Nhiều người nghĩ rằng kinh doanh nhà hàng là ngành “bội thu”, tuy nhiên không phải ai cũng thành công và thậm chí có rất nhiều người gặp thua lỗ. Điều này chứng tỏ rằng, để kinh doanh thành công bạn cần phải hoạch định rõ ràng và có số vốn để mở 1 nhà hàng nhất định. Cần phải tính toán và phân bổ chi phí đầu tư hợp lý để tiết kiệm ngân sách và giảm nguy cơ phá sản do thiếu hụt ngân sách. Vậy vốn để mở 1 nhà hàng là bao nhiêu? Cần lưu ý những gì?
Huy động vốn để mở 1 nhà hàng từ những nguồn nào?
Khi bắt tay vào kinh doanh, rất khó để có thể đưa ra đáp án chính xác cho câu hỏi: “Vốn để mở 1 nhà hàng là bao nhiêu?” Bởi vì con số này còn phụ thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và loại hình phục vụ.
Nếu bạn có nguồn tài chính “rủng rỉnh” thì không quá khó khăn, tuy nhiên đối với một số người thì vốn là chướng ngại lớn nhất khi dự định mở 1 nhà hàng. Vì vậy, phần lớn sẽ đi vay từ ngân hàng hoặc huy động vốn từ bạn bè, gia đình. Tuy nhiên, để làm được điều đó bạn cần một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết và đầy sức thuyết phục.
Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, bạn cần dự toán chi phí để xác định số vốn để mở 1 nhà hàng là bao nhiêu, từ đó lên kế hoạch bổ sung vốn phù hợp. Dưới đây là những khoản cần chi trong quá trình kinh doanh:
Chi phí thuê mặt bằng.
Chi phí thiết kế, trang trí: bao gồm các chi phí sửa chữa, thi công thiết kế không gian nhà hàng.
Chi phí trang thiết bị dành cho nhà hàng: bao gồm các trang thiết bị phần cứng như bàn ghế, máy lạnh, máy tính, dụng cụ nhà bếp,…
Chi phí nguyên vật liệu.
Chi phí dành cho marketing nhà hàng.
Chi phí nhân công.
Chi phí cho các loại giấy phép kinh doanh.
Chi phí duy trì hoạt động của quán.
Kinh nghiệm để mở 1 nhà hàng thành công
1. Xây dựng thực đơn
Thực tế khi bắt đầu ý tưởng kinh doanh nhà hàng, người thực hiện hầu như sẽ nghĩ đến mình cần kinh doanh những món gì rồi. Thực đơn của nhà hàng không chỉ giúp cho khách hàng có thể lựa chọn món ăn mà còn là yếu tố tác động đến vốn để mở một nhà hàng vì nó xác định các thiết bị, nguyên liệu bạn cần phải mua, …
Trên thực tế, thực đơn của 1 nhà hàng cần có một hoặc một vài món đặc biệt để tạo ấn tượng với thực khách và khiến họ nhớ đến nhà hàng của bạn. Để làm được điều này bạn cần bàn bạc kỹ lưỡng với bếp trưởng để tạo ra một menu hợp lý nhất.
Nhưng không có nghĩa là quá nhiều món, khiến menu của nhà hàng trở nên rối rắm, khó nhìn, khiến khách hàng khó lựa chọn. Hãy sắp xếp các món theo danh mục, cố gắng khiến cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn nhưng thực đơn tinh gọn nhất.
2. Xây dựng nhận diện thương hiệu nhà hàng
Nhận diện thương hiệu giúp cho khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu của bạn. Không chỉ logo hay thiết kế bên ngoài mà còn bao gồm mọi thứ từ nội thất bên trong cho tới menu. Do đó, hãy đồng bộ màu sắc, phong cách nhất định cho nhà hàng của bạn. Đối với hình thức phục vụ ăn nhanh, nên sử dụng màu sắc rực rỡ, đèn vàng và ghế cứng, còn với nhà hàng lựa chọn phong cách ấm cúng thân mật thì nên sử dụng màu trầm giúp không gian quán nhẹ nhàng, tinh tế hơn.
Đừng quên rằng nhân viên là người sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu tốt nhất, vì vậy, đừng quên trang phục cho nhân viên. Logo cũng là một trong những yếu tố bạn nên lưu ý, bởi nó là biểu tượng của nhà hàng và xuất hiện ở rất nhiều nơi trong nhà hàng. Vì vậy bạn cần thiết kế logo đẹp mắt và ấn tượng.
3. Tuyển chọn nhân viên phù hợp
Nhân viên là một trong những yếu tố giúp nhà hàng kinh doanh thành công, vì vậy bạn cần tuyển chọn nhân viên thật cẩn thận. Hãy xem xét tất cả các công việc mà bạn cần phải thực hiện tại nhà hàng trước khi thuê nhân viên để xác định được mình cần tuyển dụng bao nhiêu nhân viên và tuyển ở vị trí nào. Một số vị trí nhân viên mà nhà hàng cần tuyển dụng như: phục vụ, đầu bếp, thu ngân, bảo vệ, lao công, …
Khi phỏng vấn, cần xem xét xem họ có tương thích với mục tiêu của nhà hàng của bạn hay không và kiểm tra thông tin trước đây của các ứng viên để xác định mức độ tận tâm của người đó đối với công việc. Bên cạnh đó, bạn cần đầu tư thời gian và đào tạo nhân viên thích hợp tránh phải tuyển dụng lại liên tục.
Kinh doanh nhà hàng là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng khiến tiền bạc “đội nón” ra đi nhanh nhất. Vì vậy bạn hãy cân nhắc kỹ khi quyết định mở 1 nhà hàng. Không chỉ cần vốn để mở 1 nhà hàng và kinh nghiệm là đủ mà còn cần sự chuẩn bị bài bản. Và điều quan trọng là phải luôn trau dồi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình vận hành.