Buy Now

Tìm kiếm

Tiền vốn nhà hàng – Bao nhiêu cho đủ?

  • Chia sẻ cái này:
Tiền vốn nhà hàng – Bao nhiêu cho đủ?

Tin tức mới

Tiền vốn nhà hàng – Bao nhiêu cho đủ?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Vốn kinh doanh là yếu tố đầu tiên mà nhiều người quan tâm khi có ý định mở nhà hàng, vì nhà hàng cần tiêu tốn hơn rất nhiều so với những hình thức kinh doanh khác như quán cà phê, quán trà sữa hay quán ăn bình dân. Các chủ nhà hàng cũng thường băn khoăn, đặt ra câu hỏi là: “Mở nhà hàng cần bao nhiêu tiền?” hay “Làm thế nào để có thể dự tính tiền vốn nhà hàng một cách chính xác, cũng như tiêu pha hợp lý và tiết kiệm nhất?” Hãy cùng iPOS.vn tìm lời giải trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chi phí đầu tư mặt bằng

Khác với các hình thức khác như quán cà phê, quán trà sữa hay quán ăn có thể có diện tích nhỏ, không có quá nhiều chỗ ngồi hoặc thậm chí là bán online là chủ yếu. Nhà hàng thường cần diện tích rộng để sắp xếp bàn ghế, trang trí không gian, tối thiểu từ 50-100m2/tầng. Với diện tích lớn như vậy thì cũng sẽ cần một khoản tiền thuê mặt bằng lớn, rơi vào mức từ 20 – 60 triệu đồng/tháng. 

Đây chỉ là mức giá thuê trung bình ở những thành phố hoặc đô thị lớn, chưa kể tới việc nếu có thêm yêu cầu như: mặt bằng phải có 2 mặt tiền, nằm trên đường lớn, nằm ở khu trung tâm vắng khách, nằm gần phố đi bộ,… thì giá sẽ cao hơn. Hơn nữa, các nhà hàng cũng không chuộng việc lựa mặt bằng nằm trong ngõ, hẻm nên gần như chi phí thuê mặt bằng sẽ không có cách nào giảm bớt được.

Với các mặt

Nhà hàng cần đầu tư về không gian, diện tích để gây ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên cho khách

bằng có diện tích lớn, lại phải sửa chữa nhiều thì chủ nhà hàng thường sẽ yêu cầu thuê dài hạn, ít nhất là từ 6 tháng trở lên. Đây cũng là khoảng thời gian hợp lý để nhà hàng bắt đầu kinh doanh và xác định xem việc kinh doanh có ổn định không, có thể phát triển lâu dài được hơn không. Như vậy, tính ra chi phí thuê mặt bằng ban đầu của nhà hàng sẽ lên tới 120 – 300 triệu đồng, một con số tương đối lớn. 

Một lưu ý trước khi thuê cho các chủ nhà hàng để có giá thuê tốt là ngoài xét tới vị trí mặt bằng, diện tích mặt bằng,… thì hãy xem cả những phần công trình sẽ phải xây thêm để còn tính toán mặc cả lại với chủ nhà. Ví dụ: Nếu mặt bằng nhà hàng có diện tích bếp quá hẹp, không có nhà vệ sinh, trần thấp thì nên yêu cầu giảm bớt giá thuê để đỡ một phần các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng.

Xem thêm: Xây dựng KPI nhà hàng: Việc cần thiết mà các chủ nhà hàng không thể bỏ qua

2. Chi phí trang trí 

Các nhà hàng rất đề cao trải nghiệm của khách tới ăn, không chỉ là trải nghiệm về ẩm thực mà còn là trải nghiệm về các giác quan, trải nghiệm về dịch vụ. Bên cạnh chất lượng đồ ăn ngon, điều sẽ để lại ấn tượng riêng biệt cho nhà hàng giữa một “rừng” các nhà hàng kinh doanh cùng lĩnh vực khác hẳn phải là concept độc đáo. Mà muốn có concept độc đáo, nhà hàng không thể không chi tiền cho khâu thiết kế, decor, sửa sang lại toàn bộ không gian; nhập thêm phụ kiện để trang trí sao cho bắt mắt nhất. 

Đó là các nhà hàng bình thường, chưa kể đến những nhà hàng chuyên ẩm thực của một địa phương khác, hoặc nhà hàng fine dining, nhà hàng private, nhà hàng cao cấp,… thì việc trang trí sẽ rắc rối và công phu hơn.

Muốn trang trí nhà hàng đẹp, chủ nhà hàng đừng tiếc tiền vốn nhà hàng mà hãy thuê những đơn vị thi công uy tín

Tính trung bình cần tối thiểu từ 80-100 triệu đồng trong tổng tiền vốn nhà hàng cho việc trang trí không gian. Các khoản chi bao gồm:

  • Chi phí sơn tường, vôi ve, đi lại đường điện nước, điều hoà, quạt gió, hệ thống chữa cháy: từ 20 – 30 triệu đồng.
  • Chi phí mua sắm bàn ghế: Rơi vào khoảng 30 – 40 triệu đồng nếu nhà hàng chỉ sử dụng những bộ bàn ghế phổ biến bằng nhựa, inox hay gỗ. Nếu mua những bộ bàn ghế với chất liệu cao cấp hơn hoặc đặt làm riêng thì giá tiền sẽ còn tăng nữa. Để tối ưu không gian và đảm bảo riêng tư cho khách, một nhà hàng khoảng 80m2 chỉ nên có từ 20 – 25 bộ bàn ghế.
  • Chi phí mua phụ kiện trang trí, giấy dán tường, cải tạo không gian: Khoảng 30 – 100 triệu đồng tuỳ từng nhà hàng. Với những nhà hàng còn làm cả không gian sân vườn, mua cây cảnh đắt tiền,… thì còn vượt hơn 100 triệu đồng.

3. Chi phí mua nguyên liệu và thiết bị nhà bếp

Đối với các nhà hàng thì nguyên liệu là phần chiếm nhiều chi phí nhất trong tổng vốn kinh doanh, ngoài ra còn phải đầu tư thêm về các thiết bị nhà bếp như bếp, tủ lạnh, máy rửa bát, lò nướng,… Không như những quán ăn bình dân, các nhà hàng có yêu cầu cao hơn về chất lượng món ăn, do đó nguồn nguyên liệu phải đảm bảo tươi, ngon, chất lượng, không thể là hàng cấp đông quá lâu.

Tuy nhiên, nguyên liệu tươi lại thường hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách do đó chủ nhà hàng còn phải đầu tư cả hệ thống kho lạnh chuyên dụng để giữ cho thực phẩm được tươi ngon. 

Những thiết bị trong nhà bếp có thể mua nhượng nếu sản phẩm còn chất lượng tốt

Phần chi phí nguyên vật liệu và thiết bị nhà bếp thường chiếm từ 30 – 40% tổng tiền vốn nhà hàng:

  • Chi phí mua mới, mua nhượng thiết bị nhà bếp cần khoảng 40 – 60 triệu đồng
  • Chi phí mua nguyên vật liệu tốn 3-5 triệu/ngày, tính ra là tốn khoảng 90 – 150 triệu/tháng
  • Chi phí mua mua gia vị, phụ gia,… sẽ khoảng 10 – 20 triệu, mua một lần có thể dùng được lâu dài.

Sau một thời gian thành lập, đến khi nhà hàng đi vào hoạt động thì số lượng khách sẽ đều đặn, có thể ước lượng được lượng khách trung bình và chuẩn bị số lượng thực phẩm chính xác nhất, không lo bị lãng phí. 

4. Chi phí thuê nhân sự

Trong nhà hàng, có 2 bộ phận nhân sự chính để duy trì hoạt động là nhân viên phục vụ và các nhân viên bếp. Đối với bộ phận phục vụ, nếu nhà hàng muốn tiết kiệm chi phí thì có thể áp dụng một số cách như thuê nhân sự làm part-time, thuê nhân sự làm theo ca, xoay ca linh hoạt,… 

Đối với bộ phận bếp, nhà hàng cần có một bếp trưởng với tay nghề “cứng”, 1-2 bếp phó có kinh nghiệm phong phú và các phụ bếp khác hỗ trợ. Nhà hàng càng có quy mô lớn, càng cao cấp thì yêu cầu cho nhân viên phục vụ và bếp càng khắt khe, đồng nghĩa với việc số tiền phải trả cho họ cũng lớn hơn.

Nhà hàng nên tính toán cân đối chi phí hợp lý khi thuê nhân viên, không nên vì tiết kiệm mà thuê quá ít

Trung bình lương của một nhân viên phục vụ nhà hàng part-time có thể rơi vào khoảng 3-4 triệu/tháng, với nhân sự full-time thì sẽ khoảng 6-8 triệu/tháng. Lương của bếp trưởng đã có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên không dưới 15 triệu, các bếp phó từ 10-15 triệu/tháng và các phụ bếp sẽ thấp hơn một chút. 

Ở nhiều nhà hàng, chủ nhà hàng cũng đảm nhiệm một vài vị trí như quản lý hoặc bếp trưởng, vừa để giám sát hoạt động của nhà hàng tốt hơn, vừa để tiết kiệm tiền thuê nhân viên. Khi tính toán tiền lương cuối tháng, chủ nhà hàng đừng quên tính cả phần lương của mình, như vậy mới cho ra con số tiền vốn nhà hàng chính xác nhất.

5. Chi phí marketing

Marketing là một khâu cần thiết đối với mọi nhà hàng để có thể cạnh tranh trên thị trường F&B hiện nay. Chi phí marketing cần bao gồm những hoạt động như: in ấn, xây dựng fanpage và website, quảng cáo (cả online và offline),… Nếu chưa chắc chắn và có nhiều kinh nghiệm trong việc marketing cho nhà hàng, chủ nhà hàng hãy thuê ngay một nhân sự marketing “cứng” đã có kinh nghiệm trong ngành F&B, hoặc những agency chuyên làm marketing nhà hàng nhé, sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian hơn hẳn việc tự mày mò đó. 

Bởi vì còn tuỳ thuộc vào kế hoạch marketing của từng nhà hàng nên chi phí cũng có sự dao động khác biệt, sẽ rơi vào khoảng từ 10-30 triệu/tháng.

Xem thêm: Hợp tác kinh doanh, góp vốn nhà hàng cần chú ý những điều gì?

6. Kết luận

Để mở một nhà hàng, số tiền vốn nhà hàng cần bỏ ra sẽ không dưới 500 triệu, trung bình cần tối thiểu từ 600 – 800 triệu, chưa kể với những nhà hàng cao cấp sẽ cần nhiều hơn. Nếu muốn chi tiêu hợp lý và tiết kiệm, chủ nhà hàng cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể để đảm bảo nhìn rõ tình hình, không rơi vào tình trạng “vung tay quá trớn” hoặc hết vốn nhà hàng.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất