Buy Now

Tìm kiếm

Tiêu chuẩn “cần và đủ” khi sắp xếp tối ưu không gian nhà hàng

  • Chia sẻ cái này:
Tiêu chuẩn “cần và đủ” khi sắp xếp tối ưu không gian nhà hàng

Tin tức mới

Tiêu chuẩn “cần và đủ” khi sắp xếp tối ưu không gian nhà hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Mỗi mô hình kinh doanh nhà hàng sẽ có những yêu cầu về diện tích mặt bằng khác nhau. Tuy nhiên, để thiết kế nhà hàng đạt chuẩn bạn cần nắm rõ các tiêu chuẩn chung để tối ưu diện tích và công năng sử dụng. Bài viết dưới đây iPOS.vn sẽ chia sẻ đến bạn các tiêu chuẩn “cần và đủ” để sắp xếp và tối ưu không gian nhà hàng.

1. Diện tích chuẩn cho khu vực phục vụ khách ăn uống

Nơi ăn uống, phục vụ khách là khu vực quan trọng, giúp đem lại nguồn doanh thu, lợi nhuận trực tiếp cho nhà hàng. Chính vì thế chủ kinh doanh cần chú trọng tới việc đầu tư trang thiết bị, không gian chỗ ngồi, để mang tới cảm giác thoải mái và thuận tiện nhất cho khách khi tới sử dụng dịch vụ.

Không nên quá tham lam khi setup khu vực chỗ ngồi, lạm dụng không gian để tăng số lượng bàn ghế và khách hàng, chỉ vì phục vụ lợi ích trước mắt cho nhà hàng. Bởi nếu diện tích không đáp ứng được số lượng khách hàng sẽ dẫn tới những trải nghiệm không tốt cho họ, tạo cảm giác gò bó, khó chịu, khiến khách không muốn quay trở lại nhà hàng dùng bữa lần nào nữa.

Nơi ăn uống, phục vụ khách là khu vực quan trọng trong nhà hàng

Diện tích chuẩn khi setup chỗ ngồi cho khu vực phục vụ khách ăn uống thường được áp dụng như sau:

  • Đối với nhà hàng cao cấp: trung bình từ 1,8 – 2m2/khách
  • Nhà hàng trung cấp: trung bình từ 1,6 – 1,8m2/khách
  • Nhà hàng bình dân: trung bình từ 1,4 – 1,6m2/khách

Tùy từng quy mô nhà hàng bạn sẽ có những tiêu chuẩn chỗ ngồi phù hợp, để đem tới sự tiện lợi cho cả nhân viên và khách hàng, không gây ảnh hưởng, cản trở lẫn nhau. Mang tới không gian riêng tư cho khách hàng khi tới dùng bữa và đường lối “thông thoáng” cho nhân viên dễ dàng phục vụ. 

2. Tiêu chuẩn khu vực bếp nhà hàng

Căn bếp thường được ví là “trái tim của cả nhà hàng”, là khu vực bắt nguồn những niềm cảm hứng cho đầu bếp, giúp họ chế biến ra những món ngon chất lượng và đẹp mắt. 

Với khu vực bếp, chủ kinh doanh không nhất định phải đầu tư cho thiết kế nhưng cần đảm bảo yếu tố sạch sẽ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này giúp mang tới không gian thoải mái, tích cực cho người đứng bếp, giúp họ tăng nhanh năng suất làm việc. 

Diện tích bếp tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến hiện nay, cụ thể: 

  • Đối với nhà hàng cao cấp: 0,7m2/người
  • Nhà hàng trung cấp: 0,5 – 0,6m2/người
  • Nhà hàng bình dân: 0,4 – 0,5m2/người

Thời điểm quán đông khách, khu vực bếp sẽ trở nên bận rộn hơn bao giờ hết. Vì vậy là chủ kinh doanh, bạn cần tính toán diện tích và phân chia khu vực bếp hợp lý với diện tích sẵn có, giúp vận hành quy trình được suôn sẻ, tối ưu công việc cho nhân viên.  

Xem thêm: Mẹo thiết kế quầy bar quán cà phê – không chỉ đẹp, mà còn hút khách

3. Tiêu chuẩn về số lượng nhà vệ sinh 

Khu vực nhà vệ sinh trong nhà hàng tuy chỉ là công trình phụ nhưng cũng bạn không nên xem nhẹ. Bởi trên thực tế, nếu khu vực này không được chú trọng, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo sẽ rất dễ khiến khách hàng mất thiện cảm với nhà hàng. Vì đôi khi, khu vực wc (nhà vệ sinh) sẽ giúp khách hàng đánh giá về chất lượng nhà hàng, cũng như dịch vụ mà nhà hàng cung cấp. 

Vậy số lượng tiêu chuẩn để bố trí và sắp xếp nhà vệ sinh trong một nhà hàng bao nhiêu là phù hợp? 

Bạn có thể cân đối và phân bố số lượng nhà vệ sinh tại nhà hàng theo lượng khách phục vụ trung bình, để có được kết quả phù hợp nhất. Chẳng hạn với số lượng khách hàng dưới 50 thì số lượng nhà vệ sinh cần có tại một nhà hàng là 1 wc nam và 1 wc nữ. 

Tương tự: 

  • Từ 50 tới 200 khách: số lượng nhà vệ sinh là 2 wc nam, 2 wc nữ
  • Từ 200 tới 400 khách: số lượng nhà vệ sinh là 3 wc nam, 4 wc nữ

Số lượng nhà vệ sinh sẽ được tăng dần lên theo số lượng khách. Tùy thuộc vào từng diện tích nhà vệ sinh và cách thiết kế, sẽ có những phương án phù hợp để mang tới sự thuận tiện cho khách hàng.

Những lưu ý trong thiết kế nhà vệ sinh bạn cần biết:

  • Nhà vệ sinh cần dễ dàng tìm kiếm
  • Khu vực vệ sinh thiết kế đẹp, sạch sẽ
  • Khuyến khích có nhà vệ sinh cho người khuyết tật
  • Trang bị đầy đủ tiện ích
  • Hệ thống ánh sáng đầy đủ

Xem thêm: Trang trí quán ăn quy mô nhỏ cần đảm bảo quy tắc nào?

4. Tiêu chuẩn diện tích bãi đỗ xe

Bãi đỗ xe là một trong những hạng mục nhất định phải có khi thi công nhà hàng. Bởi dù quán ăn có sở hữu không gian đẹp hay dịch vụ tốt đến đâu mà không có một khu vực để xe rộng rãi, tiện lợi, an ninh đảm bảo đều sẽ là lý do khiến khách hàng “nhăn mặt” và lắc đầu ngay khi nghĩ tới việc đến nhà hàng. 

Vì thế để đáp ứng khách hàng và nhận được sự hài lòng về mọi mặt, nhà hàng buộc phải có một khu vực để xe riêng. Diện tích khu vực bãi để xe tiêu chuẩn mà một nhà hàng cần đáp ứng là:

  • Diện tích tối thiểu cho xe máy: 2,5 – 3m2/xe
  • Diện tích tối thiểu cho ô tô con: 25m2/xe 
Bãi đỗ xe là một trong những hạng mục nhất định phải có khi thi công nhà hàng

Diện tích trên chưa bao gồm đường ra, vào, khu vực bảo vệ, bên đỗ, cây xanh. Vì thế bạn có thể tính toán và cân đối dựa trên công thức sau: 

  • Diện tích bãi đỗ xe máy = Số khách tại một thời điểm x 50% x (2,5 – 3m2)
  • Diện tích bãi đỗ ô tô: để diện tích này phù hợp với quy mô nhà hàng, bạn cần quan sát tập khách hàng mục tiêu trong một khoảng thời gian từ 2-4 tháng, sau đó dự đoán một tỷ lệ nhất định để quyết định. Diện tích phổ biến của gara ô tô bao gồm: Chiều rộng x dài tối thiểu của một không gian gara ô tô là 3mx5m

5. Tiêu chuẩn khu vực thanh toán

Khu vực thanh toán thông thường sẽ cần một diện tích và không gian vừa phải, không cần quá rộng nhưng cần đủ để nhân viên thuận tiện trong việc di chuyển. Để khách hàng và nhân viên dễ dàng trao đổi, thanh toán thì chiều cao đạt chuẩn của khu vực này trong nhà hàng là từ 1m-1m2.

Quầy thanh toán là điểm cuối cùng trong quá trình khách hàng tới trải nghiệm dịch vụ của nhà hàng

Vì quầy thanh toán hầu như được đặt tại vị trí dễ nhìn dễ thấy, ngay đầu tiên khi bước vào nhà hàng, vì vậy chủ kinh doanh nên thiết kế sang trọng để gây ấn tượng với khách. 

Bạn có thể tạo điểm nhấn cho khu vực này bằng những đồ trang trí như chậu cây cảnh, mèo thần tài, thiềm thừ, tượng ông thần tài,…

6. Lời kết

Hy vọng, thông qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về những tiêu chuẩn khi bố trí, sắp xếp không gian nhà hàng. Từ đó, mang tới không gian trải nghiệm hoàn hảo nhất cho khách hàng khi tới sử dụng dịch vụ.

Hãy tham khảo các phần mềm sau để công việc quản lý nhà hàng tốt hơn nhé!

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất