Buy Now

Tìm kiếm

Tầm quan trọng của việc phân khúc khách hàng khi kinh doanh F&B

  • Chia sẻ cái này:
Tầm quan trọng của việc phân khúc khách hàng khi kinh doanh F&B

Tin tức mới

Tầm quan trọng của việc phân khúc khách hàng khi kinh doanh F&B

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Phân khúc khách hàng là một phần quan trọng trong quá trình đưa ra chiến lược khi kinh doanh, đặc biệt đối với một ngành dịch vụ như như F&B. Việc phân khúc khách hàng chính xác sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nhà hàng, góp phần giúp tăng trưởng doanh thu. Hãy cùng Ipos.vn tìm hiểu thêm nhé!

1. Phân khúc khách hàng là gì?

Phân khúc khách hàng là một quá trình tiếp thị sản phẩm thông qua việc phân chia, sắp xếp và phân loại khách hàng của mình dựa trên các yếu tố như: độ tuổi, địa lý, giới tính, thu nhập, mức độ nhận thức, yếu tố tâm lý, thói quen, sở thích,… Tùy theo mục đích tiếp thị, thông điệp truyền thông mà người phụ trách có thể chia thị trường khách hàng của mình thành các tệp khác nhau có sự tương đồng về: nhân khẩu học, hành vi, hành trình mua hàng, mạng xã hội mà họ sử dụng,…  

2. Vì sao các nhà hàng cần chú trọng việc phân khúc khách hàng?

Là một ngành dịch vụ phụ thuộc doanh thu rất lớn vào sự đánh giá của khách hàng, các nhà hàng luôn nỗ lực trong việc tìm kiếm insights của khách hàng mục tiêu, đưa ra những sản phẩm và chương trình marketing hợp ý họ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động tổng quan của nhà hàng, việc phân khúc khách hàng chính xác và hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhà hàng.

Phân khúc khách hàng giúp nhà hàng đưa ra chiến dịch marketing phù hợp nhất

2.1. Giúp người điều hành nhà hàng hiểu rõ khách của mình

Cách tốt nhất để có thể xây dựng một nhà hàng thành công là phải làm cho khách hàng hài lòng, từ đó nhà hàng có thể giữ chân các khách hàng lâu năm và thu hút khách hàng tiềm năng mới. Để làm được điều đó, trước tiên nhà hàng phải hiểu nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng đang nhắm tới, cũng như những gì nhóm khách này tìm kiếm ở một nhà hàng.

Xem thêm: Chiến lược tiếp thị nhà hàng cho 5 đối tượng khách hàng

Phân khúc khách hàng giúp chủ nhà hàng trả lời những câu hỏi này bằng cách xác định khách hàng của họ là ai, sở thích của họ là gì, thói quen chi tiêu của họ,… Điều này cho phép họ điều chỉnh trải nghiệm nhà hàng của mình cho phù hợp, giúp dễ dàng thu hút khách hàng lý tưởng của họ đến nhà hàng. Ngoài ra, tìm được phân khúc khách hàng mục tiêu phù hợp còn cho phép chủ nhà hàng tiết kiệm được chi phí phải bỏ ra khi biết được cần đầu tư nhiều vào nhóm khách nào, giảm đầu tư vào nhóm khách nào.

2.2. Xác định các xu hướng tiếp thị phù hợp

Dựa trên việc phân khúc khách hàng thành các nhóm, chủ nhà hàng có thể xác định cơ bản các nhóm khách sẽ đến thưởng thức sản phẩm ở nhà hàng của mình. Mỗi nhóm khách hàng lại có một sở thích, thói quen ăn uống khác nhau, cách họ nhìn nhận các xu hướng ẩm thực và marketing cũng khác nhau hoàn toàn.

Do đó, sau khi phân khúc và tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng, chủ nhà hàng có thể đưa ra quyết định sẽ áp dụng các xu hướng thịnh hành lên các nhóm khách hàng nào, áp dụng ra sao, biến tấu thế nào,… để nhận được sự hài lòng cao nhất của họ. Ngoài ra, khi đã hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu để nắm insights của họ, các nhà hàng còn có thể dự đoán được xu hướng ẩm thực mới mẻ nào sẽ “lên ngôi”, xu hướng nào sẽ biến mất sau một đêm khi xu hướng mới xuất hiện. 

Phân khúc khách hàng mang lại doanh thu tăng trưởng cho các nhà hàng

2.3. Tránh đẩy nhầm thông điệp đến các phân khúc và mất khách hàng

Nếu chủ nhà hàng kinh doanh không phân khúc khách hàng của mình thì những nỗ lực quảng bá mọi thứ của nhà hàng có khả năng lại vô tình làm mất lòng khách hàng. Trong quá trình marketing, chỉ một thông điệp sai insights người tiêu dùng thôi cũng có thể khiến nhà hàng để lại ấn tượng xấu trong mắt khách hàng mục tiêu, ví dụ như gửi lời mời buffet thịt đến cho nhóm khách hàng ăn chay hay voucher giảm giá đồ uống có cồn cho người kiêng rượu,…

Để đưa được thông điệp marketing đến gần với khách hàng hơn, chủ nhà hàng cần nắm rõ cách thức tiếp cận thông tin của từng nhóm khách hàng cũng như nhu cầu của họ để xây dựng chiến dịch marketing phù hợp.

2.4. Xây dựng các chiến dịch quảng cáo tốt hơn

Hiện tại, khách hàng thường đặt kỳ vọng rất nhiều ở các ngành dịch vụ, họ không còn dễ bị thuyết phục bởi những thông điệp chung chung, không liên quan đến sở thích và mối quan tâm của họ. Khách hàng bỏ tiền ra để tìm kiếm thông điệp quảng cáo, sản phẩm và dịch vụ phục vụ cụ thể cho sở thích của họ.

Cùng với sự giúp đỡ của công nghệ tiên tiến như AI và Big Data, các chủ nhà hàng sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn dữ liệu khổng lồ về thị trường. Khi đó, việc phân khúc khách hàng sẽ rất đơn giản và chi tiết, chủ nhà hàng có thể phân khúc thành những đoạn rất nhỏ để xây dựng “khung” những chiến dịch quảng cáo phù hợp với từng nhóm khác nhau.

Với sự chi tiết như vậy, các chiến dịch quảng cáo sẽ ngày càng mang “màu sắc” cá nhân hóa hơn, thỏa mãn đúng nhu cầu mong muốn của khách hàng hoặc xoa dịu “pain point” của họ. Các thông điệp marketing đưa ra càng cá nhân bao nhiêu thì càng dễ tiếp cận và nhận được sự đồng cảm của nhóm khách hàng đích bấy nhiêu, cũng giúp nhà hàng kéo được tệp khách này trở thành thực khách của mình.

Xem thêm: Những lí do khiến quán ăn “mất thiện cảm” với khách hàng

2.5. Tạo dựng lòng tin cho nhóm khách hàng trung thành

Thu hút khách đến với nhà hàng là chưa đủ, các chủ doanh nghiệp F&B còn mong muốn những khách hàng mới sẽ trở thành khách hàng quen, khách hàng trung thành lâu năm. Xác định trúng nhu cầu của khách hàng sẽ giúp chủ nhà hàng hiểu rõ cần đưa ra những lý do gì để có thể thuyết phục để quay lại. Khách hàng thường sẽ tin tưởng thương hiệu khi họ quen thuộc, đánh giá cao và thường xuyên mua sản phẩm của công ty.

Với phân khúc khách hàng, chủ nhà hàng còn có thể xác định đối tượng nào có nhiều khả năng mua hàng hơn không chỉ một lần mà còn mua hàng trong tương lai. Phân khúc khách hàng giúp nhà hàng hiểu được các vấn đề và hành vi của khách hàng lý tưởng, đồng thời tạo ra các giải pháp xây dựng lòng tin thương hiệu lâu dài có lợi cho cả hai bên.

Việc phân khúc khách hàng là điều cần thiết trong quá trình kinh doanh của nhà hàng

3. Kết luận


Các chủ sở hữu doanh nghiệp F&B thường “đau đầu” với câu hỏi làm thế nào để có thể có được doanh thu cao nhất đồng thời tạo dựng được một tệp khách hàng trung thành lâu dài. Việc phân khúc khách hàng càng chi tiết, càng chính xác sẽ giúp các nhà hàng có thể tìm ra phương án thích hợp nhất để giải quyết việc này.

Bạn hãy tham khảo ngay các phần mềm quản lý nhà hàng sau để công việc trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất