Bên cạnh menu hấp dẫn, dịch vụ chuyên nghiệp thì yếu tố nhân sự vẫn luôn là “nòng cốt” quyết định đến sự thành bại của kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng có đủ nguồn lực để duy trì một bộ máy nhân sự đầy đủ, đáp ứng mọi vị trí công việc. Đó là lý do vì sao, chủ quán cần cần cân đo đong đếm thật kỹ khi tuyển dụng nhà hàng: vị trí nào cần cố định và vị trí nào có thể thuê ngoài? Hãy cùng tìm hiểu với iPOS.vn nhé!
Xem thêm: Cẩm nang quản lý và tối ưu nhân sự ngành F&B từ A đến Z
Cấu trúc nhân sự của một nhà hàng thường bao gồm 2 vị trí: thời vụ và cố định. Vào mùa cao điểm, nhân sự hoạt động full công suất đòi hỏi chủ quán cần tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới. Thế nhưng vào mùa thấp điểm, việc duy trì một bộ máy làm việc cồng kềnh có thể tạo một gánh nặng chi phí lớn đối với chủ quán. Vì vậy, người quản lý cần biết phân bổ nguồn lực, lựa chọn đâu là vị trí cố định để đảm bảo vận hành nhà hàng, đâu là vị trí có thể thuê ngoài nhằm tiết kiệm chi phí.
Nội dung [hiển thị]
1. Vị trí nhân viên nhà hàng cố định
Trong quá trình vận hành một nhà hàng, quán ăn, có 2 vị trí “chủ lực” mà chủ quán cần quan tâm để tuyển dụng được những nhân viên có năng lực và làm việc lâu dài, đó là:
1.1. Bếp nhà hàng
Vị trí bếp nhà hàng là bộ phận đảm nhận mọi công việc trong khu vực nhà bếp. Đối với lĩnh vực F&B nói chung và nhà hàng nói riêng, vị trí này được coi là “key” quan trọng xây dựng lên một menu hấp dẫn, giúp nhà hàng tạo dấu ấn riêng trong lòng khách hàng. Vì vậy, chủ quán cần tuyển dụng nhân viên bếp có thể làm việc và gắn bó lâu dài.
Nhân viên bếp là người phát triển và nắm rõ nhất công thức chế biến món ăn. Một trong số đó có thể là món ăn signature của thương hiệu, ghi dấu tên tuổi của nhà hàng trên bản đồ F&B. Khi tuyển dụng và đào thải quá nhiều nhân sự bếp, nhà hàng của bạn cũng khó lòng có đủ thời gian để phát triển những món ăn signature làm nên hình ảnh thương hiệu.
Bên cạnh đó, nếu thường xuyên có sự thay đổi, xáo trộn nhân sự trong căn bếp, chắc chắn chất lượng đồ ăn tại nhà hàng sẽ phần nào đó bị ảnh hưởng. Thời gian để đào tạo một nhân sự làm tại bếp cũng tốn khá nhiều thời gian, và đa phần thì trong nhịp làm quen ban đầu, họ khó có thể nấu những món ăn có chất lượng tốt như những đầu bếp lâu năm đã làm.
1.2. Quản lý nhà hàng
Tương tự như vị trí bếp nhà hàng, vị trí quản lý nhà hàng cũng là một vị trí khó để thay thế, và khó thay đổi trong thời gian ngắn. Lý do bởi, vị trí quản lý nắm rõ toàn bộ quy trình vận hành của nhà hàng, đóng vai trò chủ lực trong việc phát triển nhà hàng.
Chủ nhà hàng không thể thay đổi “xoành xoạch” vị trí quản lý nhà hàng, cho dù có tìm được các ứng viên tiềm năng hơn. Một người quản lý giỏi tại một thương hiệu lớn, chưa chắc đã phù hợp để điều hành hoạt động kinh doanh của một nhà hàng nhỏ. Họ cần thời gian để thích nghi và hiểu cách nhà hàng vận hành. Bên cạnh đó, họ cũng cần nhiều nỗ lực để làm quen và thấu hiểu tính cách của từng nhân sự, từ đó có thể phân bổ công việc hợp lý hơn.
Chính bởi vậy, vị trí quản lý nhà hàng nên là vị trí cố định và lâu dài, đòi hỏi chủ quán cần phải tuyển chọn kỹ lưỡng cả về năng lực lẫn thái độ trong công việc.
2. Vị trí nhân viên nhà hàng thời vụ
Bên cạnh những vị trí cố định, khó có thể thay đổi trong nhà hàng, chủ quán cũng cần linh hoạt đi thuê ngoài các vị trí sau đây nhằm tối ưu chi phí vận hành kinh doanh:
2.1. Phục vụ nhà hàng
Tuy là một vị trí quan trọng, tuy nhiên phục vụ nhà hàng lại là bộ phận chủ quán có thể cân nhắc tuyển nhân viên thời vụ. Lý do bởi, công việc phục vụ thường không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng và có thể đào tạo trong thời gian ngắn. Hiện nay, hầu hết các nhà hàng lớn nhỏ đều tuyển dụng vị trí nhân viên phục vụ là sinh viên hoặc người mới đi làm. Đặc biệt là trong những dịp lễ, tết thiếu hụt nhân sự trầm trọng, chủ quán có thể nghĩ đến phương án thuê nhân viên phục vụ ngắn hạn. Ngược lại vào mùa thấp điểm trong năm, nhà hàng có thể cắt bớt nhân sự vị trí này mà không sợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của mình.
Bởi chỉ là những vị trí tuyển dụng tạm thời, các nhân sự phục vụ này thường thiếu kinh nghiệm và ít cam kết, trách nghiệm đối với công việc. Chỉ cần đôi chút lơ là trong công tác quản lý, đào tạo, những nhân viên mới có thể gây ra nhiều rắc rối khiến nhà hàng bị thất thoát doanh thu, hoặc tệ hơn là đánh mất khách hàng. Vì vậy, dù chỉ là một vị trí thời vụ nhưng chủ quán cũng cần cân nhắc tuyển chọn kỹ lưỡng nhân viên phục vụ có tâm cho nhà hàng mình.
Xem thêm: 5 kỹ năng “key” cần thiết khi tuyển nhân viên order nhà hàng
2.2. Tạp vụ, lao công
Tương tự như vị trí nhân viên phục vụ, tạp vụ và lao công là vị trí có thể thay thế thường xuyên. Công việc này khá khó để thăng tiến và phát triển trong thời gian lâu dài. Chủ quán hoàn toàn có thể thuê nhân viên tạp vụ bên ngoài, từ nguồn người quen giới thiệu hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh.
Với vị trí lao công, tạp vụ, chủ quán hoàn toàn có thể thuê theo ngày, hoặc theo giờ tùy vào tình hình tài chính của nhà hàng. Vị trí này có đóng góp không nhỏ giúp gia tăng trải nghiệm của khách hàng tại nhà hàng, tuy nhiên nếu thuê lao động trong lâu dài, chắc hẳn sẽ là một khoản nặng chi phí chất lên vai người làm chủ. Và hãy đảm bảo rằng, chủ quán có thể sát sao chặt chẽ công việc của lao công, tạp vụ bởi trong nhiều trường hợp thuê một lần, họ chỉ làm qua quýt cho xong.
Vận hành kinh doanh trơn tru và quản lý tốt nhân sự nhà hàng chưa bao giờ là điều đơn giản. Điều quan trọng là chủ quán có thể nhận ra đâu là vị trí có thể thuê tạm thời, đâu là vị trí cốt lõi khó lòng thay đổi. Hy vọng với những thông tin hữu ích phía trên, bạn sẽ có thể kinh doanh nhà hàng thành công và bền vững!
Hãy tham khảo ngay các phần mềm sau để vận hàng nhà hàng trở nên dễ hơn nhé!
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay