Buy Now

Tìm kiếm

Phân tích hành vi tiêu dùng của Gen Z và những lưu ý cho thương hiệu

  • Chia sẻ cái này:
Phân tích hành vi tiêu dùng của Gen Z và những lưu ý cho thương hiệu

Tin tức mới

Phân tích hành vi tiêu dùng của Gen Z và những lưu ý cho thương hiệu

phan-tich-hanh-vi-tieu-dung-gen-z

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Xác định hành vi và sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu là một vấn đề quan trọng để giúp kinh doanh F&B thành công. Trong đó, nhóm khách hàng Gen Z là một trong những đối tượng cực kỳ tiềm năng, họ là những người dễ yêu, dễ ghét, có thể nâng lên được, đặt xuống được, thích được, nhưng cũng rất dễ lãng quên, thậm chí đến mức ruồng bỏ, tẩy chay. 

Vì thế để nâng cao chất lượng phục vụ, nhà hàng/quán cafe cần xác định được hành vi, thói quen và sở thích của nhóm khách hàng này. Cùng iPOS.vn phân tích về hành vi tiêu dùng của thế hệ gen Z và các lưu ý cho thương hiệu F&B thông qua bài viết này nhé!

1. Thế hệ Gen Z là ai?

Theo Forbes, Gen Z (Thế hệ Gen Z) là thuật ngữ dùng để chỉ những đối tượng được sinh ra trong khoảng thời gian từ 1996 – 2010. Đây là thế hệ trẻ lớn lên và sống trong thời kỳ chuyển giao công nghệ, thời điểm mà internet đang thực sự thịnh hành và bùng nổ. 

Thế hệ gen Z được sống và phát triển tại lúc mà những thiết bị điện tử đã dần trở thành một phần không thể thiếu, là vật bất ly thân với mỗi người. Do vậy, thế hệ này cũng được hình thành và chịu ảnh hưởng ít nhiều, có suy nghĩ, quan điểm sống, hành vi tiêu dùng vô cùng khác so với những thế hệ trước đó.

Gen Z luôn tìm kiếm những điều mới mẻ và yêu thích những sự đổi mới

Gen Z – họ là những đại diện cho thế hệ người trẻ, hiện đại, sống với lý tưởng trở thành một công dân toàn cầu, hàng ngày hàng giờ chịu tác động, chi phối của truyền thông, máy móc và những thông tin, tin tức cập nhật liên tục. 

So với những thế hệ trước, gen Z nổi bật là thế hệ với sự nhận thức sâu sắc về bản thân, vô cùng đề cao vấn đề niềm tin, hành vi và trải nghiệm. Tính đến năm 2019, trong khi gen Y chiếm 35% thì gen Z đã chiếm tới 32% dân số toàn cầu (theo thống kê của Liên Hiệp Quốc), được dự báo là lực lượng lao động và tiêu dùng chủ yếu của xã hội trong vài năm tới. 

Vì thế, nếu thương hiệu coi thế hệ này là đối tượng khách hàng thì hãy luôn nhớ rằng, thế hệ gen Z luôn có một đặc điểm vô cùng nổi bật là một thế hệ vô cùng bứt phá, dám nghĩ dám làm, dám chịu mọi trách nhiệm về bản thân, luôn tìm kiếm những điều mới mẻ và yêu thích sự đổi mới. Có thể kết luận rằng, thế hệ gen Z đã và đang là đối tượng tiên phong, góp phần làm thay đổi cách thức mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh, bởi xu hướng tiêu dùng của họ đã bắt đầu rõ nét và trở thành nhân tố dẫn dắt.  

2. Phân tích hành vi tiêu dùng của Gen Z

2.1. Thế hệ định hướng xu thế

Định hướng theo xu thế có thể hiểu là tìm thị trường, tạo ra thị trường và phát triển thị trường đó. Thế hệ gen Z được đánh giá rất nhanh nhạy, luôn cập nhật, hoặc chính là đối tượng tạo nên những xu hướng mới. Theo một báo cáo của Decision Lad đã chỉ ra rằng, hành vi tiêu dùng của khách hàng gen Z tại Việt Nam có những điểm đặc biệt rất thú vị. Ví dụ như khi nghiên cứu về tỷ lệ tiêu thụ trà sữa tại Việt Nam, thế hệ gen Z là đối tượng có mức tiêu thụ cao hơn gấp 6.7 lần so với những thế hệ khác. Điều này nói lên việc gen Z đã tác động không nhỏ tới định hướng cũng như sự phát triển của dịch vụ ẩm thực, đồ uống tại Việt Nam.

Có thể thấy rằng, chính nhờ vào hành vi tiêu dùng trên của những thực khách gen Z mà trà sữa đã được xếp vào danh mục loại đồ uống phổ biến, truyền thống của Việt Nam giống như cà phê hay trà,… 

Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rằng nếu như những thế hệ trước, họ cực kỳ ưa chuộng những quán ăn bình dân, ven đường với mức giá hợp túi tiền. Thì điểm khác biệt dễ thấy nhất với gen Z lại là nhóm đối tượng ưa thích những loại đồ ăn tiện lợi hay được bán trên những ứng dụng công nghệ. Họ yêu thích sử dụng điện thoại thông minh, vì chỉ cần 1 vài thao tác như vuốt, chạm thì đã có ngay cho mình một món đồ ăn, thức uống ngon mà không mất nhiều thời gian di chuyển. Chính nhờ thói quen đó mà kinh doanh online hay sử dụng các app giao hàng, đặt hàng trực tuyến lên ngôi và thực sự bùng nổ, trở thành một hình thức kinh doanh F&B phổ biến tại Việt Nam.  

2.2. Thế hệ có nhu cầu và gắn liền chặt chẽ với công nghệ

Như đã nói ở trên, thế hệ gen Z được sinh ra tại thời điểm cuộc sống gắn liền với các thiết bị di động, laptop hay máy tính bảng. Khi muốn có đồ ăn thì chưa đến 10 phút đã có ngay thứ mình muốn trên tay mà chẳng cần di chuyển xa xôi, muốn có tài xế tới đưa đón chỉ cần một vài thao tác click đơn giản. Vì thế, thế hệ này có sự ảnh hưởng không nhỏ bởi công nghệ. Họ có những suy nghĩ rất độc lập, muốn được là chính mình, thích đi đó đây khám phá, chỉ cần thích là sẽ làm cho bằng được. 

Gen Z được sinh ra tại một thời điểm cuộc sống gắn liền với các thiết bị di động, laptop hay máy tính bảng

Khi có những ứng dụng công nghệ đặt đồ ăn thức uống thì nhu cầu của bản thân họ luôn được đáp ứng một cách nhanh chóng. Do đó, lượng order đồ ăn thức uống mỗi ngày của thế hệ gen Z là vô cùng lớn. Họ có xu hướng sử dụng và trải nghiệm nhiều ứng dụng, đâu là app với giao diện đơn giản dễ sử dụng, có nhiều ưu đãi thì họ sẽ càng ưu tiên dùng hơn cả. Đây cũng là lời giải đáp hoàn toàn hợp lý cho thắc mắc “Tại sao những ứng dụng công nghệ này ngày càng phát triển và có tầm quan trọng”. 

Nắm bắt được tâm lý tiêu dùng trên, các nhà phát triển trên ứng dụng luôn cập nhật giao diện và đổi mới chúng, để tối ưu trải nghiệm của người dùng. Tích cực tung ra các voucher giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn để kích thích nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. 

2.3. Thế hệ bắt trend theo đám đông

Một địa điểm quán ăn hay một góc sống ảo, check-in có thể chỉ trong một đêm đã lên xu hướng, trở thành một hiện tượng và được người người nườm nượp săn đón. Ngược lại, cũng chỉ sau một đêm mà có thể bị tẩy chay nhanh chóng, đó chính là nhờ hiệu ứng đám đông và sự đồng lòng bắt trend của thế hệ Z. Tuy nhiên, do lượng thông tin hiện nay ngày càng nhiều, nên các bài đánh giá, review ngày một loãng khi có quá nhiều kênh và nguồn đăng tải thông tin khác nhau. Cho nên thế hệ này đang dần cảnh giác, mất niềm tin, đa nghi và đề phòng hơn với các thông tin tràn lan trên mạng xã hội. 

Họ sẽ đặt niềm tin và sự hy vọng nhiều hơn thông qua đánh giá trực tiếp của bản thân, bạn bè, người thân chứ không chỉ thông qua những lời review trong hội nhóm, hay trên TikTok nữa. Chính điều này cũng thể hiện, thế hệ gen Z rất biết sàng lọc thông tin và có chính kiến cá nhân. Hiểu được thói quen tiêu dùng này của thế hệ gen Z sẽ giúp thương hiệu của bạn phục vụ nhóm đối tượng này tốt hơn bao giờ hết.

2.4. Thế hệ mang góc nhìn và suy nghĩ thực tế

Với gen Y – là thế hệ chịu nhiều ảnh hưởng bởi lối nuôi dạy con cái cứng nhắc và sắp đặt, phần nào đó đã kìm hãm những đam mê của bản thân họ để làm theo lời bố mẹ. Ngược lại, gen Z lại có những góc nhìn thực tế hơn về định hướng của bản thân mình.

Gen Y được sinh ra ở giai đoạn bùng nổ kinh tế, đời sống phát triển ngày một tích cực. Trong khi đó, gen Z lại trải qua một đợt suy thoái kinh tế toàn cầu nặng nề nhất trong lịch sử năm 2009 cộng với đó là dịch Covid-19, phải chứng kiến gia đình mình hay xã hội lao đao thời điểm đó. Với sức ép này gen Z cũng phần nào trưởng thành và sống thực tế hơn với các thế hệ trước. Gen Z vì thế cũng biết tính toán, lo nghĩ, nhìn xa trông rộng hơn, tự tìm kiếm việc làm ổn định cho bản thân từ rất sớm hay có những mục tiêu dài hạn được vạch ra.  

Gen Z có những góc nhìn thực tế về định hướng của bản thân mình thay vì phụ thuộc vào người khác

3. Những lưu ý cho thương hiệu để chinh phục Gen Z

Từ những phân tích trên và thực tế có thể thấy, gen Z ưa chuộng những thứ mới mẻ đặc biệt, vì thể những công thức đồ uống mới nổi hay độc lạ, kể cả giá thành cao thì gen Z cũng sẵn sàng xuống tiền. Nhờ vậy các thương hiệu nên tập trung đầu tư nhiều hơn vào các thức uống đặc biệt, với menu mới mẻ, đa dạng, chứa đựng nhiều yếu tố gây bất ngờ chắc chắn sẽ giành lợi thế trong mắt gen Z.

Bên cạnh đó, vì cuộc sống của gen Z chịu nhiều tác động của thời kỳ suy thoái kinh tế từ khi còn nhỏ. Vì vậy thương hiệu hãy giới thiệu tới gen Z những trải nghiệm hoàn thiện, gắn với giá trị thực tế và bền vững, để cho họ thấy dịch vụ và sản phẩm của thương hiệu xứng đáng là một món đầu tư thông minh, có ích. Điều này sẽ giúp gen Z dễ dàng mở lòng, xóa mờ khoảng cách giữa sự hoài nghi và tin tưởng. Ví dụ như trước đây các quán cafe hầu như chỉ tập trung vào chất lượng đồ uống và hương vị đồ uống thì hiện nay, các thương hiệu đã đầu tư hơn vào trải nghiệm của khách hàng khi tới quán sử dụng dịch vụ, từ yếu tố không gian, tới sự tiện nghi, không khí quán mang lại,… Khi người tiêu dùng nói chung và gen Z nói riêng được đáp ứng đầy đủ, trọn vẹn trải nghiệm, sẽ mang tới cảm giác ấn tượng và hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu. 

Cuối cùng, nhắc tới việc xây dựng hình ảnh của thương hiệu, bạn cần biết gen Z không tỏ ra quá hứng thú như gen Y trước những quảng cáo mang phong cách bóng loáng, sang trọng hay đắt đỏ. Thay vào đó, họ lại dễ bị thu hút hơn bởi những nội dung gần gũi, thực tế, điều đó sẽ giúp gen Z dễ tiếp cận và liên hệ trực tiếp bản thân với sản phẩm. Có thể nói, Influencer marketing hiện nay sẽ là chiến lược lý tưởng để gỡ rối cho nút thắt này, đã và đang ứng dụng rất hiệu quả với các thương hiệu từ lớn tới bé để thương hiệu đến được gần hơn với gen Z. 

4. Lời kết

Từ những tìm hiểu trên, có thể nói thế hệ gen Z là một thế hệ hoàn toàn mới, trong tư duy, trong hành động. Với sự cởi mở và ưa thích trải nghiệm, mọi gen Z sẵn sàng thử những sản phẩm mới mẻ, điều này vừa mang đến cơ hội và cả thách thức cho các thương hiệu. 

Để thương hiệu chiếm được cảm tình và sự đón nhận của đối tượng này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn linh động, thích ứng và lắng nghe tiếng nói của những gen Z chính hiệu. Luôn cập nhật và ứng biến, không ngừng sáng tạo, dám thay đổi để đưa ra những chiến lược phù hợp nhất với thực tế. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất