Buy Now

Tìm kiếm

Những ưu và nhược điểm cần hiểu rõ về chế độ ăn thô

  • Chia sẻ cái này:
Những ưu và nhược điểm cần hiểu rõ về chế độ ăn thô

Tin tức mới

Những ưu và nhược điểm cần hiểu rõ về chế độ ăn thô

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Chế độ ăn thô là một phương pháp ăn uống đang được rất nhiều người lựa chọn tuân thủ với mục đích hướng tới một lối sống lành mạnh, giữ cho cơ thể được khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên, trước khi quyết định ăn theo chế độ này, chúng ta cần phải nắm được rõ những mặt lợi và hại của nó để có thể ăn uống sao cho hợp lý nhất.

Cùng với các chế độ ăn kiêng như ăn chay, eat clean, keto hay dash thì ăn thô cũng là một chế độ ăn rất được chú ý trong những năm gần đây. Ăn thô đem lại nhiều lợi ích như giúp vóc dáng thon thả cân đối hơn, giảm nguy cơ mắc cách bệnh tim mạch hay tăng cường quá trình chống lão hóa,… 

Nhưng cũng có nhiều tranh cãi rằng liệu chế độ ăn thô có thực sự tốt không hay nó vẫn tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu về bản chất của việc ăn thô qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ăn thô là gì?

1.1. Định nghĩa về ăn thô

Chế độ ăn thô (tên tiếng Anh là raw food diet) là một chế độ ăn uống ưu tiên sử dụng các thực phẩm tươi sống như: rau củ, hoa quả tươi, thịt sống, cá sống, sữa không qua tiệt trùng, trứng sống,… Chế độ ăn thô không khuyến khích mọi người ăn các loại thực phẩm đã bị biến đổi hoàn toàn về mặt tính chất do dùng nhiệt độ cao để đun nấu hoặc chiên rán, cũng không trải qua các công đoạn tinh chế, sơ chế, thanh – tiệt trùng để xử lý.

Tóm lại, những người tuân thủ chế độ ăn thô sẽ cố gắng chỉ nạp vào cơ thể những thực phẩm vẫn giữ nguyên trạng thái như khi được thu hoạch. Hầu hết mọi người lựa chọn chế độ ăn thô vì tin rằng cách ăn uống này sẽ giữ được hàm lượng các enzyme tự nhiên cùng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, không bị mất đi như khi nấu chín.

Chế độ ăn thô có nguyên tắc là không ăn các thức ăn đã qua chế biến bằng nhiệt độ cao, nấu chín,…

Thông thường, chế độ ăn thô chia ra làm ba kiểu chính:

  • Chế độ ăn thô thuần chay (Raw vegan diet): Đây là kiểu ăn thô phổ biến nhất, khi ăn theo chế độ này thì các thực phẩm được sử dụng sẽ hoàn toàn là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. 
  • Chế độ ăn thô chay (Raw vegetarian diet): Với kiểu ăn thô này thì người ăn thô sẽ ăn tương tự như các chế độ ăn chay khác, không ăn thịt, cá và gia cầm nhưng vẫn ăn trứng, mật ong và các sản phẩm từ sữa. 
  • Chế độ ăn tạp thô (Raw omnivorous diet): Trong chế độ ăn kiêng này sử dụng tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật,thực vật, nhưng với điều kiện là chúng phải sống và chưa qua chế biến.

Xem thêm: Chế độ ăn uống eat clean có nên được “thần thánh hóa” không?

1.2. Những loại thực phẩm nên và không nên dùng trong chế độ ăn thô

Để đảm bảo nguyên tắc của chế độ ăn thô, người theo chế độ này cần phải ăn các thực phẩm khi chúng còn sống, ở trạng thái tự nhiên không qua nấu chín. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ ngộ độc do không loại bỏ hết vi khuẩn, vi trùng có hại, chúng ta có thể chế biến thực phẩm bằng những hình thức không dùng đến nhiệt như để lên men, phơi khô, muối chua, ướp mặn,… 

Đa số thực phẩm được dùng trong chế độ ăn thô là rau củ, hoa quả và các loại đậu, ngũ cốc

Những thực phẩm nên dùng nhất, đảm bảo không phải chế biến quá nhiều khi ăn theo chế độ ăn thô là:

  • Trái cây và rau quả tươi hoặc phơi/ép khô
  • Nước ép: trái cây, rau tươi
  • Các loại hạt, đậu, ngũ cốc
  • Rong biển tươi hoặc phơi khô
  • Chất béo và dầu từ những loại thực vật như: quả bơ, dầu dừa thô, dầu hạt lanh thô, dầu ô liu nguyên chất ép lạnh,…
  • Thực phẩm chế biến mà không cần dùng nhiệt: sữa chua, kim chi, dưa muối, cà muối, cải chua,…
  • Đường tự nhiên, không qua tinh luyện: mật ong, mật hoa,…
  • Thịt cá sống (được chế biến không dùng nhiệt nóng như sashimi)
  • Trứng (ăn sống hoặc làm trứng muối), sữa tươi

Tương tự, có một số thực phẩm không nên sử dụng trong chế độ ăn thô do vi phạm nguyên tắc chế biến hoặc ăn sống chúng không tốt như:

  • Thực phẩm đã sử dụng nhiệt để chế biến (nấu, luộc, hấp, rán, xào, nướng,…)
  • Dầu, chất béo đã qua chế biến (dầu ăn đóng chai, mỡ động vật được rán lên,…) 
  • Muối
  • Đường và các loại bột tinh luyện
  • Các sản phẩm ăn liền như: mì ống, bún, miến, bánh đa, cháo,…
  • Các sản phẩm có chứa cồn hoặc caffeine: rượu, bia, trà, cà phê,…

2. Ăn thô có lợi cho sức khỏe hay không?

Ăn thô có những lợi ích đáng kể, trong đó lợi ích hàng đầu là giữ được nguyên bản lượng chất dinh dưỡng có trong tự nhiên. Thông thường, khi chế biến bằng cách hình thức dùng nhiệt như nấu, luộc, hấp, rán,… đều sẽ khiến thực phẩm bị mất đi một phần lớn dưỡng chất, đồng thời có thể sản sinh ra một số chất không tốt. Vì thế, ăn thô sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn, nhất là tác dụng kháng viêm và chống lại một số bệnh tật nhất định. Ngoài ra, ăn thô cũng đem tới một số lợi ích khác.

2.1. Ăn thô mang đến nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất hơn

Trong chế độ ăn thô, một phần lớn thực phẩm được sử dụng đều có nguồn gốc thực vật (rau củ, hoa quả, các loại đậu và ngũ cốc). Những thực phẩm này là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin A, B, magie, kẽm, chất xơ và các chất chống oxy hóa khác. Hơn nữa, với hình thức ăn thô không qua chế biến cho phép chúng ta tiêu hóa 100% các chất dinh dưỡng này chứ không bị mất đi như khi ăn đồ chế biến. 

Ăn thô giúp cơ thể hấp thụ nhiều vitamin và chất xơ hơn

Những dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể lão hóa chậm hơn, giữ được một làn da trẻ trung tươi tắn, giúp cho mắt khỏe hơn đồng thời tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, lượng chất xơ có trong các loại rau củ, hoa quả còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, thúc đẩy việc trao đổi chất thường xuyên của cơ thể.

2.2. Ăn thô giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư

Chế độ ăn thô không sử dụng đường tinh luyện mà chủ yếu dùng đường tự như từ mật ong, các trái cây có vị ngọt. Đường tinh luyện hay đường hóa học đều là các tác nhân chính gây ra các vấn đề về sức khỏe như làm tăng lượng đường trong máu, tích tụ chất béo có hại trong cơ thể,… Vì thế, ăn thô là một lựa chọn hợp lý để cắt giảm hoàn toàn loại đường tinh luyện này, chỉ dùng đường tự nhiên sẽ có lợi hơn cho quá trình trao đổi chất của chúng ta.

Tương tự, ăn thô cũng không dùng dầu mỡ đã qua chế biến mà thay bằng dầu tự nhiên từ các loại quả hay hạt (dầu dừa, dầu vừng, dầu lạc, bơ,…). Lượng dầu mỡ đã qua chế biến này hấp thụ vào cơ thể sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, dẫn tới các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch rất nguy hiểm. Việc dùng các loại dầu thực vật không chỉ tốt cho hệ tim mạch hơn mà còn giúp cơ thể không rơi vào tình trạng tích tụ quá nhiều mỡ xấu.

Ăn thô giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư,…

2.3. Ăn thô hỗ trợ cho quá trình giảm cân

Ăn thô còn là một phương pháp cho những ai đang mong muốn giảm cân để có một vóc dáng khỏe mạnh, cân đối. Không chỉ cắt giảm bớt đường tinh luyện, chất béo có hại – những “thủ phạm chính” làm tăng cân, ăn thô còn không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn nhiều calories như khoai tây chiên, đồ ăn vặt, đồ rán và nướng,… Hạn chế lượng calories nạp vào người cũng đồng nghĩa với việc giúp chúng ta giữ cân nặng luôn ở mức ổn định, kết hợp với tập luyện thể dục đúng cách để sở hữu cơ thể săn chắc hơn.

3. Những hạn chế nên lưu ý khi lựa chọn chế độ ăn thô

Ăn thô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bên cạnh đó ăn thô cũng không phải là một chế độ ăn hoàn toàn chỉ có mặt tốt. Có rất nhiều tác hại hoặc lầm tưởng về chế độ ăn này mà những người ăn thô thường mắc phải, dẫn tới việc bị phản tác dụng và khiến ăn thô có hại cho cơ thể.

3.1. Ăn thô khiến chúng ta thiếu hụt chất dinh dưỡng

Trên thực tế, bên cạnh việc cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và các chất có lợi khác hơn chế độ ăn bình thường thì ăn thô cũng đồng thời làm cơ thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng. Bởi vì tuân thủ theo nguyên tắc là ăn đồ không qua chế biến nên những người ăn thô sử dụng rất ít thịt lợn, thịt bò hay thịt gia cầm (những thực phẩm này hầu hết cần nấu chín mới ăn được), dẫn tới việc thiếu trầm trọng các chất đạm, vitamin B12, vitamin D, sắt hay iot,…

Đây là những chất rất cần thiết để cơ thể hoạt động, duy trì sự tỉnh táo và khỏe mạnh để làm việc.

Người ăn thô thường bị thiếu các chất như chất đạm, vitamin D hay sắt

Do đó, chế độ ăn thô được khuyến cáo là không dành cho những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già, hoặc những người mắc các bệnh mãn tính, cần ăn theo chế độ riêng vì có thể gây ra tình trạng thiếu hụt dưỡng chất, không đủ để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh bình thường.

3.2. Ăn thô làm tăng nguy cơ bị ngộ độc

Khi ăn thô, do không sử dụng thực phẩm được nấu chín mà chỉ ăn thực phẩm sống nên khả năng gây ngộ độc là rất lớn. Bất kỳ thực phẩm nào cũng chứa một lượng ký sinh trùng, vi khuẩn,… chỉ có thể được tiêu diệt ở nhiệt độ cao, vì thế việc ăn sống cũng đồng thời là đưa thẳng lượng sinh vật có hại này trực tiếp vào cơ thể. 

Ăn thô làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn trong thức ăn chưa bị tiêu diệt hết

Trong các loại thịt động vật thường chứa giun, sán, vi khuẩn liên cầu,… có thể tấn công và làm tổn thương hệ thần kinh, hệ tiêu hóa cũng như hệ bài tiết. Tương tự, trứng sống và sữa tươi chưa qua tiệt trùng đều có chứa những vi khuẩn nguy hiểm như E. coli, Salmonella và Listeria, nếu ăn phải sẽ khiến chúng ta bị ngộ độc thực phẩm, nặng hơn là bị nhiễm trùng máu.

Xem thêm: 8 lưu ý về vấn đề quản lý chi phí thực phẩm của nhà hàng

4. Kết luận

Ăn thô là một chế độ ăn đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, nhưng bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm nếu chúng ta không biết lựa chọn kỹ thực phẩm. Để ăn thô một cách hiệu quả nhất, chúng ta cần có kiến thức về mặt dinh dưỡng, đầu tư những thiết bị diệt khuẩn và kết hợp cùng các chế độ ăn uống, luyện tập khác để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ chất và khỏe mạnh.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất