Buy Now

Tìm kiếm

Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Trước Khi Mở Nhà Hàng

  • Chia sẻ cái này:
Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Trước Khi Mở Nhà Hàng
Chỉ trong 40 năm thì ngành dịch vụ ăn uống nói chung và nhà hàng nói riêng vẫn là thị trường đầy hấp dẫn và sôi động. Tuy nhiên, để có thể kinh doanh thành công, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây.
[crp]
Có thể nói, ăn uống là một nhu cầu cần thiết và không thể thiếu đối với con người, chưa kể, những sự thay đổi trong nhân khẩu học và lối sống khi những người tiêu dùng trở nên bận rộn hơn khiến họ không có thời gian cho việc nấu nướng nhưng vẫn có được những bữa ăn ngon. Chính những sự gia tăng về nhu cầu đã giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, không vì thế mà việc kinh doanh trở nên dễ dàng cho các chủ nhà hàng mà khách hàng đang đặt ra những yêu cầu cao hơn cũng như thị trường ngành đang chứng kiến những xu hướng mới như đặt hàng trực tuyến, đặt trước và lấy món tại cửa hàng (pick up) đòi hỏi các chủ sở hữu phải thay đổi và thích nghi liên tục để đáp ứng thực khách. Vì vậy. dù cho cơ hội là rộng mở và tương lai có vẻ tươi sáng cho ngành dịch vụ ăn uống nhưng không có gì đảm bảo bạn sẽ thành công trong lĩnh vực kinh doanh này khi mà có một thực tế là nhiều nhà hàng thất bại trong năm đầu tiên của họ, mà đa phần xuất phát từ việc thiếu kế hoạch.
Do đó, một khi bạn xây dựng được một kế hoạch thật tỉ mỉ và chi tiết thì khả năng thành công càng cao và Paul Mangiamele, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Bennigan’s từng chia sẻ rằng: “Mặc dù việc kinh doanh nhà hàng đem lại cho bạn sự thỏa mãn và sinh lợi nhưng cũng là ngành đầy khó khăn vì để vận hành trơn tru hoạt động của nhà hàng, đòi hỏi bạn cần phải hiểu biết về tất cả các bộ phận liên quan”. Cho nên, để chuẩn bị cho việc ra mắt nhà hàng của riêng bạn, hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây để chắc rằng việc kinh doanh của bạn có kết quả tốt.

1. Xác định thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu cho nhà hàng

1
Nếu bạn cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, bạn sẽ không làm hài lòng ai cả nên bạn chỉ nên tập trung tất cả nguồn lực làm hài lòng toàn bộ 5 – 10% thị trường mục tiêu
Có một nguyên tắc bạn cần nhớ là sẽ không có một nhà hàng nào có thể hướng đến và đáp ứng được nhu cầu của toàn bộ 100% thị trường, thậm chí, nếu bạn cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, bạn sẽ không làm hài lòng ai cả, vì điều này, nhà hàng của bạn chỉ nên tập trung tất cả nguồn lực để đảm bảo làm hài lòng toàn bộ 5 – 10% thị trường mục tiêu của bạn. Chính vì thế, điều đầu tiên là bạn cần xác định ai sẽ là những đối tượng khách hàng chủ yếu của nhà hàng dựa trên những nhóm khách của thị trường ăn uống hiện nay.

1.1. Nhóm khách hàng từ 20 – 39 tuổi (thế hệ Y)

Khách hàng thuộc thế hệ này, còn được biết đến là thế hệ millennials, echo hay boomlet, bao gồm những người sinh từ năm 1980 đến năm 2000 và họ là thế hệ đa dạng về sắc tộc nhất và số người của thế hệ này lớn gấp ba lần thế hệ X, vì vậy, họ sẽ là nhóm khách hàng tiềm năng và là mục tiêu chính cho các cơ sở ăn uống. Một đặc điểm của các khách hàng thuộc nhóm tuổi này là họ ưa thích những món ăn nhanh và phục vụ nhanh, cụ thể như khoảng 25% trong số họ lựa chọn các thương hiệu burger và đứng sau là các nhà hàng pizza với tỷ lệ 12%.

1.2. Nhóm khách hàng từ 40 – 55 tuổi (thế hệ X)

Những khách hàng nằm trong thế hệ X là những người sinh từ năm 1965 đến 1980 và một đặc điểm nổi bật nhất của nhóm là họ chú trọng và tập trung vào các giá trị gia đình. Bên cạnh đó, trong khi các thế hệ trước cố gắng và phấn đấu để có tình hình tài chính tốt hơn so với cha mẹ, nhưng với thế hệ X, họ lại ưu tiên xây dựng và phát triển mối quan hệ của họ với con cái hơn. Và nhóm khách này họ quan tâm đến giá trị và ưu tiên dùng bữa tại các nhà hàng phục vụ nhanh, quy mô vừa phải với các bữa ăn buffet hoặc có quầy salad tự chọn, vì thế để thu hút nhóm thị trường này, nhà hàng của bạn cần cung cấp bầu không khí thoải mái cùng sự tập trung vào việc mang đến giá trị và môi trường xung quanh cho họ.

1.3. Nhóm khách hàng từ 56 – 74 tuổi (Baby boomers)

Những khách hàng nằm trong nhóm này đa phần là những chuyên gia dư dả và đủ khả năng để đến các nhà hàng cao cấp cũng như tiêu tiền thoải mái. Điển hình, trong suốt những năm 1980, họ là nhóm khách hàng chính của các nhà hàng cao cấp, thời thượng và trong những năm 1990, nhiều hộ gia đình trong số họ là những gia đình có con với 2 nguồn thu nhập. Đến hiện tại, những người thuộc thế hệ này đang trở thành ông bà và nếu hướng đến những thực khách này, nhà hàng nên mang đến bầu không khí ấm cúng dành cho nhóm gia đình cùng những trải nghiệm ăn uống cao cấp, trang trọng.

1.4. Nhóm khách hàng lớn tuổi nhưng không sống cùng con cái

Nhóm này bao gồm những người trong độ tuổi từ trung niên trở lên và họ sẽ không sinh sống cùng con cái của mình, tuy vậy, họ lại có thu nhập ổn định với mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong số các thế hệ, do đó, nhóm này thường đến các nhà hàng cao cấp. Đối với nhóm khách này, họ không quan tâm đến giá cả mà tập trung hơn vào chất lượng dịch vụ và món ăn nổi bật. Để thu hút những khách hàng này, bạn cần tạo một không gian nhà hàng thanh lịch và tinh tế.

2. Lựa chọn hình thức nhà hàng phù hợp

2
Có 3 dạng nhà hàng chủ yếu: nhà hàng phục vụ nhanh, trung cấp và cao cấp.
Thông thường, các nhà hàng được phân thành ba loại chính: nhà hàng phục vụ nhanh, trung cấp và cao cấp.
Cụ thể hơn, nhà hàng phục vụ nhanh còn được biết đến là các nhà hàng thức ăn nhanh, nơi cung cấp thực đơn giới hạn gồm các món được chế biến nhanh chóng và được bán với giá tương đối thấp với cách trang trí bình thường. Đa phần, các nhà hàng thức ăn nhanh sẽ phục vụ hamburger, khoai tây chiên, gà rán, pizza, hải sản và các món ăn địa phương.
Nhà hàng trung cấp là một phân khúc nằm giữa nhà hàng thức ăn nhanh và cao cấp, tức là họ cung cấp các bữa ăn với nhiều lựa chọn nhưng với một mức giá hợp lý. Những nhà hàng kiểu này thường có 3 cách phục vụ đó là hình thức gọi món tại bàn hoặc đặt đồ ăn trước và nhận món tại bàn và hình thức còn lại là phục vụ theo dạng buffet.
Cuối cùng là loại hình nhà hàng cao cấp, đây là kiểu nhà hàng cung cấp dịch vụ tại bàn và không nhất thiết phải quảng cáo bữa ăn của họ sẽ giúp bạn ăn no mà thay vào đó, họ tập trung vào chất lượng ẩm thực và không gian. Cao cấp nhất trong số này phải kể đến nhà hàng fine-dining, nơi mang đến những trải nghiệm dùng bữa tuyệt vời và ấn tượng cho khách hàng với mức giá cao.

3. Xác định kiểu nhà hàng

3
Việc xác định phục vụ thực phẩm chủ đạo không chỉ giúp chủ sở hữu xây dựng được thực đơn,  không gian, nội thất và các dụng cụ phù hợp
Việc xác định phục vụ thực phẩm chủ đạo không chỉ giúp chủ sở hữu xây dựng được thực đơn phù hợp mà điều này còn ảnh hưởng đến không gian, nội thất và các dụng cụ cho nhà hàng để đảm bảo mọi thứ được kết hợp hài hòa với nhau. Thông thường, sẽ có các kiểu nhà hàng chính như:

3.1. Nhà hàng hải sản

Các nhà hàng hải sản phục vụ nhanh thường là các quán ốc nơi mà giới hạn cách thức chế biến và các loại hải sản. Trong khi đó, tại các nhà hàng hải sản trung cấp và cao cấp mang đến cho thực khách nhiều lựa chọn hơn từ các loại hải sản cho đến cách chế biến như đút lò, nướng than, … Nhưng nếu lựa chọn phục vụ chuyên hải sản, bạn sẽ có thể chịu rủi ro vì giá cả luôn thay đổi và đa phần các loại hải sản được giới hạn theo mùa bên cạnh việc chất lượng sẽ không ổn định. Vì thế, để kinh doanh thành công, bạn cần đảm bảo hải sản phải tươi và đạt tiêu chuẩn chất lượng.

3.2. Nhà hàng bít tết

Nhà hàng bít tết là một phần của thị trường hạng trung và cao cấp, trong đó, các nhà hàng tầm trung thường hướng đến gia đình và cung cấp một không gian không quá đặc sắc nhưng đảm bảo cung cấp các bữa ăn no. Còn các nhà hàng bít tết cao cấp mang đến một bầu không khí trang trọng hơn và có thể phục vụ những miếng thịt lớn hơn có chất lượng tốt hơn với mức giá cao hơn trong bầu không khí sang trọng và riêng tư hơn.

3.3. Nhà hàng gia đình

Các nhà hàng gia đình thường cung cấp các bữa ăn với mức giá hợp lý, dịch vụ nhanh chóng và phục vụ tại bàn. Đồng thời, thực đơn nhà hàng cần đảm bảo đa dạng lựa chọn phù hợp sở thích của nhiều đối tượng khách hàng, từ trẻ em đến người già với không gian được trang trí tông màu trầm, dễ chịu với ghế rộng, thậm chí, họ còn trang bị ghế cho trẻ em.

3.4. Nhà hàng dạng casual dining

Các nhà hàng casual dining cần phục vụ đa dạng món ăn từ món khai vị, salad đến món chính và món tráng miệng cùng không gian thoải mái với giá cả hợp lý. Đây cùng là kiểu nhà hàng thu hút nhiều đối tượng, từ giới trẻ đến những người mới bắt đầu có gia đình cho đến những người cao tuổi, tuy nhiên nhà hàng này sẽ không có những khu vực rộng dành cho gia đình hoặc những trang thiết bị dành riêng cho trẻ em như nhà hàng gia đình.

3.5. Nhà hàng chuyên món ăn đặc sản

Những nhà hàng kiểu này sẽ đa dạng loại hình từ nhà hàng phục vụ nhanh cho đến nhà hàng cao cấp, thông thường, các nhà hàng này sẽ biến tấu và chế biến lại các món ăn đặc trưng từ quốc gia khác sao cho phù hợp với khẩu vị địa phương, điển hình là các nhà hàng món Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Hoa, … Và các nhà hàng này có cơ hội thành công cao tại những khu vực đa dạng về dân cư, đặc biệt là những thành phố lớn hay khu vực có người ngoại quốc.

3.6. Nhà hàng pizza

Bạn có hai lựa chọn chính khi bắt đầu kinh doanh một tiệm bánh pizza: một là nhà hàng mang đi trong một không gian nhỏ cùng thực đơn chuyên biệt và hấp dẫn gồm pizza và bia với số chỗ ngồi hạn chế và khách hàng tự phục vụ hoặc một nhà hàng pizza đầy đủ dịch vụ với thực đơn không chỉ có nhiều loại pizza, bia và rượu mà còn có các món ăn Ý như mì Ý, ravioli và lasagna, các món ăn kèm như salad (hoặc thậm chí là quầy salad), và một vài món tráng miệng. Nếu theo đuổi, kiểu nhà hàng này bạn cần đảm bảo cung cấp món bánh pizza thật ngon và đặc sắc bằng việc thuê một thợ làm pizza giỏi, đầu tư vào các nguyên liệu và chăm chút cho quy trình từ khâu chuẩn bị, khi thực hiện được điều này, chắc rằng khách hàng sẽ quay trở lại nhà hàng của bạn.

3.7. Nhà hàng kết hợp với cà phê

Với số lượng cà phê được bán ra lên đến 400 tách cà phê mỗi năm cho thấy việc kinh doanh nhà hàng kết hợp việc phục vụ cà phê là một thị trường cực kỳ tiềm năng, bên cạnh đó, khách hàng cũng có xu hướng lựa chọn loại hình nhà hàng này không chỉ để gặp gỡ mà còn là nơi để họ ăn sáng và ăn trưa. Hình thức nhà hàng này không chỉ giúp bạn có được lợi nhuận từ những tách cà phê mà bạn còn có thể bán thêm các sản phẩm trà, nước ép, món tráng miệng hay thậm chí là cà phê hạt rang xay. Một số liệu khả quan để bạn cân nhắc là một nhà hàng – cà phê kết hợp có thể đón tiếp 500 khách trong một ngày và trong giờ trưa, một bàn có thể phục vụ được 5 vị khách, điều này cho thấy loại hình này có một cơ hội cực lớn dành cho các chủ sở hữu.

4. Có kinh nghiệm làm việc ở nhà hàng

4
Làm việc ở những nhà hàng tương tự giúp bạn có nhiều kinh nghiệm để mở quán
Bất kể loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống bạn dự định bắt đầu là gì, cách tốt nhất để học các kinh nghiệm đó là làm việc cho một hoạt động tương tự trong một thời gian trước khi tự mình vươn lên, làm việc thực tế sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về thị trường và hoạt động của doanh nghiệp, bởi việc trở thành chủ sở hữu không chỉ đòi hỏi bạn phải đối xử ân cần với khách hàng mà còn là phát triển thực đơn, đặt hàng, quản lý nhân sự, lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch tiếp thị, đảm bảo tuân thủ vô số quy định, hoàn thành một loạt các thủ tục giấy tờ và thực hiện các công việc hành chính khác. Với vô số nhiệm vụ và công việc, nếu chưa thực sự đụng việc, bạn sẽ dễ gặp bối rối và khó có thể đạt kết quả tốt. Đồng thời, những chủ nhà hàng thành công đồng ý rằng cách chuẩn bị tốt nhất để sở hữu một nhà hàng là làm việc cho người khác trước, vì dù bạn có đọc sách và tham gia các khóa học nhiều ra sao thì chỉ khi làm việc thực tế bạn mới hình dung được toàn bộ và biết những khó khăn. Cho nên, trước khi mở nhà hàng, bạn hãy lên kế hoạch làm tại các nhà hàng khác ít nhất vài năm với nhiều vị trí khác nhau càng tốt. Tốt nhất, bạn nên làm việc trong một nhà hàng tương tự như loại hình bạn muốn mở. Không chỉ vậy, làm công việc thực tế sẽ giúp bạn xác định liệu rằng bạn có thực sự phù hợp và đủ khả năng để có thể kinh doanh hay sẽ giúp bạn tìm ra được một đam mê khác.

5. Lập kế hoạch kinh doanh

Viet Ke Hoach Kinh Doanh

Sau khi đã có kinh nghiệm thực tế, việc tiếp theo bạn cần làm là lập kế hoạch kinh doanh – yếu tố quan trọng nhất của nhà hàng. Hãy đảm bảo rằng bạn đã vạch ra mọi thứ trên giấy trước khi bạn làm điều gì cho nhà hàng từ thuê địa điểm cho đến mua sắm. Khi bạn viết một kế hoạch kinh doanh, bạn nên bao gồm: một định nghĩa rõ ràng về khái niệm, quy tắc của bạn, mô tả về thị trường, thực đơn và giá cả, thông tin tài chính chi tiết, bao gồm dữ liệu về vốn (số tiền và các nguồn vốn) và dự báo thu nhập và chi phí dài hạn, kế hoạch tiếp thị, các chương trình tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân viên và kế hoạch chi tiết phác thảo cách bạn sẽ đối phó với những thách thức mà chủ nhà hàng phải đối mặt, thậm chí là dự phòng một kế hoạch đóng cửa trong chiến lược.

6. Kêu gọi nguồn vốn đầu tư

November 2019 3

Bạn cần bao nhiêu tiền để bắt đầu phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, cơ sở, số lượng thiết bị, hàng tồn kho, tiếp thị và vốn hoạt động cần thiết (số tiền mặt bạn cần cho đến khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận). Và dù là loại hình nhà hàng nào, số tiền lớn như thế nào thì bạn vẫn phải chuẩn bị một số tiền mặt để bắt đầu kinh doanh. Và để có được số vốn, bạn có thể huy động từ các nguồn sau:

6.1. Nguồn vốn của bạn

Hãy kiểm tra và nhờ định giá (nếu có thể) các tài sản bạn đang sở hữu bao gồm tài khoản tiết kiệm, tài khoản hưu trí, vốn chủ sở hữu trong bất động sản, xe cộ, các khoản đầu tư khác, … và bạn có thể chọn bán tài sản để lấy tiền mặt hoặc sử dụng chúng làm tài sản thế chấp cho một khoản vay để có thể bắt đầu việc kinh doanh của bạn. Ngoài ra, bạn có thể vay từ khoản tín dụng cá nhân bởi vì có khá nhiều doanh nghiệp thành công đã bắt đầu việc kinh doanh của họ bằng cách này.

3.2. Vay mượn từ người thân và bạn bè

Nếu chưa đủ vốn, bước tiếp theo bạn có thể vay mượn cho nguồn vốn của bạn là hỏi mượn từ bạn bè và người thân, những người tin tưởng và muốn giúp bạn thành công. Dù bạn bạn có thân thiết với người đó đến đâu, hãy thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp bằng các văn bản cam kết, bạn nên hỏi từ những người tiếp có đủ khả năng chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp của bạn nhưng thế nào, bạn nên đảm bảo trả đủ số tiền đã vay cho họ.

3.3. Tìm kiếm đối tác

Bạn có thể tìm kiếm người có thể muốn hợp tác với bạn trong công việc kinh doanh hoặc chọn người có tiềm lực tài chính và muốn đồng hành cùng bạn trong công việc kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm một người có tiền để đầu tư nhưng không có hứng thú với việc kinh doanh. Nhưng điều quan trọng là bạn cần tạo một thỏa thuận đối tác bằng văn bản xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng của bạn và lựa chọn đối tác của bạn một cách cẩn thận – đặc biệt là nếu hợp tác các thành viên trong gia đình.

7. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Việc xác định địa điểm và thuê mặt bằng kinh doanh cho nhà hàng của bạn cần dựa trên những yếu tố:
–  Vị trí sẽ tác động như thế nào đến doanh số bán hàng của bạn?
–  Khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng để đảm bảo rằng nhóm khách hàng chính có thể nhận thấy và tiếp cận nhà hàng của bạn.
– Khả năng chi phí của doanh nghiệp, trong trường hợp nếu bạn đã thực hiện dự báo doanh thu và lợi nhuận cho năm hoạt động đầu tiên của mình, bạn sẽ biết khoảng doanh thu mà bạn có thể mong đợi tạo ra và từ đó, bạn quyết định số tiền thuê bạn có thể trả.
– Chú ý đến mật độ, hạn chế và vấn đề giao thông, hãy lựa vị trí đông đúc, đường 2 chiều cũng như ít khi bị kẹt xe.
– Nơi đậu xe cho khách hàng, hãy tìm kiếm những khu vực có bãi đậu xe gần nhà hàng để phòng trường hợp số lượng xe vượt qua giới hạn nhà hàng bạn có thể giữ.
– Tìm hiểu về lịch sử thuê gần đây của từng địa điểm để kịp thời phát hiện những điểm yếu của địa điểm kinh doanh.
– Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu tất cả các chi tiết của hợp đồng thuê, bởi vì có thể một vị trí kinh doanh tuyệt vời nhưng lại có các điều khoản cho thuê không thể chấp nhận được.
– Kiểm tra về các vấn đề quy hoạch để xem liệu trong tương lai có thay đổi về xây dựng đường sá hay các tòa nhà nào không.

8. Thiết kế không gian nhà hàng

6
Việc bố trí không gian nhà hàng đòi hỏi bạn phải tính đến kích thước và cách bố trí của phòng ăn, không gian bếp, không gian kho và văn phòng.
Việc bố trí không gian nhà hàng đòi hỏi bạn phải tính đến kích thước và cách bố trí của phòng ăn, không gian bếp, không gian kho và văn phòng. Thông thường, các nhà hàng phân bổ 45 – 65% không gian của họ cho khu vực ăn uống, khoảng 35% cho nhà bếp và khu vực chuẩn bị, và phần còn lại cho không gian kho và văn phòng. Cụ thể hơn:

8.1. Khu vực ăn uống:

Đây là nơi bạn sẽ kiếm được phần lớn lợi nhuận, vì vậy đừng cắt xén khi thiết kế phòng ăn của bạn. Bạn có thể tham khảo bằng cách ghé thăm các nhà hàng trong khu vực của bạn và phân tích kiểu trang trí cũng như quan sát các thực khách để xem  họ có phản ứng tích cực với phong cách trang trí không, nó có thoải mái không, hay mọi người có phải chuyển chỗ ngồi trong suốt bữa ăn của họ không, hãy ghi nhớ những hoạt động tốt và những gì cần cải thiện. Phần lớn việc bố trí phòng ăn của bạn sẽ phụ thuộc vào ý tưởng thiết kế của bạn và các nghiên cứu chỉ ra rằng 40 – 50% tất cả các khách hàng ngồi xuống đến theo cặp, 30% đến ăn một mình hoặc ba người và 20% thuộc nhóm bốn người trở lên. Một phương án để nhà hàng của bạn phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau, hãy sử dụng bàn cho hai người và có thể dễ dàng dịch chuyển, sắp xếp ở những khu vực có không gian rộng rãi. Điều này giúp bạn linh hoạt trong việc tổ chức các bữa tiệc lớn và nhỏ, thêm vào đó, bạn có thể đặt các gian hàng cho 4 đến 6 người dọc theo các bức tường.

8.2. Khu vực nhà bếp:

Thông thường, khu vực sản xuất trong nhà hàng được thiết kế không hiệu quả, điều này đã khiến cho nhà bếp hoạt động thiếu hiệu quả. Bạn cần ghi nhớ menu của bạn khi bạn xác định từng yếu tố trong nhà bếp như không gian để tiếp nhận, lưu trữ, chuẩn bị thực phẩm, nấu ăn, nướng bánh, rửa chén, lối đi, kho chứa rác, khu vực dành cho nhân viên và một khu vực cho một văn phòng nhỏ, nơi bạn có thể thực hiện nhiệm vụ quản lý hàng ngày. Bạn cần sắp xếp khu vực nhà bếp sao cho đầu bếp có thể dễ dàng lấy các sản phẩm, thiết bị chỉ trong vài bước chân, đồng thời, thiết kế của bạn cũng nên cho phép hai hoặc nhiều đầu bếp có thể làm việc cùng nhau trong những khoảng thời gian bận rộn.

9. Xây dựng thực đơn cho nhà hàng

Man Touching Face Reading Menu Handsome 199134385

Khi bạn lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ ăn uống của mình, hãy lưu ý một số xu hướng về nội dung và cách thiết kế thực đơn để đảm bảo rằng bạn những yếu tố xuất hiện trên thực đơn phải thể hiện được hình thức kinh doanh mà bạn đang thực hiện.
Thời gian gần đây, những chủ sở hữu nhà hàng nhận thấy các thực phẩm chay, sản phẩm trồng tại địa phương, các mặt hàng hữu cơ, các món ăn kết hợp – fusion (kết hợp hai hoặc nhiều món ăn có xuất xứ khác nhau trong một món ăn hoặc trên một đĩa) và bia địa phương đang trở nên phổ biến. Đồng thời, người tiêu dùng cũng đang ăn thịt gà, hải sản và thịt bò nhiều hơn so với những năm gần đây. Khoảng vài năm trở lại đây, thực khách đang mong đợi các lựa chọn thay thế cho thịt trong thực đơn và họ cũng thể hiện sự mong đợi những món ăn kỷ niệm đưa họ trở về tuổi thơ. Không chỉ vậy, bạn có thể thêm các món ăn đặc sản của các vùng miền vào thực đơn để thu hút thêm những khách hàng xa xứ.
Ngoài ra, nếu nhà hàng của bạn hướng đến nhóm khách gia đình thì hãy chắc rằng bạn có những món ăn dành riêng cho trẻ em khoảng bốn hoặc năm món và nếu bạn có phục vụ đồ ăn nhẹ cũng như đồ ăn kèm, hãy lưu ý rằng trẻ em đang chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh hơn so với cách đây vài năm, chẳng hạn, sữa chua đang là đồ ăn nhẹ phát triển nhanh và phổ biến nhất đối với trẻ từ 2 – 17 tuổi . Trong khi hầu hết các nhà hàng vẫn cung cấp bữa ăn cố định cho trẻ em, bạn có thể cân nhắc cho phép thực khách nhỏ tuổi được tự do lựa chọn hoặc kết hợp nguyên liệu theo ý thích.
Một điều nữa bạn cần lưu tâm là dù tính đa dạng của thực đơn đã tăng lên trong những năm qua, nhưng gần đây, các nhà hàng đang rút ngắn thực đơn không chỉ để đáp ứng việc người tiêu dùng không muốn đọc một thực đơn dài dòng trước bữa tối mà còn giúp các chủ sở hữu tiết kiệm và tối ưu hóa chi phí của nhà hàng. Vì thế, bạn cần giữ cho số lượng món của bạn vừa phải, không quá dư nhưng cũng không khiến khách hàng thiếu lựa chọn và mô tả thực đơn đơn giản, dễ hiểu và ngắn gọn. Bên cạnh đó, thực đơn của bạn cũng nên chỉ ra những món ăn nào có thể được chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu ăn kiêng đặc biệt, các món ít chất béo, natri, cholesterol, …

10. Tìm hiểu các quy định an toàn

Mặc dù có thể ngành dịch vụ ăn uống không phải chịu sự quản lý chặt chẽ như dịch vụ y tế nhưng thực tế, ngành nhà hàng cũng phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe và chịu sự kiểm tra từ các ban ngành liên quan và nếu nhà hàng không đáp ứng các quy định, bạn có thể bị phạt hoặc bị cơ quan chức năng đóng cửa. Ngoài ra, nếu chẳng may để khách hàng sử dụng phải thực phẩm bị nhiễm độc, bạn có thể phải chịu trách nhiệm về bệnh tật và thậm chí sự tử vong của khách hàng.
Vì thế, hãy đảm bảo bạn nắm rõ và tuân thủ các vấn đề như vệ sinh của không gian, an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ cũng như giữ môi trường làm việc an toàn đối với các nhân viên để hạn chế các tổn thương cho họ.

11. Tuyển dụng nhân sự7

Một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp trong tất cả các ngành phải đối mặt là thiếu lao động có trình độ. Và dù cho số lượng nhân sự cho ngành công nghiệp thực phẩm – dịch vụ nói chung đang không ngừng gia tăng nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, sẽ rất khó khăn cho các chủ sở hữu trong việc tìm kiếm lao động có kỹ năng và phù hợp khi phải chịu sự cạnh tranh cũng như mức chi phí lao động tăng cao.
Để có thể tuyển dụng thành công, bước đầu tiên là bạn cần xác định những yếu tố, kỹ năng và tính cách của một nhân viên lý tưởng là thế nào, từ đó,  bạn cần xây dựng một bản mô tả công việc trọng tâm, ngắn gọn để chỉ rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và các yêu cầu liên quan của công việc.
Tiếp theo, bạn cần xác định chi phí lương cho từng vị trí và để có được một con số thích hợp, bạn nên nghiên cứu và tham khảo từ các doanh nghiệp tương tự trong cùng khu vực để thiết lập được mức lương tối thiểu và tối đa cho mỗi vị trí.
Cuối cùng, hãy đảm bảo mọi nhân viên đều phải điền vào đơn đăng ký dù cho là người quen, được giới thiệu hoặc đã nộp hồ sơ, điều này giúp bạn dễ dàng kiểm tra tính xác thực và nhất quán của các thông tin ứng viên cung cấp.
Và để việc tuyển dụng nhân sự, bạn nên lưu ý những điều sau:
– Hãy dành thời gian để sàng lọc kỹ lưỡng các ứng viên và chắc chắn rằng họ hiểu những gì bạn mong đợi ở họ. Bạn cũng đừng quên kiểm tra lý lịch và nếu bạn không thể tự mình làm việc này, hãy ký hợp đồng với một nhà tư vấn nhân sự để họ làm việc đó thay thế cho bạn
– Tạo mô tả công việc chi tiết.
– Hiểu luật lao động và tuân thủ chặt chẽ để đảm bảo việc kinh doanh cũng như quyền và nghĩa vụ cho cả người sử dụng và người lao động.
– Cung cấp các chương trình đào tạo, hãy xem điều này như một phúc lợi xây dựng lòng trung thành của nhân viên vì có không ít người lao động cảm thấy hạnh phúc hơn, tự tin hơn và hiệu quả hơn sau khi tham gia các lớp huấn luyện.
Thông thường, trong kinh doanh nhà hàng, bạn sẽ cần tuyển dụng vị trí quản lý, đầu bếp, phục vụ, rửa bát, lễ tân và người pha chế, tuy nhiên, nếu nhà hàng của bạn vẫn còn mới, bạn có thể để các vị trí kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác, ví dụ người quản lý của bạn có thể đảm nhiệm vị trí lễ tân, đón khách và các nhân viên phục vụ có thể thực hiện thêm việc chuẩn bị salad. Vì thế, khi phỏng vấn, bạn hãy nói về việc các ứng viên phải sẵn sàng linh hoạt trong nhiệm vụ của họ. Còn về phần chi phí trả lương sẽ nên sẽ chiếm khoảng 24 đến 35 phần trăm tổng doanh thu của bạn, bao gồm tiền lương của chính bạn và của người quản lý,

11.1. Vị trí quản lý:

Đây là vị trí chủ chốt và quan trọng nhất trong việc vận hành và đảm bảo việc kinh doanh của nhà hàng đạt hiệu quả. Một ứng viên lý tưởng cần có kinh nghiệm trong việc quản lý nhà hàng, thành thạo trong việc thu mua, làm việc với các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, ứng viên cũng cần kỹ năng lãnh đạo và quản trị, giám sát nhân sự phù hợp với phong cách và đặc điểm của nhà hàng của bạn.

11.2. Nhân viên bếp

Khi mới bắt đầu, có thể bạn sẽ cần ba đầu bếp, trong đó hai đầu bếp làm việc toàn thời gian và một đầu bếp làm bán thời gian. Thông thường, nhân viên bếp thường làm việc theo ca từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều và từ 4 giờ chiều đến giờ đóng cửa, nhưng bạn sẽ cần một đầu bếp chính đến vào sáng sớm để bắt đầu chuẩn bị các món ăn phục vụ vào ngày hôm đó và một đầu bếp khác đảm nhiệm công việc vào ca làm việc còn lại. Trong khi đó, đầu bếp bán thời gian sẽ hỗ trợ bếp chính trong những giờ cao điểm, chẳng hạn như cuối tuần và có thể làm phụ bếp trong những khoảng thời gian còn lại. Và để tuyển dụng vị trí bếp, bạn có thể liên hệ với các trường nghề hay đào tạo nấu ăn hoặc đăng tải tin tuyển dụng lên các phương tiện truyền thông. Bạn hãy cố gắng tìm kiếm được một đầu bếp giỏi vì đây là yếu tố giúp thu hút khách hàng mới và giữ chân những khách hàng trung thành.

11.3. Nhân viên phục vụ

Vị trí phục vụ đòi hỏi nhân viên tương tác nhiều nhất với khách hàng, vì vậy họ cần tạo ấn tượng và có khả năng làm việc tốt dưới áp lực, đáp ứng nhu cầu của khách hàng với phong thái chuyên nghiệp. Với các nhà hàng có hai thời điểm trong ngày nhân viên phục vụ dễ bị quá tải là cao điểm ăn trưa bắt đầu vào khoảng 11:30 sáng và tiếp tục cho đến 1:30 hoặc 2:00 giờ chiều và thời điểm ăn tối từ lúc 5:30 – 6:00 tối vì thế, bạn cần chia ca phục vụ sao cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu phục vụ của nhà hàng. Một điều nữa là khi nhà hàng của bạn mới thành lập, bạn chỉ nên thuê những người phục vụ có kinh nghiệm để không phải tốn thêm chi phí đào tạo chuyên sâu. Tuy nhiên, khi nhà hàng dần ổn định, bạn nên phát triển các hệ thống đào tạo để giúp cả nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm và những người phục vụ lâu năm phát triển kỹ năng và kiến thức.

12. Tiếp thị và quảng cáo

Instagra Marketing Notifications

 

Doanh nghiệp nào cũng cần có kế hoạch marketing, và nhà hàng của bạn cũng không ngoại lệ và dù bạn có thể sử dụng các kênh tiếp thị khác nhau nhưng hãy ghi nhớ tiếp thị truyền miệng vẫn là phương pháp quảng cáo tốt nhất, cụ thể, hơn 4/5 người tiêu dùng có khả năng chọn một nhà hàng mới để trải nghiệm dựa trên sự giới thiệu từ một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn cung cấp một trải nghiệm ăn uống tuyệt vời khiến khách hàng muốn quay lại và sẵn sàng giới thiệu cho bất kỳ ai.
Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến khách hàng mới xem họ đã tìm hiểu về bạn như thế nào và ghi lại thông tin này để bạn đánh giá được các chiến lược tiếp thị khác nhau của mình đang hoạt động hiệu quả như thế nào. Sau đó, bạn có thể quyết định tăng thêm chi phí cho các chiến lược nào và loại bỏ những kênh tiếp thị nào để tối ưu hóa được chi phí và tối đa hóa hiệu quả.
Và một câu hỏi quan trọng đối với các chủ nhà hàng khi thực hiện tiếp thị và quảng cáo là thực đơn, bảng hiệu, bảng quảng cáo trên bàn, mẩu quảng cáo và các nhận diện thương hiệu khác có đang gửi một thông điệp chính xác về nhà hàng của bạn không. Để việc quảng bá đạt hiệu quả, bạn cần:
– Nghiên cứu về thị trường bằng việc thu thập thông tin nhân khẩu học liên tục vì xu hướng thị trường đang thay đổi không ngừng và bạn cần đổi mới chiến lược tiếp thị để bắt kịp những sự thay đổi này.
– Xem xét từng yếu tố của nhà hàng từ bãi đậu xe, trang trí nội thất đến các vật phẩm in ấn có đang đưa ra đúng thông điệp và thể hiện được nét đặc trưng hay không.
Tiếp đến, bạn hãy lựa chọn những cách tiếp thị phù hợp, nếu bạn bị giới hạn chi phí quảng cáo thì một cách rẻ và dễ dàng để quảng bá nhà hàng là tặng phiếu quà tặng, chẳng hạn giảm giá hoặc tặng phần ăn miễn phí thông qua các kênh truyền thông hoặc đề nghị cung cấp phiếu quà tặng hoặc phiếu giảm giá để sử dụng làm giải thưởng cho các cuộc thi và chương trình khuyến mãi trực tuyến. Lúc này, tên công ty và vị trí của bạn sẽ được công bố nhiều lần trên sóng trong suốt cuộc thi, mang lại cho bạn cơ hội được lặp đi lặp lại trong tâm trí người tiêu dùng, điều mà dễ giúp bạn trở thành lựa chọn đầu tiên của họ khi muốn dùng bữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tặng phiếu giảm giá và phiếu quà tặng cho các tổ chức phi lợi nhuận như phần quà dành cho những người đóng góp để tăng khả năng tiếp cận của bạn đến khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo mọi phiếu giảm giá hoặc phiếu quà tặng đều cung cấp đầy đủ thông tin như tên nhà hàng, địa điểm, giờ hoạt động và những hạn chế khi sử dụng phiếu quà tặng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện một số phương pháp khuyến mãi khác mà bạn có thể thử bao gồm tài trợ cho sự kiện địa phương hoặc đội thể thao, tập phiếu giảm giá, khuyến mãi theo món hay theo mùa và tổ chức các cuộc thi cho cả thực khách dùng bữa tại quán hay cả khách hàng trực tuyến để mở rộng phạm vi tiếp cận và tên tuổi nhà hàng.