Nền tảng TikTok đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Trong giới ẩm thực, hàng loạt các Food TikToker – chuyên gia đánh giá ẩm thực “mọc lên như nấm sau mưa” với vô số video thu hút đến hàng triệu lượt xem. Những đánh giá từ các “chuyên gia” này có thể mang phong cách gay gắt, tiêu cực bên cạnh những đánh giá công tâm về chất lượng món ăn và dịch vụ của nhà hàng/quán cafe. Cùng iPOS.vn giải đáp ảnh hưởng từ các chuyên gia đánh giá ẩm thực trên TikTok đến hình ảnh của một thương hiệu ngay trong bài viết dưới đây!
Nội dung [hiển thị]
1. Food TikTokers là những ai?
Có thể thấy rằng, sự phát triển như vũ bão của công nghệ kéo theo đà tăng trưởng nhanh chóng số lượt người dùng trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là nền tảng TikTok. Và hàng loạt các Food Reviewer, Food Blogger,… cũng lựa chọn TikTok là nơi để chia sẻ, hoạt động giải trí và tăng thêm nguồn thu tài chính cho mình. Không chỉ bó hẹp phạm vi trong những nội dung review ăn uống hấp dẫn tại các nhà hàng/quán cafe (cảm nhận về món ăn, chất lượng dịch vụ, không gian quán, giá cả,….), họ còn sáng tạo thêm những video ẩm thực mang tính chia sẻ, hướng dẫn các công thức nấu ăn đơn giản hoặc các kiến thức về một chủ đề ẩm thực nào đó đang là xu hướng,…
Thông thường, với độ nổi tiếng và sức ảnh hưởng trên nền tảng TikTok, Food TikToker sẽ được các quán ăn, nhà hàng mời đến trải nghiệm đồ ăn miễn phí và trả phí theo thỏa thuận hai bên. Sau đó, họ sẽ lên ý tưởng, xây dựng kịch bản và đưa ra những lời nhận xét tích cực cho quán ăn hoặc nhà hàng trên kênh TikTok của họ. Có một số trường hợp TikToker sẽ chủ động lên ý tưởng và gửi cho thương hiệu để duyệt trước rồi mới bắt đầu quay; cũng có một số thương hiệu sẽ chủ động đề xuất với TikToker nội dung cần có trong kịch bản và để họ thoải mái sáng tạo nội dung quay chụp cho kênh. Với những clip hoàn toàn miễn phí cho quán, chủ thương hiệu sẽ không kiểm soát được nội dung mà phải đợi đến khi họ ra clip mới có thể xem. Vì vậy, hãy nhờ những vị khách này góp ý thẳng thắn chất lượng và dịch vụ tại quán để từ đó có những phương án cải thiện nhanh chóng cho cơ sở kinh doanh.
Dù thuộc phương án nào đi chăng nữa, chỉ cần một video giới thiệu hoặc đánh giá tốt có thể giúp tên của thương hiệu được nhiều người dùng biết tới nhiều hơn, từ đó tăng trưởng lượt tiếp cận cũng như lượt khách ghé quán. Review đồ ăn có thể được coi là một vũ khí marketing truyền miệng có sức ảnh hưởng và mang đến hiệu quả cho nhà hàng/quán cafe. Với số lượng tăng trưởng người dùng mỗi năm của nền tảng TikTok, các video có nội dung trải nghiệm trực tiếp món ăn và dịch vụ của nhà hàng/quán cafe sẽ tiếp cận được thực khách một cách tự nhiên và nhanh chóng nhất.
2. Ảnh hưởng từ những đánh giá ẩm thực trên Tiktok
Không phải những nội dung review ẩm thực nào cũng có sự công tâm. Những người tạo ra xu hướng trên TikTok ngày nay đang mang đến những phong cách đánh giá nhà hàng kiểu mới với nội dung tiêu cực, gay gắt và chỉ trích trải nghiệm ăn uống, dịch vụ tại một nhà hàng/quán cafe. Những đánh giá này đều xuất phát từ “trải nghiệm cá nhân”, “quan điểm và khẩu vị riêng của bản thân”,… có phần chủ quan và thường thu hút hàng trăm nghìn lượt thích, bình luận tranh cãi và hàng triệu lượt xem trên TikTok.
Xem thêm: Mẹo tăng follow TikTok đơn giản và hiệu quả cho kênh mới
2.1. Phong trào đánh giá ẩm thực “nở rộ”
Trong thời đại ngày nay, tràn lan TikToker tự xưng là những người review ẩm thực. Nhiều nội dung đánh giá ẩm thực được cho là “không có tâm”, chỉ biết chê bai bất chấp để thu hút lượt xem. Mặt khác, cũng có những người chỉ review khen một cách lộ liễu với những ngôn từ sáo rỗng do đã nhận tiền của quán.
Nhu cầu giải trí và tìm kiếm những địa điểm ăn uống mới lạ ngày càng tăng. Phong trào đánh giá ẩm thực của nhà hàng/quán cafe cũng theo đó “nở rộ” nhiều hơn nữa. Với những nhận xét và đánh giá muôn hình vạn trạng, theo đó mà mỗi khi có nhu cầu ăn uống; người người nhà nhà đều tìm kiếm review để quyết định có nên chọn địa điểm đó hay không.
Cho đến thời điểm hiện tại, khi có nhiều TikToker dấn thân vào lĩnh vực ẩm thực nhưng không có kiến thức chuyên sâu và tự do nhận xét phiến diện đã gây ra những tranh cãi bùng nổ với thương hiệu. Chưa rõ thực hư ra sao, tuy nhiên với tốc độ lan truyền thông tin trên mạng xã hội như hiện nay và việc đan xen lẫn lộn nhiều Food TikToker theo phong trào, chẳng có mấy ai chất lượng thực sự, đã tạo ra những cơ hội cũng như thách thức không nhỏ đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
2.2. Đánh giá chân thực đem lại doanh thu hay hủy hoại danh tiếng nhà hàng?
Tranh cãi giữa chủ thương hiệu và các Food TikToker chưa bao giờ kết thúc bởi những clip review tiêu cực ảnh hưởng đến nhà hàng/quán cafe. Nhiều quán còn cấm cửa một loạt các Food TikToker để tránh bị ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu. Không thể phủ nhận sức hấp dẫn và mức độ lan tỏa của những đánh giá tiêu cực hoặc tích cực trên nền tảng TikTok.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo và chạy quảng cáo TikTok hiệu quả cho các chủ doanh nghiệp F&B
Trong thời đại ồ ạt thông tin, người sáng tạo nội dung phải biết cách giữ chân khán giả bằng cách tạo ra những điểm nhấn thu hút nhất. Với những nội dung review tích cực sẽ khiến thương hiệu kín khách, nổi tiếng chỉ sau một đêm nhờ những clip viral của Food TikToker. Thậm chí, thực khách sẽ có xu hướng gọi món theo những món ăn trong clip review mà TikToker đã trải nghiệm.
Song, bên cạnh những review tích cực và có sự công tâm đưa ra nhận xét về món ăn, dịch vụ của thương hiệu thì cũng xuất hiện những nội dung review tiêu cực. Một số đánh giá tiêu cực khiến người xem nghĩ ngờ về chất lượng của quán ăn và thiệt hại cho người kinh doanh. Dù nhằm mục đích câu view hay thu hút người xem thì những clip review này cũng có thể hủy hoại danh tiếng của nhà hàng ngay lập tức khi thuyết phục người xem tin vào trải nghiệm chủ quan cá nhân. Thế nhưng, những đánh giá tiêu cực vẫn có xu hướng lan tỏa và nhận được nhiều tương tác hơn, lôi kéo sự chú ý của khán giả.
Xem thêm: Thuê TikToker review đồ ăn: Chi phí và cách thuê từ A – Z
Trong những trường hợp review tiêu cực động chạm đến hình ảnh thương hiệu, điển hình như đưa thông tin sai sự thật về chất lượng món ăn, dịch vụ gây thiệt hại đến hoạt động kinh doanh hoặc gây tổn thất về mặt tinh thần; TikToker đó có thể bị khởi kiện ra tòa và bồi thường thiệt hại cho chủ kinh doanh. Do đó, các Food TikTokers cần có trách nhiệm với phát ngôn của mình khi đánh giá về cơ sở dịch vụ kinh doanh ăn uống nếu không muốn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm bán đồ ăn trên TikTok Shop từ A – Z
Tạm kết
Hiện tại, những phát ngôn mang tính chất đánh giá ẩm thực, tự cho mình quyền phán xét của nhiều người xuất hiện khắp các nền tảng mạng xã hội. Đối với người dùng, việc xuất hiện nhiều kênh review ẩm thực giúp họ có cái nhìn khách quan, tìm được địa chỉ ăn uống dễ dàng hơn và chọn được địa điểm phù hợp với sở thích cá nhân của mình. Tuy nhiên, những ý kiến chủ quan về ẩm thực là không thể tránh khỏi, và những nhận định đó có thể tạo ra cơ hội và thách thức, gây ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như việc kinh doanh của nhà hàng.