Buy Now

Tìm kiếm

Tuyển nhân viên phục vụ nhà hàng và những điều ứng viên phải biết

  • Chia sẻ cái này:
Tuyển nhân viên phục vụ nhà hàng và những điều ứng viên phải biết

Tin tức mới

Tuyển nhân viên phục vụ nhà hàng và những điều ứng viên phải biết

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Nếu bạn muốn ứng tuyển nhân viên phục vụ nhà hàng bạn phải tìm hiểu và chuẩn bị những thông tin gì để trả lời các câu “hỏi xoáy đáp xoay” của nhà tuyển dụng? Việc nằm lòng những thông tin cần thiết dưới đây sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn, chinh phục được nhà tuyển dụng. 
Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu các tiêu chí lý tưởng của một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp để giúp bạn trả lời đúng và trúng trọng tâm, vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng nhé!

1. Ngoại hình, thể lực

Trong các bộ phận tại nhà hàng, nhân viên phục vụ chính là người có thời gian tiếp xúc với khách hàng lâu nhất, do đó vị trí này có tầm ảnh hưởng lớn, góp phần phản ánh hình ảnh của nhà hàng. 

tuyen nhan vien phuc vu ipos
Nhân viên phục vụ góp phần phản ánh hình ảnh nhà hàng

Chính vì thế ngoại hình của nhân viên là yếu tố quan trọng trong việc tạo thiện cảm đối với khách hàng, nhất là trong ngành dịch vụ ăn uống. Khách hàng khó có thể chấp nhận việc nhân viên phục vụ bê đồ ăn của mình ra với tay chân lấm lem, móng tay chưa được vệ sinh cắt ngắn. Đây sẽ là lý do mất điểm trầm trọng, khiến khách hàng chưa kịp thưởng thức món ăn đã cảm thấy không ngon miệng và thức ăn không được đảm bảo vệ sinh.

Ngoại hình ở đây sẽ bao gồm đầu tóc gọn gàng, trang phục sạch sẽ, ưa nhìn, tác phong nhanh nhẹn. Đặc biệt không được phép sử dụng đồ uống có cồn trước hoặc trong giờ làm việc, ăn đồ ăn có mùi sẽ gây ra những “phiền toái” khi thực hiện công việc phục vụ. 

Hiểu được vấn đề này bạn hãy áp dụng ngay trong buổi phỏng vấn bằng cách ăn mặc chỉnh tề, ngoại hình sáng sủa để ăn điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng của nhà hàng.

Ngoài ra, yêu cầu về sức khỏe cũng được quan tâm vì nếu nhân viên phục vụ không đủ điều kiện sức khỏe, yếu, dễ ốm vặt, không chịu được áp lực sẽ không thể đi lại, đứng nhiều và bưng bê đồ liên tục trong thời gian dài. 

2. Trang phục 

Trang phục của nhân viên giúp khách hàng có những đánh giá khách quan nhất về chất lượng và sự chuyên nghiệp của nhà hàng, chưa cần nói tới việc thưởng thức món ăn. 

Đồng phục của nhân viên cũng giống một đại diện cho hình ảnh quán, do đó chủ nhà hàng luôn lựa chọn rất kỹ lưỡng và đầu tư chỉn chu cho đồng phục của nhân viên. 

Đối với đồng phục của nhân viên cũng có những quy định chung nhất định mà ứng viên cũng cần biết và quan tâm, vì nhà tuyển dụng sẽ thích những ứng viên có sự hiểu biết từ những điều nhỏ nhặt nhất. 

Chẳng hạn như với trang phục nhân viên, nên được may đo vừa vặn nhất với số đo của cơ thể để khi nhân viên mặc lên được đẹp nhất. Ngoài ra giúp nhân viên tạo được cảm giác thoải mái khi mặc để hoạt động dễ dàng trong quá trình phục vụ.

Bên cạnh đó, đồng phục cần được giặt là sạch sẽ phẳng phiu tránh xảy ra tình trạng quần áo xộc xệch, không gọn gàng gây nên cảm giác thiếu chuyên nghiệp, làm xấu hình ảnh nhà hàng.

Đồng phục của nhân viên là đại diện cho hình ảnh quán

Việc tất cả nhân sự đều mặc đồng phục sẽ là dấu hiệu giúp khách hàng có thể phân biệt được đâu là nhân viên của quán, để tăng trải nghiệm của khách hàng, hỗ trợ lập tức khi cần.

Xem thêm: Tại sao cần có đồng phục cho nhân viên quán?

3. Chuyên môn nghiệp vụ

Tiếp đến, nhân viên phục vụ phải đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của nhà hàng, có kiến thức thiết yếu trong lĩnh vực nhà hàng để hiểu rõ được bản chất của công việc, đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ. 

Tất nhiên để đáp ứng được yếu tố này nhân viên phải trải qua quá trình đào tạo chuyên môn mới có được, cụ thể:

  • Thành thạo các kỹ năng bắt buộc phải có như: bưng bê, gắp rót, trang trí, sắp xếp bàn, khui rượu,…
  • Hiểu rõ thực đơn của nhà hàng để tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách khi cần
  • Tác phong, thái độ lịch thiệp, chịu khó quan sát khách để hỗ trợ nhanh chóng
  • Nắm vững quy trình phục vụ bàn theo tiêu chuẩn nhà hàng

Năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quan trọng nhất để có thể đánh giá được khả năng của nhân viên trong nhà hàng. Do vậy nếu muốn thăng tiến trong công việc nhân viên phục vụ cần luôn luôn cập nhật những kiến thức xu hướng mới, tự học và trau dồi từ công việc chuyên môn hàng ngày hoặc từ quản lý và đồng nghiệp. 

Bên cạnh đó, nhân viên có thể học thêm các khóa học đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để nghiên cứu chuyên sâu hơn. Ngoài cung cấp về kiến thức, hoạt động này còn giúp họ được công nhận, bổ sung chứng chỉ để giúp phát triển hơn trong tương lai.

4. Đạo đức nghề nghiệp

Đối với công việc nào thì yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp cũng cần được ưu tiên hàng đầu. Nhân viên phục vụ nhà hàng cũng không là ngoại lệ, vị trí này yêu cầu sự trung thực bởi nó sẽ ảnh hưởng tới cả tập thể trong quá trình làm việc.

Để trở thành một nhân viên ưu tú phải đảm bảo là người có đạo đức tốt, không tham lam, có lòng tự trọng và tinh thần đoàn kết với đồng nghiệp. Bên cạnh đó, còn là người uy tín, làm việc đúng giờ, cầu tiến và ham học hỏi trong công việc.

Những nhân sự tốt chính là nền móng giúp cho nhà hàng ngày một phát triển, họ sẽ luôn biết lắng nghe đóng góp ý kiến nhằm mục đích xây dựng để việc kinh doanh của nhà hàng ngày một tốt lên.  

Nhân sự không trung thực sẽ là  “con sâu làm rầu nồi canh” của nhà hàng

Người nhân sự không trung thực sẽ dễ ảnh hưởng tới uy tín nhà hàng, bởi có những trường hợp họ mắc sai lầm nhưng không nhận lỗi về mình, chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân sẽ dễ xảy đến việc quản lý không tìm được mấu chốt của vấn đề để giải quyết dứt điểm, dễ để lại hậu quả và thiệt hại cho nhà hàng. 

Thậm chí, có những cá nhân gian lận trong quá trình làm việc, phụ thu thêm chi phí cho khách để chuộc lợi. Đây là điều cấm kỵ trong nhà hàng, những cá nhân đó nếu không thể kiểm soát để chấn chỉnh sẽ chính là “con sâu làm rầu nồi canh”.

5. Kỹ năng mềm

Ngoài chuyên môn nghiệp vụ thì kỹ năng mềm cũng sẽ được sử dụng thường xuyên trong việc phục vụ khách hàng. Các kỹ năng đó có thể thuộc về tính cách con người hoặc được hình thành trong quá trình trải nghiệm sống, làm việc. 

Đối với công việc là một nhân viên phục vụ bạn sẽ thường cần sử dụng các kỹ năng như: Giao tiếp, làm việc nhóm, đàm phán, giải quyết vấn đề,… Nhân viên cần linh hoạt để áp dụng các kỹ năng này vào từng tình huống. 

Ví dụ khi khách hàng không hài lòng về chất lượng món ăn, nhân viên cần lắng nghe những ý kiến đóng góp từ phía khách hàng. Bên cạnh đó nhân viên nên xin lỗi khéo léo, có lời giải thích phù hợp, điều này thể hiện việc nhà hàng tôn trọng ý kiến của khách và chấp nhận sẽ điều chỉnh để có thể cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn. 

Chỉ trong một tình huống đơn giản thường gặp tại các nhà hàng, nhưng dễ thấy rằng nhân viên phải liên tục vận dụng các kỹ năng mềm để xử lý công việc được trôi chảy. Do đó, để trở thành một nhân viên tốt có chuyên môn nghiệp vụ thôi chưa đủ, bạn cần có cả kỹ năng mềm.

Xem thêm: Những điều nhỏ nhặt từ nhân viên phục vụ khiến khách hàng “ấm lòng”

6. Lời kết

Trên đây là những tiêu chí lý tưởng đối với một nhân viên phục vụ mà ứng viên cần nắm được để tự tin trước mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng. Một tips iPOS.vn mách bạn giúp “thuộc bài” hơn, hãy đặt mình vào cương vị của một nhân viên nhà hàng để thấu hiểu, có những đáp án chính xác nhất. Chúc bạn thành công!

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để công việc quản lý trơn tru hơn nhé!

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất