Buy Now

Tìm kiếm

Ứng dụng chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B

  • Chia sẻ cái này:
Ứng dụng chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B

Tin tức mới

Ứng dụng chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Chiến lược giá hớt váng là một trong số ít chiến lược định giá khá dễ hiểu, dễ áp dụng nhưng cũng rất dễ làm sai. Vậy chiến lược giá hớt váng là gì? Ứng dụng chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B là gì?

Chiến lược giá hớt váng (Price Skimming) lấy cách nói hình tượng hóa từ hành động tách lấy phần ngon nhất nổi lên trong lúc nấu ăn. Hiểu đơn giản, chiến lược giá hớt váng là một giải pháp định giá trong kinh doanh, giúp merchant thu được phần “béo bở” nhất của thị trường trong giai đoạn đầu.

Chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B là gì?

Chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B là giải pháp định giá món ăn/đồ uống ở mức tương đối cao để khai thác tối đa nhu cầu của nhóm khách hàng “chịu chi”. Khi đã thu được lợi nhuận nhất định đề bù đắp vào chi phí marketing và có đối thủ cạnh tranh xuất hiện, thương hiệu F&B sẽ chủ động giảm giá để “thâu tóm” nốt thị phần khách hàng phía dưới. 

“Định giá hớt váng” được đánh giá là chiến lược dễ hiểu, dễ áp dụng và đặc biệt hiệu quả khi kết hợp cùng một chiến dịch marketing tạo sự khan hiếm. Lúc này, sản phẩm dịch vụ ăn uống càng có giá cao lại càng dấy lên trong lòng nhóm khách hàng cao cấp cảm xúc mong muốn là người đầu tiên được trải nghiệm món mới và dẫn đầu xu hướng. 

Xem thêm: Giá nào thì có lời? – Chiến lược định giá sản phẩm cho ngành F&B

2. Chiến lược giá hớt váng dành cho doanh nghiệp F&B nào?

Không phải bất cứ doanh nghiệp F&B nào cũng có thể triển khai chiến lược giá hớt váng. Một số điều kiện cần để đảm bảo doanh nghiệp F&B của bạn sẽ triển khai thành công chiến lược giá hớt váng là: 

  • Doanh nghiệp F&B có thương hiệu uy tín, thị phần, độ phủ và sức ảnh hưởng lớn;
  • Doanh nghiệp F&B cung cấp sản phẩm/dịch vụ ăn uống độc đáo, chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường;
  • Doanh nghiệp F&B có sẵn tệp khách hàng mục tiêu với sức mua lớn, sẵn sàng chi trả;

Như vậy, chiến lược giá hớt váng chỉ phù hợp với những doanh nghiệp F&B phân khúc tầm trung và cao cấp. 

3. Ưu điểm và hạn chế của chiến lược giá hớt váng trong ngành F&B

Giống như bất cứ chiến lược kinh doanh nào, chiến lược giá hớt váng cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Ưu điểm và hạn chế của chiến lược giá hớt váng trong ngành F&B

Ưu điểm của chiến lược giá hớt váng: 

  • Đem lại lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn nhờ định giá sản phẩm ban đầu cao. 
  • Định vị vị thế cho doanh nghiệp F&B là thương hiệu chất lượng cao.
  • Lan tỏa hình ảnh thương hiệu nhanh chóng.
  • Thiết lập phễu phân khúc khách hàng nhờ việc tiếp cận với từng tệp khách hàng khác nhau ở những thời điểm giá khác nhau. Qua đó, phân chia được phân khúc khách hàng rõ ràng, hỗ trợ cho các hoạt động tiếp thị trong tương lai.
  • Hỗ trợ quy trình R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới). Thông qua phản hồi của những thực khách trải nghiệm món mới sớm nhất, nhà hàng dễ dàng cải thiện món ăn cho những lần bán sau. 

Hạn chế của chiến lược giá hớt váng: 

  • “Kén chọn” doanh nghiệp áp dụng: Chỉ phù hợp với những doanh nghiệp F&B phân khúc tầm trung và cao cấp. 
  • Không phải là chiến lược dài hạn: Chiến lược giá hớt váng chỉ nên sử dụng “chớp nhoáng” tức là sử dụng trong khoảng thời gian ngắn, ngay khi vừa ra mắt sản phẩm mới. Nếu sử dụng trong một khoảng thời gian dài sẽ phản tác dụng. 
  • Dễ mất khách hàng vào tay đối thủ: Nếu không kịp thời điều chỉnh giá ngay khi có đối thủ cạnh tranh xuất hiện, bạn sẽ rất dễ mất khách hàng. 
  • Mức độ cạnh tranh của thị trường gia tăng nhanh chóng khi có nhiều đối thủ xuất hiện. 

4. Ứng dụng chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy ứng dụng của chiến lược giá hớt váng trong ngành công nghệ và thời trang. Các case study nổi bật có thể kể đến như Iphone của Apple, Galaxy Z Flip của Samsung hay các bộ sưu tập mới của Louis Vuitton, Chanel, Gucci,… Tất cả đều có điểm chung là giá “cao ngất” ngay khi vừa ra mắt sau đó giá “hạ nhiệt” dần. 

Trong ngành F&B, chiến lược giá hớt váng cũng được nhiều “ông lớn” ứng dụng triệt để như Starbucks, Highlands Coffee, McDonald’s, Domino’s Pizza,… Tại Việt Nam, cũng có một số thương hiệu tên tuổi triển khai thành công chiến lược định giá tài tình này như: Phúc Long, Phê La, Trung Nguyên Legend,…

Phân tích case study ứng dụng chiến lược giá hớt váng của Starbucks

Có thể thấy, Starbucks là một ví dụ điển hình về ứng dụng chiến lược giá hớt váng cho những sản phẩm ly cốc của mình. Thương hiệu không áp dụng trực tiếp chiến lược giá hớt váng cho những sản phẩm đồ uống bán đại trà trong hệ thống cửa hàng mà khéo léo triển khai cho dòng sản phẩm ly, cốc, bình giữ nhiệt. 

Mỗi dịp lễ đặc biệt như Halloween, Giáng sinh, năm mới, chào hè,… Starbucks lại tung ra bộ sưu tập ly cốc mới giới hạn số lượng. Giá mỗi sản phẩm phiên bản đặc biệt ngay khi vừa mở bán có thể lên đến 1,6 triệu đồng. Hãng còn khéo léo lồng ghép chúng vào chiến dịch marketing tạo sự khan hiếm nên dù sản phẩm giá cao nhưng vẫn cháy hàng. Không thể phủ nhận, bộ sưu tập ly cốc độc quyền đã góp phần đáng kể vào quá trình tăng trưởng doanh thu của Starbucks.

Xem thêm: Hàng loạt bộ sưu tập ly của Starbucks đã mang lại lợi ích gì cho thương hiệu?

Qua bài viết trên, iPOS có thể tổng kết cho bạn một số điểm chính như sau:

  • Chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B là giải pháp định giá món ăn/đồ uống ở mức tương đối cao để khai thác tối đa nhu cầu của nhóm khách hàng “chịu chi”, rồi sau đó giảm giá dần theo thời gian.
  • Chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh F&B khá “kén chọn” doanh nghiệp áp dụng.
  • Chiến lược giá hớt váng đặc biệt nhân đôi tác dụng khi kết hợp cùng chiến lược marketing tạo sự khan hiếm. 
  • Doanh nghiệp F&B nên hạ giá món ngay khi nhu cầu của nhóm thực khách đầu tiên được thỏa mãn, tránh để khách hàng rơi vào tay đối thủ cạnh tranh

Như vậy, với kiến thức iPOS chia sẻ, mong rằng bạn đọc đã nắm vững về khái niệm chiến lược giá hớt váng và có thể ứng dụng chiến lược tài tình này vào hoạt động kinh doanh F&B của mình. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất