Buy Now

Tìm kiếm

Tại sao giảm giá kịch sàn, khuyến mãi ngất trời nhưng quán vẫn không có khách?

  • Chia sẻ cái này:
Tại sao giảm giá kịch sàn, khuyến mãi ngất trời nhưng quán vẫn không có khách?

Tin tức mới

Tại sao giảm giá kịch sàn, khuyến mãi ngất trời nhưng quán vẫn không có khách?

chương trình khuyến mãi, giảm giá

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đa số nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn luôn cho rằng việc đẩy mạnh các chương trình giảm giá, khuyến mãi sẽ là tâm điểm thu hút khách hàng trong một thời gian dài, đồng thời đem lại doanh số lớn cho nhà hàng, quán ăn của mình. Thế nhưng, thực tế lại cho thấy kết quả ngược lại khiến không ít thương hiệu “vỡ mộng” và loay hoay không biết nên tìm kiếm kim chỉ nam cho mình ở đâu mới đúng đắn.

1. Lý do giảm giá, khuyến mãi nhưng quán vẫn không có khách

Cứ đến những dịp đặc biệt như giao mùa, ngày lễ Tết,… khách hàng lại cảm thấy choáng váng và “ngộp thở” với tràn lan những quảng cáo giảm giá, khuyến mãi với mức giá ưu đãi như mua một tặng một, giảm giá tới 50%,… Thế nhưng, sau khi quan sát phản hồi của khách hàng, phần lớn các thương hiệu đều lắc đầu ngao ngán bởi đa phần các chương trình này đều chưa đủ thu hút, không đạt hiệu quả, thậm chí đi vào ngõ cụt.

Mục đích ban đầu của các chương trình giảm giá, khuyến mãi là thu hút khách hàng đến trải nghiệm dịch vụ hay chỉ là một “chiêu trò” PR – Marketing để tạo sự sôi động, thay đổi hành vi của người tiêu dùng với những sản phẩm kém thu hút hơn của thương hiệu.

Mục đích của các chương trình giảm giá, khuyến mãi là thu hút khách hàng đến trải nghiệm dịch vụ

1.1. Chưa hiểu rõ “luật chơi” giảm giá, khuyến mãi của thị trường

Một trong những lý do khiến quán chạy chương trình nhưng vẫn không có khách là chưa thực sự hiểu rõ luật chơi của thị trường:

Khách hàng chưa thực sự hứng thú với khuyến mãi

Bất cứ hoạt động Marketing nào cũng cần xuất phát từ nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng vào sản phẩm và thương hiệu. Trước hết, bạn cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nói riêng và xu hướng của thị trường ở thời điểm gần nhất nói chung. Các chương trình giảm giá, khuyến mãi cần tập trung vào những món ăn đang thu hút khách hàng, tạo cho họ cảm giác cực kỳ hời, giới hạn thời gian hoặc số lượng khiến họ muốn ăn ngay lập tức. Chẳng hạn như:

– Chương trình tặng 1 suất buffet cho mỗi nhóm 4 người lớn sử dụng buffet.

– Tặng Voucher giảm giá 20% cho khách tới ăn vào lần tiếp theo.

– Tặng 100 suất buffet tráng miệng đối với khách hàng ăn tại cơ sở mới khai trương.

-….

Truyền thông chưa đủ sâu và rộng

Một trong những điều khiến các thương hiệu lo sợ là chương trình khuyến mãi “xịt”. Bởi vậy, để thu hút đông đảo khách hàng biết tới và tham gia, các nhà hàng, quán ăn cần đầu tư đặc biệt về mặt hình ảnh và truyền thông “rầm rộ vừa đủ” để người tiêu dùng thấy được thông tin với tần suất 1-2 lần mỗi ngày. Truyền thông đa kênh, marketing cảm xúc và đem đến trải nghiệm mới lạ, ấn tượng sẽ giúp các thương hiệu tạo được lực hấp dẫn với khách hàng, kích thích nhu cầu ăn uống của họ.

Biến chương trình thúc đẩy bán hàng thành chương trình… kìm hãm bán hàng

Một sai lầm to lớn nữa của đa số các chương trình giảm giá, khuyến mãi hiện nay đó là vô tình trở thành tác nhân tiêu cực cho doanh số bán hàng. Vì giảm giá quá nhiều nên khách hàng thường có xu hướng không cần đi ăn vội, đợt các đợt giảm giá tiếp theo đến ăn cũng không sao. Điều này vô tình tạo “hiệu ứng ngược”, khiến các chương trình khuyến mãi trở nên không thu hút, dẫn tới doanh số rớt thảm hại trong suốt một thời gian dài.

Xem thêm: “Bẫy tâm lý” FOMO – Tuyệt chiêu marketing thúc đẩy doanh số ngành F&B

1.2. Giảm giá, khuyến mãi không đúng cách có thể gây “tác dụng phụ”

Các chương trình khuyến mãi, giảm giá có thể để lại “tác dụng phụ” không hề nhỏ nếu như thương hiệu không khéo léo từ kế hoạch cho đến thực thi. Từ việc xây dựng chương trình khuyến mãi, đẩy mạnh các món ăn best-seller, món mới,… cho đến truyền thông bán hàng song song xây dựng thương hiệu đều cần được đầu tư thông minh và hợp lý.

Việc giảm giá, khuyến mãi tràn lan, không có chiến lược rõ ràng có thể để lại ấn tượng tiêu cực, làm giảm giá trị và bản sắc riêng của thương hiệu.

Chương trình khuyến mãi, giảm giá có thể để lại “tác dụng phụ” nếu như thương hiệu không khéo léo từ kế hoạch cho đến thực thi

2. Các chương trình Marketing cần tung ra “đúng người, đúng thời điểm”

2.1. Giảm giá, khuyến mãi một cách khoa học

Các chương trình Marketing nói chung và các chương trình khuyến mãi, giảm giá nói riêng cần được lập kế hoạch và thực thi một cách khoa học để đạt được mục tiêu đặt ra theo từng thời điểm. 

Vậy làm sao để giữ được hình ảnh thương hiệu “không rẻ tiền”? Thì câu trả lời nằm ở việc chủ thương hiệu cần nhận thức rõ, đánh giá chính xác tình hình kinh doanh, kết hợp tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trong từng thời điểm để đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá như một món quà dành tặng khách hàng vào những dịp đặc biệt.

Chương trình giảm giá, khuyến mãi với thông điệp ý nghĩa, “đúng người, đúng thời điểm”, không quá tràn lan thì mới là một chương trình hiệu quả mà các thương hiệu cần hướng tới.

2.2. Chỉ dùng các chương trình giảm giá, khuyến mãi để kích thích hành vi mua sắm

Không nên lạm dụng quá nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi để ngày một làm suy giảm giá trị riêng của thương hiệu. Các chương trình đưa ra chỉ nên tập trung vào việc kích thích thói quen ăn uống của khách hàng thông qua việc vận dụng “tính khan hiếm” của khuyến mãi.

Đặc biệt, đối với dịch vụ ăn uống khách hàng thường coi trọng trải nghiệm dịch vụ. Chính vì vậy, các thương hiệu kinh doanh dịch vụ ăn uống cần lưu ý tới chất lượng đồ ăn, không gian nhà hàng,… nhiều hơn là chạy đua với cuộc chiến giảm giá, khuyến mãi.

2.3. Cho khách hàng thấy hiệu ứng đám đông

Khách hàng là những người cực kỳ nhạy cảm với đám đông, cứ chỗ nào đông là họ sẽ mặc định trong đầu là đồ ăn ngon, đồ ăn rẻ. Chẳng hạn, bạn đang đi bỗng thấy có một đám đông đứng xếp hàng dài trước một quán trà sữa mới mở, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy tò mò và phát sinh tâm lý muốn trải nghiệm sản phẩm.

Khách hàng cực kỳ nhạy cảm với đám đông, cứ chỗ nào đông là họ sẽ mặc định trong đầu là đồ ăn ngon, đồ ăn rẻ

Điều quan trọng là phải tạo ra hiệu ứng đám đông, chẳng hạn như: 

– Đưa ra chương trình khuyến khích khách hàng ngồi lại lâu, “ngồi càng lâu giảm càng sâu”. Cứ ngồi 1 phút thì giảm 1%, giảm giá lên tới 50%.

– Tặng thêm nước trái cây, trà cho khách nếu ngồi lại quán trò chuyện. Chủ động dọn dẹp bàn để khách hàng ngồi lại lâu hơn.

– Huy động anh em, bạn bè, người thân và cả nhân viên đến ăn như khách hàng. Tạo hiệu ứng càng đông càng tốt, khách vào đông rồi thì đứng lên trả bàn cũng không sao.

Thời gian đầu mới tung ra chương trình khuyến mãi, khách chưa đông nên không quá khó để có thể chăm sóc tốt khách hàng. Điều quan trọng là tạo được đám đông.

Xem thêm: Bí quyết gia tăng doanh số từ khách hàng cũ dành cho nhà hàng, quán cafe

2.4. Tạo hiệu ứng lan tỏa ngay lập tức

Đừng nghĩ rằng cứ tung ra chương trình khuyến mãi và ngồi chờ thì khách hàng sẽ tự tìm tới. Các thương hiệu cần lan tỏa chương trình này đến càng nhiều người càng tốt. Đó là lý do vì sao cần tờ rơi và voucher. 

Các thương hiệu có thể sử dụng tờ rơi, voucher để giới thiệu đến khách hàng tiềm năng, khiến khách hàng cảm thấy hứng thú với chương trình của quán. Cứ khách ở đâu thì đến đó để gửi tờ rơi, voucher. Hai điều quan trọng cần làm để voucher của quán đến tay khách hàng là tạo thiện cảm với người phát voucher thay mình và duy trì mối quan hệ thường xuyên với họ. 

Cách hiệu quả nhất chính là mời họ trải nghiệm thử sản phẩm của quán, xin ý kiến để cải thiện chất lượng và cuối cùng là nhờ họ giúp đỡ phát voucher lại cho những người khác. 

Chu trình có thể là: Tiếp tục mời ăn, xin số zalo, tỉ tê tâm sự, mời uống nước và hỏi thăm xem còn voucher không,… Cách làm này sẽ mất thời gian hơn việc chạy quảng cáo Facebook nhưng nếu kết hợp hiệu quả thì sẽ mang lại hiệu quả ngoài mong đợi, bởi không nhiều người áp dụng cách làm này. Lúc này, quán cũng xây dựng được mối liên kết với những người bán hàng xung quanh, tất cả đều cùng có lợi.

Khi giảm giá, khuyến mãi không chỉ đơn thuần là “có cung thì có cầu”, “có người bán thì có kẻ mua” và cũng chẳng còn tâm lý đổ xô đi săn giảm giá vì tham rẻ nữa. Với xu hướng hành vi khách hàng thay đổi không ngừng, chủ nhà hàng, quán ăn cần tìm ra điểm nhấn cho các chương trình Marketing của mình trong cả ngắn hạn và dài hạn để có bước phát triển nhảy vọt. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất