi hỏi chủ quán phải chịu khó học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục. Ham học hỏi là phẩm chất đầu tiên mà chủ quán cần trau dồi thường xuyên, qua đó hỗ trợ cho việc kinh doanh của mình.

Bạn cần biết thực trạng ngành F&B nói chung đang như thế nào, riêng ở địa phương mình thì ra làm sao, và đánh giá khách quan để xem nó có tiềm năng để ném tiền vào đầu tư không? Những kiến thức cơ bản như bán cho ai, bán cái gì, bán như thế nào, bạn cũng phải nắm được thì mới có thể xây dựng được sản phẩm, menu và tìm kiếm đối tượng khách hàng mục tiêu.

Kiến thức đặc thù về ngành cũng là yếu tố chủ quán buộc phải nằm lòng. Vì kinh doanh F&B không giống kinh doanh thương mại, nó phục vụ cho nhu cầu, trải nghiệm của con người. Nên ngoài những khái niệm cơ bản như: chi phí đầu tư ban đầu, chi phí khấu hao, chi phí vận hành… bạn còn phải bỏ túi thêm những thứ trời ơi đất hỡi khác mà có nằm mơ bạn cũng chưa nghĩ đến như “chi phí trải nghiệm” hay “chi phí bôi trơn”,…

3. Có trách nhiệm với công việc – Vì đã làm chủ thì nói không với đổ lỗi!

Trong cuộc sống nói chung và trong công cuộc làm chủ quán nói riêng, việc nhận trách nhiệm và ngưng đổ lỗi không phải ai cũng làm được. Nói mồm thì rất dễ, nhưng để thực hành thì không dễ chút nào. Tuy nhiên, khi làm chủ quán, bạn phải hiểu rằng mọi lỗi nhỏ nhất đều ảnh hưởng đến chính túi tiền của bạn nên chung quy lại, mọi trách nghiệm bạn đều cần nhận để biết, để hiểu, để sửa. 

Chẳng hạn, nếu nhân viên làm sai quy trình, quản lý phải có trách nhiệm đào tạo và sửa chữa lỗi sai. Nếu nhân viên làm sai quá nhiều lần, bạn phải xem lại năng lực người quản lý, lúc đó bạn là người có trách nhiệm với quản lý đó một cách trực tiếp và nhân viên đó một cách gián tiếp. 

Chủ quán phải đứng ra chịu trách nhiệm khi khách hàng phàn nàn 

Đã từng có câu chuyện tại một quán cafe, khi nhân viên phục vụ chậm trễ trong giờ cao điểm, chẳng những không bị của trách mà lại còn được chủ quán xin lỗi. Vì chủ quán cho rằng mình đã không chuẩn bị kỹ, trang bị kỹ những kĩ năng cần thiết cho nhân viên cũng như tính sai công suất làm việc của mỗi người thành ra quán bị quá tải. Khỏi phải nói, quán này làm ăn cực kỳ thành công, cũng như nhân viên đều hết mực nể phục ông chủ!

4. Biết làm gương – Vì từ quán đến nhân viên đều là hình ảnh phản chiếu của bạn!

Đừng bắt nhân viên phải theo quy trình khi chính bạn là người nhảy vào phá vỡ nó. Đừng có bắt nhân viên dọn dẹp sạch sẽ khi bạn là người bừa bãi. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình là chủ quán thì mình có quyền “chơi” không theo luật lệ quy tắc gì. Cũng đừng nghĩ rằng rằng không có bạn thì nhân viên thu thiệt, nên cứ thế mặc sức làm càn. 

Trong thực tế, quán nào có thể hoạt động nếu không có nhân viên? Nếu bạn là người làm thuê, bạn sẽ nghĩ gì khi chủ quán mình như vậy? Liệu bạn có nể chủ quán mà làm việc chăm chỉ, đúng mực hay không? Hay bạn sẽ chỉ làm việc một cách chống đối, cho qua chuyện vì chủ quán cũng chỉ úi xùi thế thôi mà? Hãy quan niệm rằng, quan hệ giữa bạn và nhân viên là quan hệ đối tác, bạn và họ cùng phụng sự lẫn nhau. Vì vậy, nếu muốn nhân viên phụng sự và hợp tác trên tiêu chí có lợi cho bạn, hãy biết làm một tấm gương sáng để họ noi theo.

5. Có chính kiến – Vì bạn làm chủ, chứ không phải “làm dâu trăm họ”!

Đã làm chủ quán, bạn phải có chính kiến rõ ràng. Bất cứ sự lung lay nào trong khâu quản lý và vận hành quán sẽ hình thành những tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến nhà hàng, quán cafe của bạn. Nếu phòng cấm hút thuốc, khách ngang nhiên vi phạm thì không thể tặc lưỡi cho qua. Vậy thì bạn mặt mũi đâu để tiếp đón những khách hàng không hút thuốc khác? Khách đòi món không có trong menu, bạn bằng mọi cách chiều khách mà không cần biết hậu quả. Rồi sau đó gây khó dễ cho bếp khi chế biến, làm mệt kho vì đối soát không khớp, ảnh hưởng đến toàn bộ khâu vận hành của nhà hàng. Hay khách vào trước làm đồ trước, bạn nhảy vào ưu tiên hóa đơn người nhà. Vậy làm sao mà đảm bảo quy trình, làm sao nói được nhân viên? 

Những hành động này tuy nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động lâu dài. Vì vậy muốn tạo tiền đề vững chãi cho nhà hàng, quán cafe phát triển, nhất định bạn phải là người có chính kiến vững chãi! Làm chủ quán không dễ, nên bạn hãy thật sự sẵn sàng trước khi khoác lên người chiếc áo đó.

Chủ quán phải là người quản lý có chính kiến rõ ràng mới có thể làm gương cho nhân viên

Người chủ chỉ đầu tư tiền của, sau đó thì “ngồi mát ăn bát vàng” đã có thể hái ra doanh thu là chuyện “viển vông” mà nhiều người vẫn ảo tưởng. Trên thực tế, làm chủ còn khổ hơn làm thợ và phải trau dồi đủ những phẩm chất trên mới có thể “ngẩng cao đầu” hiên ngang giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt. 

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để công việc vận hành thật trơn tru nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp, dễ sử dụng nhất

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất