Buy Now

Tìm kiếm

Vì sao doanh nghiệp F&B không tạo ra được doanh số bán hàng?

  • Chia sẻ cái này:
Vì sao doanh nghiệp F&B không tạo ra được doanh số bán hàng?

Tin tức mới

Vì sao doanh nghiệp F&B không tạo ra được doanh số bán hàng?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đầu tư nhiều nhưng không tạo ra được doanh số – đây là tình trạng chung gặp phải của rất nhiều thương hiệu F&B hiện nay. Với độ cạnh tranh khốc liệt và tỷ lệ đào thải gay gắt của ngành dịch vụ ăn uống, nếu không tìm cách cải thiện tình trạng này thì rất có thể doanh nghiệp sẽ phải nhanh chóng rời khỏi thị trường.

Có nhiều lý do khiến các nhà hàng, quán cafe gặp phải tình trạng đình trệ doanh số bán hàng, chỉ khi biết được nguyên nhân thì mới có thể tìm ra được giải pháp giúp doanh số tăng lên. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu vì sao doanh nghiệp F&B không tạo ra được doanh số bán hàng qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Không có chiến lược kinh doanh cụ thể

Chiến lược kinh doanh là chìa khóa nền tảng để đảm bảo cho các thương hiệu F&B có thể buôn bán hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, tùy theo thực tế thị trường và thực tế của nhà hàng hay quán cafe, mỗi thương hiệu lại phải xây dựng một chiến lược kinh doanh riêng phù hợp nhất với mình. Chiến lược này cũng không cần phải cố định hoàn toàn mà có thể linh hoạt thay đổi để đáp ứng mục tiêu của thương hiệu và sự biến động của thị trường.

Chiến lược kinh doanh là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp F&B

Nếu không có chiến lược kinh doanh, mọi khâu trong quy trình bán hàng từ việc tiếp cận với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, lên kịch bản tư vấn hay chăm sóc khách hàng hậu mãi,… đều sẽ gặp vấn đề. Vì vậy, xây dựng một chiến lược kinh doanh bài bản, cụ thể là ưu tiên hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp F&B.

2. Không xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu

Dù các doanh nghiệp F&B đã tốn rất nhiều tiền chạy quảng cáo trên các nền tảng MXH, cũng thu về một lượng lớn data, ghi nhận khách hàng tiềm năng nhưng vẫn chỉ lẻ tẻ chốt được một vài đơn. Đó là tình trạng chung diễn ra hiện nay ở nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên nguyên nhân không hẳn nằm ở việc nhân viên không biết cách tư vấn cho khách mà là do doanh nghiệp đã không xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Các doanh nghiệp F&B, các nhà hàng, quán cafe trước khi lên ý tưởng kinh doanh và chọn lựa lĩnh vực kinh doanh cần bắt đầu với việc vẽ chân dung khách hàng mục tiêu chính xác: Khách hàng cần sản phẩm hoặc dịch vụ của mình là ai? Họ nằm trong lứa tuổi nào, thu nhập ra sao, thói quen chi tiêu và thói quen mua hàng như thế nào? Khách hàng mục tiêu có khả năng đưa ra quyết định mua hàng không, nếu không thì cần tác động như thế nào đến người ra quyết định mua hàng cho họ? 

Xác định đúng khách hàng mục tiêu giúp các thương hiệu F&B kinh doanh tốt hơn

Doanh nghiệp F&B nên nhớ rằng: một sản phẩm tốt về mọi mặt chưa chắc sẽ được khách hàng ưa thích bằng một sản phẩm có đặc tính nổi trội phù hợp với nhu cầu của họ. Vậy nên việc có được chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp các nhà hàng, quán cafe sẽ biết được rằng giờ mình nên tập trung đẩy mạnh phát triển sản phẩm/dịch vụ nào, hoặc đặc tính nào để làm hài lòng khách hàng nhất, từ đó tăng khả năng họ mua hàng.

Ngoài ra, việc xác định tệp khách hàng mục tiêu còn giúp nhà hàng, quán cafe có thể lên chiến lược marketing cá nhân hóa hơn, đi sâu vào một nhóm đối tượng hơn thay vì dàn trải cả thị trường để cố gắng bán cho tất cả mọi người.

Xem thêm: Cách đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe từ A-Z mới nhất 2023

3. Không đào tạo nhân viên cẩn thận

Các doanh nghiệp F&B nên có những chương trình training cho nhân viên để họ nắm được  tổng quan doanh nghiệp, định hướng hoạt động, lĩnh vực kinh doanh và kiến thức về từng sản phẩm. Hiểu biết cụ thể về từng sản phẩm, dịch vụ mà nhà hàng, quán cafe đang triển khai sẽ là yếu tố căn bản để nhân viên có thể tư vấn phù hợp nhất với từng khách. Càng hiểu rõ về sản phẩm và khách hàng bao nhiêu thì nhân viên bán hàng sẽ càng tăng cơ hội chốt được nhiều đơn và tạo ra nhiều doanh thu hơn. 

Training nhân viên là khâu quan trọng trong mà mỗi nhà hàng, quán cafe cần làm

4. Không áp dụng công nghệ để hiện đại hóa toàn bộ hoạt động

Nhiều nhà hàng, quán cafe quy mô nhỏ vẫn thường có suy nghĩ rằng việc quản lý bằng công nghệ sẽ làm tiêu tốn nhiều chi phí hơn, đồng thời cũng phải training cho toàn bộ nhân viên rất mất thời gian và công sức. Tuy nhiên, đây là một quan điểm không chính xác bởi khi quản lý thủ công thì chủ quán, chủ nhà hàng sẽ phải đảm đương một khối lượng công việc khổng lồ: tự tính toán chi tiêu của quán, tự cộng sổ doanh thu mỗi ngày, tự cân đối lãi – lỗ,… Trong quá trình này không thể tránh khỏi những sai lầm, do đó ảnh hưởng tới toàn bộ tình hình tài chính của thương hiệu. 

Đó là chưa kể tới việc quản lý thủ công, không có sự kiểm soát chặt chẽ dễ làm nhân viên nảy sinh tính gian lận, khiến nhà hàng, quán cafe kinh doanh lâu nhưng không tạo ra được doanh số.

Sử dụng công nghệ sẽ giúp công việc của chủ thương hiệu được giảm tải đáng kể

Vì thế, các chủ quán cần xem xét và đầu tư cho một phần mềm quản lý bán hàng chất lượng. Phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình bán hàng theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp hơn; quản lý dữ liệu hiệu quả và đồng thời tránh mọi nguy cơ bị thất thoát tiền bạc. Ngoài ra, nếu chủ quán không có chuyên môn kế toán nhà hàng, cũng như tài chính không cho phép tuyển dụng một kế toán viên chuyên nghiệp thì nên sử dụng các giải pháp kế toán thông minh để quản lý minh bạch dòng tiền.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều đơn vị cho ra mắt những giải pháp kế toán thông minh, giúp ích cho chủ quán trong việc kiểm soát tình hình tài chính của mình. Với vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu cung cấp phần cứng và phần mềm cho các thương hiệu F&B, iPOS.vn cũng đã giới thiệu tới khách hàng một tiện ích đặc biệt là Kế toán VO – tính năng hoàn toàn miễn phí có trên ứng dụng quản lý bán hàng từ xa FABi Manager. Với giao diện khoa học, tính chính xác cao và đồng bộ dữ liệu realtime với phần mềm bán hàng, Kế toán VO sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chủ quán minh bạch thu chi, rạch ròi lãi lỗ và có những đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của quán.

5. Không có biện pháp thúc đẩy nhu cầu mua hàng

Có nhiều khách hàng yêu thích một sản phẩm, tuy nhiên họ lại không muốn mua nó ngay mà thường chần chừ suy nghĩ, sau đó cũng quên luôn sản phẩm. Chính sự chần chừ này đã khiến nhiều thương hiệu F&B đánh mất một lượng khách đáng kể, vậy nên cần phải tạo ra một khoảng thời gian cố định có thể mua được sản phẩm để thúc đẩy tâm lý cấp bách cần thiết, kích thích hành vi mua sắm của khách hàng.

Các nhà hàng, quán cafe nên có cách kích thích nhu cầu mua hàng của khách

Các nhà hàng, quán cafe có thể thử đặt ra một thời hạn nhất định cho những món được yêu thích nhất, ví dụ như chỉ phục vụ bánh ngọt vào khung từ 7 đến 8 giờ sáng mỗi ngày, hoặc ra mắt một số món mới trong dịp lễ nhưng cũng chỉ kéo dài khoảng 1 tuần – 10 ngày. Chính vì biết rằng những món ăn, đồ uống hấp dẫn đó sẽ hết hàng hoặc không được bán nữa mới khiến khách hàng nhanh chóng kéo tới để thưởng thức, nâng doanh số bán hàng cao hơn.

Xem thêm: Giảm thiểu chi phí ẩn trong kinh doanh F&B bằng 5 biện pháp đơn giản

6. Kết luận

Tình trạng không tạo ra doanh số bán hàng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp F&B. Để cái thiện vấn đề này, các nhà hàng, quán cafe nên sớm tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả nhất. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất