Buy Now

Tìm kiếm

Phân bổ nhân sự khi mở rộng cửa hàng mới: Bài toán khó cần lời giải hay

  • Chia sẻ cái này:
Phân bổ nhân sự khi mở rộng cửa hàng mới: Bài toán khó cần lời giải hay

Tin tức mới

Phân bổ nhân sự khi mở rộng cửa hàng mới: Bài toán khó cần lời giải hay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Nhân sự luôn là vấn đề quan trọng trong ngành kinh doanh dịch vụ nói chung và ngành F&B nói riêng. Vì thế khi mở rộng và phát triển, các chủ kinh doanh F&B cần có một chiến lược phù hợp để phân chia đồng đều nhân sự giữa các chi nhánh. Bài viết dưới đây iPOS.vn sẽ “tư vấn” các phương án phù hợp mà bạn có thể tham khảo và áp dụng vào nhà hàng/quán cafe. 

1. Kết hợp các nhân viên đã có kinh nghiệm và nhân viên mới

Một trong những chiến lược nhân sự hàng đầu được nhiều thương hiệu ưu tiên khi bắt tay mở rộng hệ thống chi nhánh là đưa các nhân sự lâu năm, dày dạn kinh nghiệm ở các cửa hàng cũ làm việc cùng đội ngũ nhân viên mới. Các nhân sự có kinh nghiệm cũng sẽ giúp quán xử lý các sự cố một cách tối ưu hơn, đặc biệt là với những phản hồi tiêu cực từ khách hàng, trong khi những nhân viên mới còn loay hoay và bỡ ngỡ với việc này. Từ cách các nhân viên cũ thương lượng cũng như điều chỉnh, khắc phục sự cố thì nhân sự mới có thể học hỏi và ghi nhớ thêm kiến thức thực tiễn.

phan bo nhan su 2
Nhân sự lâu năm sẽ quen với nhịp độ công việc và quy trình hoạt động

Với thời gian làm việc dài hơn, các nhân sự lâu năm sẽ quen với nhịp độ công việc, biết cách phân chia khối lượng công việc hợp lí để giúp cho quy trình làm việc nhóm đạt hiệu quả. Trong khi đó, đội ngũ nhân sự mới thường sẽ mất một khoảng thời gian để sắp xếp trình tự làm việc, điều phối cường độ công việc và kết hợp teamwork. Do đó, với chiến lược kết hợp này, nhân sự có kinh nghiệm sẽ đảm nhận vai trò leader, giúp những nhân viên mới được học thêm về cách làm việc và các kĩ năng quản lí công việc sao cho hiệu quả.

Tuy nhiên, khi thực hiện chiến lược này, chủ thương hiệu cần lưu ý tới sự kết hợp hài hoà giữa hai luồng nhân viên mới và cũ để tránh xảy ra tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”, hay ỷ vào thâm niên làm việc để tẩy chay hoặc cô lập lẫn nhau. Nếu hai bên nảy sinh hiềm khích nhưng không xử lí kịp thời, lúc này đối tượng chịu thiệt hại nhiều và mất đi hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng sẽ chính là thương hiệu.

Xem thêm: Xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong mắt ứng viên

2. Điều động các nhân viên có kinh nghiệm sang chi nhánh mới

Một phương án tiếp theo, được nhiều thương hiệu thực hiện khi mở rộng các chi nhánh là đưa toàn bộ nhân sự đã làm việc lâu dài ở những nơi khác đến làm việc cho cửa hàng mới. Với cách thức làm việc chuyên nghiệp cũng như trang bị đầy đủ kinh nghiệm thực tế, đội ngũ nhân viên cũ này sẽ giúp chi nhánh mới của thương hiệu nhanh chóng đi vào hoạt động bài bản và không tốn quá nhiều thời gian training, gọt dũa lại. 

Đội ngũ nhân viên cũ sẽ giúp chi nhánh mới nhanh chóng đi vào hoạt động

Bên cạnh đó, các nhân sự lâu năm cũng đã quen với nhịp độ, guồng quay công việc, cũng như phong cách phục vụ chung và tôn chỉ hoạt động. Trong khi đó, các nhân sự mới lại chưa quen việc, khiến họ dễ bị mắc sai lầm và xảy ra nhiều sự cố không đáng có, đặc biệt là trong thời gian đầu khi cửa hàng mới khai trương và đang xây dựng hình ảnh. Nhân sự có kinh nghiệm cũng là những người gắn bó đủ lâu, để có thể truyền tải hình ảnh chuẩn xác và phương châm đúng đắn của thương hiệu tới những khách hàng tiềm năng mới.

Thế nhưng chiến lược nhân sự này cũng có điểm hạn chế, bởi việc dùng lại toàn bộ nhân viên cũ đã được định hình phong cách làm việc quen thuộc sẽ khó lòng giúp thương hiệu “refresh” bản thân ở cơ sở mới. Đó là chưa kể việc điều động nhân viên cũ tới làm việc ở các chi nhánh khác, sẽ khiến chủ doanh nghiệp phải đau đầu với “bài toán” làm sao để chia số lượng nhân viên hợp lí giữa các cơ sở, đảm bảo nhân lực ở cơ sở cũ không bị quá tải dẫn tới chất lượng phục vụ giảm sút.

3. Tuyển dụng và đào tạo toàn bộ đội ngũ nhân viên mới

Bên cạnh cách sử dụng nhân viên cũ – mới xen kẽ hoặc sử dụng chỉ nhân viên cũ, có những thương hiệu sẽ tuyển dụng và xây dựng một đội ngũ nhân viên hoàn toàn mới khi mở rộng thêm chi nhánh. Chiến lược này được các thương hiệu trẻ trung, cá tính và có tệp khách hàng trẻ hoá ưu tiên hơn bởi nó đem lại một “làn gió mới”. Ngoài ra, giúp khách hàng có những trải nghiệm khác biệt khi tới cơ sở mới. Đặc biệt, sử dụng toàn bộ nhân viên mới còn giúp thương hiệu có cơ hội xây dựng concept, phong cách riêng biệt cho mỗi một cửa hàng trong chuỗi.

Việc tuyển dụng và đào tạo mới toàn bộ nhân sự vận hành khi mở thêm chi nhánh sẽ giúp đội ngũ này có cơ hội được training, tiếp xúc và làm việc nhóm cùng nhau tốt hơn, tạo ra sự ăn ý và đồng nhất khi đi vào hoạt động sau này. Trải qua quá trình teamwork lâu dài, các nhân viên mới sẽ dần dần hình thành được cách tư duy, phong cách làm việc giống nhau để dễ dàng phối hợp với nhau.

Thương hiệu có thể xây dựng một đội ngũ nhân viên hoàn toàn mới khi mở rộng thêm chi nhánh

Ưu điểm của việc “F5” thương hiệu bằng đội ngũ nhân viên mới này là có thể đem lại sự trẻ trung, tươi mới hơn, nhưng cũng đi đôi với nhược điểm là sự non trẻ của các nhân sự mới sẽ là rủi ro khi cửa hàng đi vào hoạt động. Nhân viên mới đôi khi còn thiếu sót và chưa có kinh nghiệm xử lí ở các khâu phục vụ, khắc phục sự cố hay chăm sóc khách hàng,… khiến cho chi nhánh mới và thương hiệu có khả năng để lại ấn tượng không tốt đối với các “thượng đế”. Do đó, ban đầu khi đi vào hoạt động, chủ quán hoặc quản lý nên có mặt thường xuyên để theo dõi và xử lý kịp thời các tình huống ngoài ý muốn, để quy trình vận hành diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. 

Xem thêm: Bí quyết giữ chân nhân viên nhà hàng ngoài lương thưởng

4. Lời kết

Mỗi phương án phân bổ nhân sự đều có những mặt lợi và bất lợi riêng, vậy nên các chủ thương hiệu phải suy nghĩ và lựa chọn thật kĩ trước khi đưa ra quyết định về mặt nhân sự cho chi nhánh mới của mình. “Lời giải” của bài toán nên được đưa ra dựa trên sự xem xét kĩ lưỡng về tình hình thị trường, tình hình kinh doanh cũng như tình hình nhân sự của thương hiệu, đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế và xây dựng hình ảnh đẹp cho thương hiệu.

Hãy tham khảo ngay một số phần mềm quản lý sau để vận hành nhà hàng trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất