Buy Now

Tìm kiếm

Nhượng quyền Mixue bão hòa, chủ đầu tư bị “chèn ép” và “bóc lột”?

  • Chia sẻ cái này:
Nhượng quyền Mixue bão hòa, chủ đầu tư bị “chèn ép” và “bóc lột”?

Tin tức mới

Nhượng quyền Mixue bão hòa, chủ đầu tư bị “chèn ép” và “bóc lột”?

Nhượng quyền Mixue bão hòa

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Mixue là thương hiệu trà sữa và kem nổi tiếng bởi chất lượng và giá rẻ đến từ Trung Quốc. Ngay khi bước chân vào thị trường Việt Nam, thương hiệu này đã nhanh chóng thu hút được tệp khách hàng lớn và tiềm năng nhờ mức giá cạnh tranh và chính sách nhượng quyền mới mẻ. 

Hiện tại, trên thị trường nhượng quyền trà sữa Việt Nam, Mixue vẫn đang là tên tuổi đứng đầu và “không có đối thủ” với hơn 1300 cửa hàng nhượng quyền trên toàn quốc. Tuy nhiên, cũng chính việc mở cửa hàng nhượng quyền ồ ạt và các bất cập trong việc thay đổi chính sách mà thương hiệu này cũng đang khiến nhiều chủ đầu tư “điêu đứng” rơi vào đường cùng. Thực hư chuyện này như thế nào? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Tổng quan về hoạt động nhượng quyền của Mixue tại thị trường Việt Nam 

Trong khi các thương hiệu nhượng quyền khác trên thị trường thường theo đuổi các mặt bằng lớn nằm ở những vị trí đắc địa hay trong trung tâm thương mại, Mixue chủ yếu mở rộng tại các khu vực đông dân cư, mức thu nhập thấp hơn. Đa phần các cửa hàng của Mixue đều có diện tích nhỏ, tập trung phục vụ mang đi, nhờ đó tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng và dễ dàng nhân rộng quy mô. 

Điều này cũng dẫn đến số lượng cửa hàng mọc lên ồ ạt, liên tục, mất kiểm soát. Ngay tại Hà Nội, chỉ trên một con phố có thể bắt gặp 2-3 cửa hàng mang biển hiệu Mixue. Không chỉ tập trung mở rộng quy mô tại các thành phố lớn, hình thức nhượng quyền của Mixue còn nhanh chóng “tấn công” vào các tỉnh thành khác khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. 

Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, Mixue đã có tới gần 1300 cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam

Chi phí nhượng quyền của Mixue cũng được đánh giá là không quá cao, chỉ rơi vào khoảng trên dưới 70 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí để đầu tư thiết kế cửa hàng, mua vật tư mà mỗi nhà đầu tư phải bỏ ra cũng không ít. Theo tìm hiểu, tổng chi phí đầu tư một cửa hàng Mixue có thể lên đến trên dưới 1 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhượng quyền Mixue còn có lợi thế nhờ khả năng tự cung ứng nguồn nguyên liệu. Bên cạnh việc kinh doanh nhượng quyền thương hiệu kem và trà sữa, Mixue còn sở hữu các nhà máy để sản xuất nguyên liệu pha chế cho chính thương hiệu của mình. Đây cũng trở thành một trong những lý do khiến nhiều người tin tưởng nhượng quyền thương hiệu Mixue vì tin rằng sẽ có nguồn cung ứng nguyên vật liệu uy tín, chất lượng. 

Theo tìm hiểu đến hiện tại, quy mô của Mixue tại Việt Nam đã lên tới 1.300 cửa hàng. Nhiều chủ đầu tư nhượng quyền cũng mạnh tay mở vài cửa hàng, thậm chí hàng chục cửa hàng.

Đọc thêm: Có nên mua nhượng quyền Mixue? Mua nhượng quyền Mixue hết bao nhiêu tiền?

2. Khủng hoảng nhượng quyền Mixue, chủ đầu tư căng băng rôn đòi quyền lợi? 

Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện hàng loạt bài viết rao bán, sang nhượng cửa hàng Mixue với tần suất dày đặc. Nhiều chủ đầu tư nhượng quyền Mixue cho biết kinh doanh không có lãi, lỗ vốn đầu tư bởi phải liên tục giảm giá bán để thu hút khách nhưng chi phí đầu vào phụ thuộc vào công ty mẹ, còn mật độ cửa hàng cũng nhiều nên lượng khách rất khó tăng.

Đỉnh điểm của sự việc là hoạt động biểu tình đòi quyền lợi của một nhóm đông các chủ cửa hàng nhượng quyền trước trụ sở chính của Mixue tại Việt Nam. Theo báo Dân trí, ngày 29/9, phía trước một nhà tại Triều Khúc (Thanh Xuân, Hà Nội), nơi được cho là trụ sở của Công ty TNHH Snow King Global (đơn vị quản lý thương hiệu Mixue), vài chục chủ đầu tư nhượng quyền Mixue đến từ khắp các tỉnh thành đã tập trung lại, giơ cao băng rôn, đòi quyền lợi và  phản ánh thương hiệu này chèn ép, bóc lột các cửa hàng nhượng quyền.

Hình ảnh các chủ đầu tư nhượng quyền Mixue căng băng rôn biểu tình ngày 29/9 vừa qua

Nguyên nhân của vụ việc được cho là phía chủ đầu tư bức xúc khi Mixue ra quyết định giảm 25% giá bán sản phẩm nhưng chỉ giảm giá nhập nguyên liệu đầu vào cho các chủ cửa hàng khoảng 8 – 10%. Được biết, khi ra quyết định giảm giá bán, phía Mixue Việt Nam đưa ra lý do thuyết phục các chủ cửa hàng rằng khi giá bán giảm, lượng khách hàng sẽ tăng lên. Từ đây, các chủ cửa hàng sẽ gia tăng lợi nhuận. 

Tuy nhiên, trên thực tế, doanh thu lại rất khó tăng do số cửa hàng Mixue nhượng quyền đã rất nhiều, họ không chỉ phải cạnh tranh khách với đối thủ mà còn phải chia sẻ khách với những cửa hàng khác trong cùng hệ thống. Bên cạnh đó, theo nhiều chủ đầu tư, toàn bộ chi phí chạy quảng cáo, in ấn tờ rơi hay poster đều do cửa hàng gánh nên càng tốn kém và hầu như không có lợi nhuận. 

Giá sản phẩm ngày càng giảm, số lượng cửa hàng ngày càng nhiều khiến các chủ đầu tư nhượng quyền Mixue kinh doanh không có lãi

Ngoài ra, một chủ cửa hàng nhượng quyền ở Hà Nội cũng tiết lộ phía Mixue thường quảng cáo 6 tháng đầu tư nhượng quyền sẽ lấy lại được vốn. Nhưng thực tế kinh doanh cho thấy việc đầu tư khoảng 1 tỷ đồng/cửa hàng với lượng khách ít ỏi rất khó có thể có lãi. 

Chủ cửa hàng này còn cho biết trong hợp đồng vào thời điểm ban đầu, phía Mixue cam kết các cửa hàng sẽ cách nhau 500m. Nhưng ở hợp đồng ký mới từ năm 2022, Mixue chỉ cam kết các cửa hàng cách nhau 200m. Việc rút ngắn khoảng cách cửa hàng đồng nghĩa mức độ cạnh tranh sẽ tăng thêm nữa.

Toàn cảnh vụ việc chủ đầu tư nhượng quyền Mixue biểu tình đòi quyền lợi khiến báo đài xôn xao (Nguồn: đài truyền hình HTV) 

3. Bài học cho các chủ quán khi “xuống tay” mua nhượng quyền ngành F&B 

3.1. Nguyên cứu kỹ thị trường, tránh chạy theo trend

Đã có rất nhiều case study về việc chạy theo xu hướng để mua nhượng quyền, nhưng khi thoái trào, hàng loạt cửa hàng lại trở nên vắng khách và buộc phải đóng cửa “cắt lỗ”. Vì vậy, muốn đầu tư thành công thì phải hiểu rõ được thị trường đang cần gì và thiếu gì, sản phẩm bạn muốn bán đã bão hòa chưa, tệp khách hàng mục tiêu muốn hướng đến là ai?

Trước khi quyết định kinh doanh nhượng quyền, chủ đầu tư nên nghiên cứu kỹ thị trường

3.2. Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền giá rẻ phù hợp

Không phải cứ thương hiệu đang hot sẽ phù hợp với bạn. Các yếu tố để đánh giá một thương hiệu nhượng quyền phù hợp là: Tài chính (Phí nhượng quyền của thương hiệu là bao nhiêu?); Mức độ uy tín (Tìm hiểu tường tận về công ty sở hữu thương hiệu); Hiệu quả kinh doanh (Khảo sát những cửa hàng đã nhượng quyền trong cùng thành phố để đánh giá xem lợi nhuận có giống như công ty nhượng quyền đảm bảo hay không?) 

3.3. Cảnh giác việc bị chiếm dụng vốn

Người mua nhượng quyền giá rẻ có thể đối mặt với nguy cơ bị “chiếm dụng vốn” bằng hàng loạt các khoản phí phát sinh do bên bán đề ra. Rất nhiều bên quảng cáo hình thức “nhượng quyền 0 đồng” nhưng thực chất họ là những công ty nội thất, xây dựng, bán thiết bị. 

Khái niệm “nhượng quyền giá rẻ” cố tình bị bóp méo để bán dịch vụ thi công, nội thất, trang trí quán hay bán xe đẩy. Thực tế, bạn sẽ không nhận được kiến thức ngành hay sự hỗ trợ kinh doanh nào mà còn bị chiếm dụng vốn. Vì vậy, nhà khởi nghiệp nên hết sức lưu ý. 

Cần cảnh giác trước những hình thức quảng cáo mang tên nhượng quyền giá rẻ hay nhượng quyền 0 đồng

3.4. Cân nhắc kỹ trước khi ký hợp đồng

Một hợp đồng nhượng quyền thường có thời hạn 5 năm và có thể nhiều hơn như vậy. Thông thường có một khoảng thời gian rất ngắn gọi là “Cooling-off period” tầm 7 ngày để bạn suy nghĩ lại và rút lui nếu chưa chuyển khoản phí nhượng quyền. 

Một khi đã ký hợp đồng, sẽ rất khó nếu bạn muốn rút lui giữa chừng, trừ khi cả hai bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng. Bạn sẽ phải  mất đi phí đã trả và đền bù các khoản lợi nhuận dự tính trong thời gian hợp đồng còn lại cho công ty đó. 

4. Tạm kết 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mới nhất về bức tranh nhượng quyền thương hiệu kem và trà sữa Mixue tại thị trường Việt Nam. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có những góc nhìn chi tiết hơn về vụ việc “khủng hoảng” nhượng quyền Mixue gần đây và có những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình thị trường mới nhất nhé!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất