Nhượng quyền kinh doanh nhà hàng hay tự mở quán ăn là một băn khoăn lớn đối với những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh ăn uống. Mỗi hình thức kinh doanh đều có những ưu, nhược điểm riêng mà chỉ có những người làm trong ngành mới thực sự thấu hiểu. Vậy giữa nhượng quyền kinh doanh hay startup mở quán, đâu là sự lựa chọn sáng suốt và ít rủi ro nhất vào thời điểm hiện tại? Hãy cùng iPOS.vn chúng tôi làm một phép so sánh khách quan trong bài viết dưới đây nhé!
Theo kinh nghiệm chia sẻ của WebstaurantStore – một “ông lớn” chuyên cung cấp các dịch vụ nhà hàng trực tuyến, có trụ sở tại Pennsylvania, Hoa Kỳ, có đến 4 yếu tố cốt lõi và cơ bản mà chủ nhà hàng cần tính toán trước khi đưa ra quyết định: tự mở quán ăn hay kinh doanh nhượng quyền.
Nội dung [hiển thị]
1. Trách nhiệm ban đầu
Cho dù là một quán kiosk nhỏ hay một nhà hàng lớn, chủ nhà hàng đều có khả năng phải đón nhận thất bại nếu ngay từ đầu không xác định rõ được trách nhiệm của mình.
Hiện nay, xu hướng nhượng quyền thương hiệu đang “nở rộ” trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hầu hết những người muốn bước chân vào lĩnh vực F&B đều mong muốn có thể sớm thành công dựa trên chuỗi nhà hàng đã có tiếng tăm nhất định trên thị trường.
Xem thêm: Xu hướng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu những năm gần đây
Mua lại một thương hiệu, có nghĩa là bạn sẽ được thừa hưởng hết tất cả tinh hoa từ bí quyết kinh doanh, bộ nhận diện thương hiệu, tên tuổi thương hiệu,… Mô hình này được ví von như “vòng lặp của sự thành công”. Đó là khi bạn hoàn toàn có thể kinh doanh thành quả dựa trên thành công được kiểm chứng trước đó của thương hiệu nhượng quyền.
Ngược lại, dù không nhận được lợi ích win-win như nhượng quyền thương hiệu, thì việc tự mở nhà hàng vẫn là “bước đi” được nhiều người lựa chọn. Lý do bởi, chủ quán ăn thường e ngại các vấn đề liên quan đến thủ tục rườm rà và những bó buộc trách nhiệm sau này. Nếu quan tâm nhiều đến trách nhiệm, hãy cân nhắc những ưu, nhược điểm dưới đây của 2 hình thức:
2. Quyền sáng tạo trong kinh doanh
Trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, các chủ cửa hàng tương lai cần xác định rõ: mình muốn tự sáng tạo theo phong cách riêng, hay đi theo khuôn hướng đã được kiểm nghiệm hiệu quả trước đó. Trong hầu hết mọi trường hợp, tự mở quán ăn sẽ giúp bạn tự do hơn trong phát triển ý tưởng thương hiệu cho riêng mình. Tuy nhiên điều này không có nghĩa, sở hữu một nhà hàng riêng lại là một ý tưởng sáng suốt hơn nhượng quyền thương hiệu. Hãy tiếp tục so sánh yếu tố quyền sáng tạo trong kinh doanh giữa 2 hình thức này nhé!
3. Chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh trong nhà hàng được nói đến ở đây là khoản chi phí bao gồm chi phí ban đầu và chi phí vận hành sau này. Mặc dù việc sở hữu một nhà hàng độc lập cho phép chủ nhà hàng tự “xê dịch” các khoản phải chi sao cho phù hợp với tài chính cá nhân, thì phép so sánh giữa 2 hình thức kinh doanh này vẫn chưa dừng lại tại đó.
Nhiều người quan tâm đến kinh doanh nhượng quyền do chi phí vận hành hợp lý, tuy nhiên, việc tự mở quán riêng lại tiết kiệm chi phí ban đầu nhiều hơn. Chi phí kinh doanh là 1 trong 4 yếu tố quan trọng nhất trước khi quyết định kinh doanh nhượng quyền hay tự mở quán, bởi 1 vài sự khác biệt dưới đây:
4. Kinh nghiệm kinh doanh
Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống không phải là điều có thể học được ngày một ngày hai qua những trang sách, mà cần một quá trình đủ lâu để chủ nhà hàng có thể chiêm nghiệm và học hỏi. Vì vậy, nếu so sánh về yếu tố vốn kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng, nhượng quyền thương hiệu sẽ có những ưu thế nhất định.
Tuy nhiên, nếu bạn đã tích lũy đủ những kinh nghiệm kinh doanh ẩm thực từ trước đó, bạn hoàn toàn có thể mạnh dạn tự mở quán ăn của riêng mình. Kinh nghiệm kinh doanh là yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bởi những ưu, nhược điểm dưới đây:
Vậy tựu chung lại, kinh doanh nhượng quyền hay startup mở quán ăn – đâu là lựa chọn sáng suốt nhất cho chủ nhà hàng lúc này? Không một chuyên gia nào có thể khẳng định đâu là hình thức kinh doanh thành công hơn. Biểu đồ dưới đây sẽ đo lường cho bạn mức độ rủi ro của mỗi hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống:
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo 11 bước chi tiết để mở cửa hàng dành cho người mới kinh doanh để có sự chuẩn bị bài bản và kỹ càng nhất.
Tóm lại, khi quyết định tham gia ngành dịch vụ ăn uống, bạn cần cân nhắc đến 4 yếu tố quan trọng nhất là: trách nhiệm ban đầu, quyền sáng tạo, chi phí kinh doanh và kinh nghiệm với ngành hàng. Tùy vào mong muốn và mục tiêu cá nhân mà chủ nhà hàng có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Chúc các bạn có một lựa chọn sáng suốt và kinh doanh nhà hàng thành công!
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau đây để công việc quản lý trở nên trơn tru hơn nhé!