Buy Now

Tìm kiếm

Tuyệt chiêu giúp “ma cũ không bắt nạt ma mới” trong nội bộ nhà hàng/quán cafe

  • Chia sẻ cái này:
Tuyệt chiêu giúp “ma cũ không bắt nạt ma mới” trong nội bộ nhà hàng/quán cafe

Tin tức mới

Tuyệt chiêu giúp “ma cũ không bắt nạt ma mới” trong nội bộ nhà hàng/quán cafe

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Nếu vấn đề “ma cũ bắt nạt ma mới” đang là nỗi lo của bạn khi sắp sửa làm việc trong ngành dịch vụ ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các bí kíp giúp bạn thể hiện tốt trước mặt đồng nghiệp khi đi làm và “thở phào nhẹ nhõm” thoát khỏi ám ảnh trước đó. Hãy cùng iPOS.vn đọc thêm trong bài viết nhé!

1. Tính cách nào dễ bị “ma cũ” bắt nạt

1.1. Kiêu căng, chảnh

Tính cách kiêu ngạo một cách lộ liễu, tự cho mình là hơn người và luôn giữ vẻ mặt khinh thường, luôn luôn là lý do khiến đồng nghiệp khó chịu một cách “mặc định”. Đây được coi là tính cách dễ bị “soi” và khó hòa nhập nhất trong môi trường làm việc chung. Khi đã tạo thiện cảm không mấy tốt đẹp với đồng nghiệp thì rất khó để bạn hòa nhập được trong môi trường đó và nhận sự giúp đỡ một cách nhiệt tình từ họ. 

Tính cách này thường xuất hiện với những nhân viên có mối quan hệ quen biết với quản lý, chủ nhà hàng/quán cafe hoặc gia đình có điều kiện, đi làm với họ chỉ để trải nghiệm,… 

1.2. Thích thể hiện

Đây là một tính cách không được lòng nhiều người, đối với một “ma mới” vừa bắt đầu nhận việc thì tính tình này lại càng là một điểm trừ lớn. Bạn có thể là người đã có kinh nghiệm, từng được đánh giá cao ở nơi làm việc khác không có nghĩa bạn nên thể hiện và tự tin thái quá khi mới “chân ướt, chân ráo” vào môi trường mới. 

Bạn sẽ trở thành người khó ưa ngay lập tức, nếu bạn khoe khoang mình đã từng làm việc ở những nhà hàng hạng sang, đẳng cấp, được đào tạo chuyên nghiệp hơn “công việc hiện tại” nhiều lần. Hoặc tỏ ra thừa biết những kiến thức mà bếp trưởng đang huấn luyện và bỏ ngoài tai những chỉ dẫn đó,… 

1.3. Nhút nhát, rụt rè, tự ti

Tính cách nhút nhát, tự ti là một rào cản khá lớn cho những bạn mới bước chân vào nghề. Nhất là đối với các vị trí như nhân viên phục vụ, chạy bàn, order (gọi món),… trong nhà hàng/quán cafe, lại rất cần sự năng động, cởi mở. 

Tự tin là yếu tố cần thiết để bắt đầu công việc hiệu quả

Việc rụt rè, ít giao tiếp với mọi người sẽ khiến bạn dần xa cách và trở nên không mấy thân thiện trong mắt đồng nghiệp. Rất có thể với tính cách này sẽ khiến bạn phải đối mặt những “chiêu trò” của “ma cũ” như đổ lỗi, sai vặt, hoạnh họe,… 

Xem thêm: Xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong mắt ứng viên

2. Bóc trần các “bài” bắt nạt phổ biến trong nhà hàng/quán cafe

Đầy rẫy những câu chuyện về việc phân biệt, cô lập hay bắt nạt với nhân viên mới trong môi trường nhà hàng/quán cafe nghe vẻ khá “toxic” (tiêu cực). Tuy nhiên, nó vẫn luôn luôn tồn tại ở bất cứ vị trí công việc nào. Do đó, bạn cần lường trước để có sự chuẩn bị tốt nhất khi đi làm chính thức. Đừng để bị bất ngờ hoặc “sốc văn hóa” khi mới chỉ nhìn thấy những mặt tích cực, phần nổi của tảng băng – như những niềm vui, lương thưởng, đãi ngộ, những thuận lợi,…   

2.1. Đe, nạt bằng lời nói

Bắt nạt ở đây không chỉ dừng lại ở hành động mà bằng cả lời nói, có thể gây tổn thương trực tiếp tới bạn chẳng hình như: chế nhạo, đùa cợt, dựng chuyện, nói xấu,…  

2.2. Bắt nạt trong công việc

Có rất nhiều biểu hiện và hành vi để nhận biết bạn có đang là “nạn nhân” của việc bị ma cũ “hù dọa” trong môi trường nhà hàng/quán cafe? 

Ví dụ, bạn bị đùn đẩy rất nhiều công việc không tên khác khi ở vị trí nhân viên phục vụ, hoặc bị các bộ phận khác sai vặt,… Thậm chí, bạn hoàn toàn bị gán lỗi sai của người khác vào mình để xí xóa lỗi lầm cho họ bằng câu nói “Chắc do nhân viên mới bên cửa hàng chưa quen việc”,… 

2.3. Cô lập trong nội bộ

Các dấu hiệu để nhận biết bạn đang bị cô lập ở chỗ làm việc mới chẳng hạn như: 

  • Bằng mặt nhưng không bằng lòng
  • Đồng nghiệp không quan tâm tới sự có mặt của bạn
  • Thường xuyên tỏ ra bất đồng quan điểm với bạn
  • Các cuộc nói chuyện thưa dần 
  • Đồng nghiệp né tránh bạn

Xem thêm: Tuyển nhân viên phục vụ nhà hàng và những điều ứng viên phải biết

3. Tuyệt chiêu giúp “ma mới” khởi đầu thuận lợi

3.1. Thân thiện, vui vẻ

Thân thiện, vui vẻ sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đầu tiên với đồng nghiệp, nhưng không có nghĩa trở thành “hoa hậu thân thiện” và sẵn sàng thảo mai. Hãy chọn những thời điểm thích hợp như trong giờ nghỉ trưa hoặc khi tan ca để trò chuyện và làm quen với mọi người xung quanh. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng làm quen với mọi người xung quanh và thích nghi với môi trường mới.

Lưu ý, không nên lựa chọn lúc quán đang đông khách hoặc giờ cao điểm để trò chuyện gây ảnh hưởng tới công việc và làm phiền đồng nghiệp đang thực hiện công việc. 

3.2. Có tinh thần học hỏi

Với người mới, hãy luôn sẵn sàng có tinh thần học hỏi kể cả những công việc tưởng chừng khó thực hiện. Bởi ai cũng có người lần đầu tiên còn bỡ ngỡ, nên đừng ngại ngần học hỏi những “tiền bối” trong nghề, để có thêm kinh nghiệm và mở mang kiến thức. 

Quan sát đồng nghiệp cũng là cách để học hỏi và bắt nhịp công việc

Nếu bạn đảm nhiệm vị trí công việc là một nhân viên order, hãy bắt đầu từ việc làm quen với các thiết bị máy pos bán hàng cho tới máy tính bảng nhận order, két đựng tiền,… Bên cạnh đó, tập luyện các “kịch bản bán hàng” để ứng xử trong mọi tình huống, nắm được kiến thức về sản phẩm mà nhà hàng/quán cafe “bán” để tư vấn tới khách hàng. 

3.3. Khiêm tốn, biết lắng nghe

Hãy luôn duy trì đức tính khiêm tốn và kiên nhẫn lắng nghe trước mọi sự việc, tình huống nhất là đối với đồng nghiệp và khách hàng. Làm được điều này sẽ giúp bạn được mọi người yêu mến, tin tưởng. Bởi như đã nói ở trên không ai ưa một người thích thể hiện hay cái tôi quá lớn cả, hãy thể hiện bản thân và chứng minh bằng thực lực, kết quả công việc. Đừng trở nên quá nổi trội sẽ biến bạn trở thành “cái gai” trong mắt nhiều người, nhất là khi bạn đang là một nhân viên mới. 

3.4. Giữ bình tĩnh

Với đặc thù nghề dịch vụ rất áp lực nên tính tình ai cũng sẽ trở dễ “nóng như kem”. Do đó khi gặp những chuyện bất bình hay ức chế trong nội bộ, là một nhân viên mới bạn cần giữ một cái đầu lạnh và bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Đừng dại gây chiến tranh với đồng nghiệp khi đang trong giờ làm, vì như vậy không giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng mà chỉ khiến làm xấu đi hình ảnh của bạn trong mắt mọi người, đặc biệt là người quản lý. 

Hãy luôn có những ứng xử chuyên nghiệp, văn minh và đừng để cảm xúc cá nhân xen vào công việc, việc nổi nóng trong mọi tình huống luôn luôn chỉ khiến nó trở nên tệ thêm. 

3.5. Thực hiện tốt công việc

Trong công việc, kết quả sẽ chính là thước đo chính xác nhất cho mọi cố gắng, nỗ lực của bạn. Do đó, hãy tập trung, làm thật tốt những nhiệm vụ được giao, điều này sẽ khiến các nhân viên cũ đánh giá tốt về năng lực và kinh nghiệm của bạn. 

Khẳng định năng lực bằng hiệu quả công việc giúp đồng nghiệp ghi nhận thực lực của bạn

Đừng để những vấn đề khác như việc bị bắt nạt hay chèn ép, ảnh hưởng tới chất lượng công việc của bạn. Hãy cứ làm thinh và vị tha ở giai đoạn đầu, để chứng minh thực lực và khẳng định những phát sinh đó không làm cản trở tới kết quả công việc hay tinh thần của bạn. Chắc chắn sau khi “không đạt được mục đích”, ma cũ sẽ không còn hứng thú để trêu chọc và gây khó dễ cho bạn nữa. Ngược lại, sau thời gian “dò xét” họ sẽ rất nể phục tinh thần và sự cố gắng của bạn dành cho công việc. 

3.6. Hòa đồng trong các buổi giao lưu

Đây chính là giai đoạn kết thân với đồng nghiệp và củng cố các mối quan hệ trong nội bộ. Hãy tận dụng các buổi giao lưu, sinh hoạt được nhà hàng/quán cafe tổ chức khi chào đón thành viên mới hoặc các buổi sinh nhật đồng nghiệp, để dành thời gian gặp gỡ và tìm kiếm điểm chung với họ để kết nối nhiều hơn. Chẳng hạn có điểm chung về quê quán, sở thích, nơi làm việc cũ,…

Khi đã có mối liên hệ và gắn kết giữa các đồng nghiệp, sẽ là tiền đề cho mọi sự giúp đỡ và nói không với tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”.   

3.7. Hiểu rõ môi trường làm việc

Cách để bạn hòa nhập nhanh nhất với nơi làm việc mới chính là tìm hiểu thật kỹ những quy định liên quan đến trang phục, tác phong, những điều cần tuân thủ và những điều cần tránh,… Bởi “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, hãy tự tin đặt câu hỏi với kinh doanh khi phỏng vấn để có thêm thông tin về nơi làm việc và đồng nghiệp. 

Bên cạnh đó, khi đã bắt đầu làm việc, đừng ngại ngần hỏi đồng nghiệp hoặc quản lý về những điều mình chưa nắm rõ. 

Khi đã hiểu rõ về môi trường làm việc sẽ giúp bạn thêm phần tự tin và yêu thích công việc hơn. 

4. Lời kết

Đừng để vấn đề trên làm bạn nản chí, bởi đó chỉ là bước đầu khó khăn mà ai cũng sẽ trải qua một lần trước khi “cứng cáp” hơn trong công việc. Khi đã sẵn sàng bước chân vào đời, những chông gai hay thử thách chỉ giúp bạn ngày một tốt lên và hoàn thiện bản thân. Một khi đã có mục tiêu công việc trong ngành dịch vụ, hãy quyết tâm đến cùng và luôn sẵn có những tuyệt chiêu để sinh tồn, vượt qua sóng gió. 

Bạn hãy thử tham khảo thêm một số phần mềm sau giúp hỗ trợ bạn vận hành trơn tru hơn cửa hàng nhé!

Phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp, dễ sử dụng nhất

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất