Buy Now

Tìm kiếm

Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu nhà hàng

  • Chia sẻ cái này:
Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu nhà hàng

Tin tức mới

Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu nhà hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Nguyên vật liệu nhà hàng tươi ngon, chất lượng chính là điều kiện tiên quyết để tạo ra những món ăn ngon nhằm thu hút và giữ chân thực khách. Tuy nhiên, tìm kiếm một nguồn cung thực phẩm tốt cũng là khó khăn của không ít chủ nhà hàng. Để việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu dễ dàng hơn, chủ nhà hàng hãy bỏ túi ngay checklist 7 tiêu chí dưới đây. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Chất lượng nguyên vật liệu nhà hàng

Đầu bếp dù có giỏi đến mấy cũng không thể chế biến ra những món ăn ngon nếu thực phẩm hư hỏng, ôi thiu. Vì vậy, chất lượng nguyên vật liệu chính là yếu tố đặt lên hàng đầu khi chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu nhà hàng. Nếu chỉ vì mong muốn lợi nhuận cao mà ham thực phẩm rẻ kém chất lượng, nhà hàng của bạn chắc chắn sẽ không tồn tại được lâu dài. Để đánh giá nguyên vật liệu, hãy yêu cầu nhà cung cấp xuất trình giấy tờ chứng minh về nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn sử dụng, thành phần,… 

Chủ nhà hàng nên chú ý đến chất lượng của nguyên vật liệu 
Chủ nhà hàng nên chú ý đến chất lượng của nguyên vật liệu 

Để đảm bảo chất chất lượng nguyên vật liệu, chủ nhà hàng có thể áp dụng mô hình “từ trang trại đến bàn ăn”. Với mô hình này, nhà hàng sẽ không làm việc thông qua bên thứ ba, mà hợp tác trực tiếp với trang trại và nhận nguồn cung cấp thực phẩm từ đó. Mô hình này nhằm hỗ trợ nhà hàng dễ dàng kiểm soát toàn bộ quy trình cung cấp thực phẩm, có tiêu chí đánh giá chất lượng rõ ràng, tránh tình trạng nhập nguyên liệu không rõ nguồn gốc. 

Xem thêm: Cách quản lý nguyên vật liệu nhà hàng chi tiết và hiệu quả

2. Sự uy tín

Yếu tố tiếp theo để đánh giá khi lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu nhà hàng chính là sự uy tín. Việc hợp tác với những nhà cung cấp không có thông tin rõ ràng hay sự minh bạch trong các vấn đề pháp lý thực sự rất nguy hiểm. Để tránh “tiền mất tật mang”, bạn cần thực hiện đánh giá độ uy tín của nhà cung cấp.

Cách nhanh nhất để đánh giá sự uy tín của nhà cung cấp là kiểm tra hồ sơ năng lực công ty. Qua hồ sơ năng lực, bạn sẽ nắm bắt được đủ thông tin từ lịch sử phát triển, quy mô, giấy phép kinh doanh,… Tiếp theo, bạn cần đánh giá sự minh bạch trong lịch sử hợp tác của họ. Họ đã cung cấp nguyên vật liệu cho những nhà hàng nào? Có mối quan hệ hợp tác lâu dài với đơn vị nào không? Đã từng bị khiếu nại trong quan hệ với đối tác hay chưa? Ngoài ra, hãy cân nhắc xem xét các thủ tục pháp lý liên quan đến các hợp đồng của nhà cung cấp.

3. Năng lực cung ứng của nhà cung cấp

Chất lượng sản phẩm tốt là điều cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ. Một yêu cầu nữa khi đánh giá nguồn cung cấp nguyên vật liệu nhà hàng chính là năng lực cung ứng. Nếu có sự chênh lệch lớn giữa cung – cầu về khối lượng thực phẩm, chất lượng sản phẩm có tốt đến thế nào thì hai bên vẫn khó có thể hợp tác lâu dài.

Khả năng đáp ứng của nhà cung cấp cần phù hợp với nhu cầu của nhà hàng

Trước khi hợp tác, bạn cần biết nhà cung cấp có thể đáp ứng tối thiểu và tối đa bao nhiêu khối lượng cho mỗi nguyên liệu. Tiếp theo, người quản lý kho nguyên vật liệu của nhà hàng sẽ cân đối tồn kho và xác định số lượng chính xác mà nhà hàng cần là bao nhiêu, có tương ứng với khối lượng mà nhà cung cấp đáp ứng hay không. 

Nhằm giúp quy trình làm việc với nhà cung cấp nguyên vật liệu dễ dàng hơn, nhiều nhà hàng hiện nay đang sử dụng phần mềm quản lý kho iPOS Inventory. Sản phẩm hỗ trợ đầy đủ nghiệp vụ quản lý kho, đáp ứng nhu cầu nhà hàng từ mô hình nhỏ lẻ đến chuỗi lớn. 

Thông qua iPOS Inventory, bạn có thể theo dõi tồn kho theo thời gian thực để dự đoán khi nào cần bổ sung nguyên liệu để xác định nhu cầu mua hàng và thông báo cho nhà cung cấp. Phần mềm còn tự động cập nhật hệ thống báo cáo, phân tích chi tiết quá trình mua hàng. Nhà quản lý sẽ dễ dàng đánh giá chất lượng các nhà cung cấp qua các tiêu chí số lượng, giá cả, chất lượng, thời gian,… để lựa chọn nhà cung cấp lâu dài. Ngoài ra, iPOS Inventory được kết nối với phần mềm bán hàng iPOS tạo sự tiện lợi nhất cho quy trình quản lý kho. 

4. Thời gian giao hàng

Dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp cũng là một khía cạnh không thể bỏ qua khi chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu nhà hàng. Nhà cung cấp giao hàng chậm trễ đồng nghĩa với việc nhà hàng thiếu nguyên liệu cho món ăn, dẫn đến thiếu món trong thực đơn. Hãy tưởng tượng khi khách hàng gọi món và món ăn nào cũng hết, họ sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng và không quay lại lần sau. 

Hãy lựa chọn một nhà cung cấp có quy định rõ ràng về thời gian giao nhận và mức độ sai lệch cho phép. Thông thường, thời gian thích hợp nhất để nhận nguyên liệu là buổi sáng sớm để đảm bảo hương vị tươi ngon và người quản lý kho có đủ thời gian kiểm tra chất lượng trước khi nhận hàng.

5. Giá cả nguyên vật liệu nhà hàng

Khi đã có danh sách các nhà cung cấp với chất lượng và dịch vụ tương đương, hãy bắt đầu cân nhắc đến khía cạnh giá cả. Chi phí nguyên vật liệu tác động một phần lớn đến lợi nhuận kinh doanh của nhà hàng. Để tối ưu chi phí cho mục này, bạn nên tham khảo giá chung của nguyên liệu trên thị trường và so sánh giữa các nhà cung cấp với nhau. 

Chủ nhà hàng nên đàm phán với nhà cung cấp để giảm chi phí nguyên vật liệu

Hãy cố gắng đàm phán với nhà cung cấp để thỏa thuận được mức giá hợp lý nhất có thể. Với mức giá từ các nhà cung cấp, bạn hãy đề nghị mức giá thấp hơn giá thị trường từ 20-25%, trong quá trình đàm phán, chắc chắn họ sẽ yêu cầu nâng lên, bạn vừa quan sát thái độ của họ vừa mặc cả dần dần để đi đến thống nhất. Ngoài ra, chủ nhà hàng cũng cần lưu ý đến sự ổn định một cách hợp lý của giá cả theo thời gian. 

6. Điều khoản và phương thức thanh toán

Bên cạnh giá cả, điều khoản và phương thức thanh toán nguyên vật liệu nhà hàng cũng là khía cạnh mà chủ nhà hàng cần lưu ý. Nhà cung cấp yêu cầu nhà hàng thanh toán nhiều lần hay chỉ một lần duy nhất? Thời hạn thanh toán theo tuần, theo tháng hay theo quý? Thực tế, phương thức thanh toán linh hoạt nhiều lần sẽ có lợi hơn cho cả nhà hàng và nhà cung cấp. 

Ngoài ra, chủ nhà hàng cần yêu cầu nhà cung cấp thể hiện sự minh bạch trong việc thanh toán. Khoảng thời gian để nhận được ghi chú tín dụng phải hợp lý. Chi phí ước tính không được thay đổi đáng kể so với hóa đơn cuối cùng. Mọi hóa đơn cần rõ ràng, dễ đọc và dễ hiểu. 

7. Tính ổn định và lâu dài của nguồn cung

Việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với nguồn cung cấp nguyên vật liệu nhà hàng là việc mà chủ kinh doanh cần chú ý để quy trình mua bán, nhập kho thực phẩm ổn định, hoạt động trơn tru và dễ dàng quản lý. Việc tìm kiếm nhà cung cấp mới mất rất nhiều thời gian và tiềm tàng nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm và phương thức làm việc. Hơn nữa, đối với nhà cung cấp hợp tác lâu dài, họ có thể sẽ cho nhà hàng những chiết khấu nhất định với một số đơn hàng. Những ưu đãi này sẽ giúp nhà hàng giảm chi phí nguyên vật liệu, từ đó nâng cao lợi nhuận kinh doanh. 

Hãy chọn một nhà cung cấp có thể đáp ứng nguồn thực phẩm ổn định cho nhà hàng

Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu nhà hàng phù hợp và có thể hợp tác lâu dài. Chúc bạn kinh doanh thuận lợi và thành công!

Bạn hãy cùng tham khảo một số phần mềm để vận hành nhà hàng trở nên trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất