Buy Now

Tìm kiếm

Nhà hàng, quán ăn sử dụng mô hình bếp mở: Nên hay không?

  • Chia sẻ cái này:
Nhà hàng, quán ăn sử dụng mô hình bếp mở: Nên hay không?

Tin tức mới

Nhà hàng, quán ăn sử dụng mô hình bếp mở: Nên hay không?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Rất nhiều khách hàng khi đi ăn tại các nhà hàng sushi, pizza nổi tiếng đều trầm trồ ấn tượng trước quầy bếp mở – nơi thực khách có thể chứng kiến toàn bộ quá trình đầu bếp chế biến món ăn. Bếp mở là một mô hình phá cách độc đáo, khác với bếp truyền thống tách biệt như đại đa số quán ăn thông thường.

Tuy nhiên, mô hình bếp mở cũng có cả ưu và nhược điểm. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình bếp mở là gì?

Bếp mở (Show Kitchen/Open Kitchen) là một mô hình bếp nhà hàng kiểu mới, được rất nhiều thực khách thích thú. Với mô hình truyền thống, khu vực bếp nấu ăn của nhà hàng thường tách riêng với khu vực ngồi của khách và quầy thu ngân. Như vậy thì khi đầu bếp chế biến thực phẩm sẽ không để mùi xào nấu chiên rán hay âm thanh lúc nấu làm phiền tới trải nghiệm dùng bữa của khách. 

Tuy nhiên, mô hình bếp mở lại hoàn toàn ngược lại với bếp truyền thống. Có 2 mô hình bếp mở hay gặp là: Đầu bếp sẽ chế biến đồ ăn ngay tại bàn của khách, hoặc có khu vực quầy bếp riêng nhưng được thiết kế mở, không có gì ngăn cách với khu vực khách ngồi ăn. Trong suốt quá trình đầu bếp chế biến món, thực khách có thể quan sát từng công đoạn và trò chuyện với đầu bếp về cách làm, hương vị, công thức,… của món ăn. 

Hiện nay, mô hình bếp mở có phổ biến nhất là ở các nhà hàng sushi, pizza, đồ Tây,… 

Xem thêm: Chiến lượng Franchise là gì? Những điều cần lưu ý khi xây dựng chiến lược Franchise Social Media Marketing cho các thương hiệu nhượng quyền

2. Ưu điểm của mô hình bếp mở

2.1. Cơ hội cho đầu bếp thể hiện tài năng

Mô hình bếp mở cho phép thực khách được nhìn toàn bộ quá trình người đầu bếp chế biến một món ăn, trải qua các công đoạn từ làm sạch, sơ chế, hấp/chiên/xào/luộc,… Quá trình chế biến trở nên không khác gì một show diễn nghệ thuật, mà ở đó đầu bếp là nghệ thuật gia đang biểu diễn những kỹ năng tuyệt vời nhất cho khán giả xem.

Không gian bếp mở giúp cho khách hàng được xem hết quá trình đầu bếp nấu nướng

Khách hàng có thể đánh giá ngay tại chỗ về kỹ năng của đầu bếp – không chỉ giỏi mà còn tận tâm, sáng tạo và chu đáo trong công việc. Với sự lan tỏa của MXH như hiện nay, chỉ cần một video quay lại khoảnh khắc người đầu bếp đang chế biến mà sử dụng kỹ thuật riêng biệt cũng rất có thể sẽ viral, từ đó thu hút được sự chú ý của khách dành cho nhà hàng. 

Ngoài ra, việc có những vị khách quan sát trực tiếp cả quá trình làm việc sẽ giúp các đầu bếp rèn luyện được sự bình tĩnh, sức chịu đựng trước áp lực và làm việc có trách nhiệm hơn.

2.2. Kích thích các giác quan và làm tăng nhu cầu ăn uống của khách hàng

Hương thơm từ đồ ăn, âm thanh trong lúc chế biến,… là những yếu tố kích thích vị giác rất nhiều, làm tăng cảm giác thèm ăn của thực khách. Hãy thử tưởng tượng nếu bạn bước vào nhà hàng với một chiếc bụng đói, chắc chắn bạn sẽ không thể không nuốt nước miếng khi ngửi thấy mùi thơm quyến rũ từ những chảo đồ ăn đặt trên bếp và được nhìn ngắm những nguyên liệu đủ sắc màu được chế biến công phu. 

Lúc đó, lý trí sẽ hoàn toàn bị che lấp bởi cơn đói và cảm giác thèm ăn vô cùng, dẫn đến việc khách hàng thường có xu hướng gọi món nhiều hơn mức ăn bình thường của mình, mang lại cơ hội tăng doanh thu hơn cho nhà hàng.

Bếp mở là không gian để khách hàng hoàn toàn trải nghiệm ẩm thực bằng tất cả các giác quan

Ngoài việc kích thích thị giác, áp dụng mô hình bếp mở còn là một cách giúp nhà hàng “xoa dịu” tâm trạng của khách hàng khi phải đợi đồ. Với mô hình bếp như thông thường, khi khách hàng gọi món sẽ phải chờ đợi một lúc để bếp lên đồ, nếu thời gian đợi quá lâu thậm chí còn làm khách bực mình. Họ không biết đằng sau cánh cửa đóng kín của bếp thì các đầu bếp đang làm gì, có làm món cho họ trước khách đến sau hay không, hay có quên món của họ không,… 

Nhưng khi ngồi trong không gian có bếp mở, khách hàng sẽ tận mắt thấy quy trình làm việc của các đầu bếp, thấu hiểu được guồng quay công việc vất vả của họ hơn. Vì thế, khách hàng cũng không còn cảm thấy tức giận hay khó chịu vì phải đợi món ăn quá lâu nữa. 

2.3. Tăng tương tác với khách hàng

Khi quan sát quá trình nấu nướng của đầu bếp trong không gian bếp mở, khách hàng còn có thể trò chuyện, trao đổi với đầu bếp về những vấn đề liên quan đến món ăn, từ nguyên liệu, sơ chế, công thức cho tới cách thưởng thức chuẩn vị. Cuộc trò chuyện như vậy vừa giúp thực khách hiểu thêm về cách chế biến món ăn và những điểm đặc sắc trong hương vị, lại có thể tương tác nhiều hơn với đội ngũ đầu bếp, tạo nên sự tò mò và hứng khởi khi thưởng thức món ăn.

Nhiều khách hàng còn đánh giá đây là một ưu điểm họ thích nhất trong dịch vụ của những nhà hàng bếp mở.

2.4. Khẳng định uy tín và chất lượng của nhà hàng

Thực khách đến ăn ở nhà hàng vừa là người thưởng thức món ăn, vừa là “vị giám khảo” khó tính đang soi xét tất cả cơ sở vật chất, chỉ cần một vấn đề nhỏ phát sinh thôi cũng làm họ phật lòng, thậm chí là “phốt” lên MXH. Vậy nên không gian bếp mở cho phép khách hàng chứng kiến toàn bộ quá trình nấu nướng sẽ đòi hỏi các nhà hàng phải luôn chuẩn bị khu vực bếp của mình sạch sẽ, hiện đại, an toàn. 

Mô hình bếp mở phù hợp với những nhà hàng có không gian rộng, thoáng mát

Hơn nữa, khi “bị” khách hàng quan sát chằm chằm như vậy, mọi công đoạn nấu ăn càng phải được chăm chút tỉ mỉ hơn, không để xảy ra một lỗi sai nào trong việc đảm bảo vệ sinh – an toàn thực phẩm. Khách hàng cũng cảm thấy tin tưởng hơn khi ăn bởi họ được tận mắt xem quá trình chứng kiến, biết món ăn mình sẽ ăn được làm ra như thế nào thay vì chỉ ngồi đợi phục vụ mang lên như mô hình truyền thống.

3. Nhược điểm của mô hình bếp mở

3.1. Có thể bị “phốt” bởi vì một sai lầm nhỏ

Trong không gian bếp mở, dưới sự quan sát của hàng chục khách hàng thì mọi cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng nói của tất cả các nhân viên nhà hàng đều phải hết sức cẩn thận. Chỉ một sai lầm nhỏ xảy ra thôi, ví dụ như nhân viên lỡ miệng nói tục hơi to trước mặt khách, hoặc bếp làm nhầm một công đoạn nào đó,… cũng sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng, đồng thời làm tổn hại cả hình ảnh của nhà hàng. Khách hàng có thể quay, chụp lại ngay lập tức và viết bài đưa lên MXH, như vậy nhà hàng sẽ phải chịu một cú “phốt”.

Bếp mở đòi hỏi các nhân viên, đầu bếp nhà hàng khi làm việc phải chịu được áp lực

Áp lực làm việc như vậy nên không phải nhân viên, đầu bếp nào của những nhà hàng có bếp mở cũng chịu đựng được. Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi bị khách soi xét suốt, hay khách dùng điện thoại quay lại quá trình làm việc của họ,… nên sau một thời gian đã phải xin nghỉ việc.

3.2. Thiếu không gian vận hành

Mặc dù bếp mở rất phù hợp với những khách thích được quan sát quá trình chế biến, nhưng đồng thời nó cũng làm hạn chế diện tích sử dụng của nhà hàng. Để set-up một quầy bếp thì phải cần không gian đủ rộng, chưa kể đến các trang thiết bị cần thiết cũng rất tốn diện tích như tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng,… 

Ngoài ra, trong giờ cao điểm với hàng chục đơn order khác nhau thì đầu bếp sẽ phải luôn chân luôn tay làm việc, phục vụ đi lại liên tục,… khiến cho khu vực bếp trở nên ầm ĩ và lộn xộn hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc vệ sinh bếp mở cũng rất tốn thời gian, khó khăn hơn bởi đầu bếp không thể dọn dẹp trong lúc khách vẫn ăn được mà phải đợi khi tất cả các khách đã kết thúc bữa mới có thể dọn. Không có không gian riêng, có cửa đóng riêng còn làm cho bếp dễ bị bụi bẩn, các thiết bị cũng khó làm sạch hơn.

3.3. Ảnh hưởng tới trải nghiệm của một số khách hàng

Tuy khách hàng rất thích được quan sát quá trình các đầu bếp nấu nướng và chuyện trò tương tác với họ, nhưng không gian bếp mở cũng sẽ ít nhiều làm giảm đi chất lượng trải nghiệm khi ăn của thực khách. Nhiều người cảm thấy khó chịu, bức bí khi không gian bếp và bàn ăn chung với nhau bởi mùi dầu mỡ chiên xào, mùi đồ ăn, những âm thanh băm chặt xóc chảo, tiếng đầu bếp nói chuyện với nhau,… Họ không thể dành 100% sự tập trung cho việc thưởng thức đồ ăn nữa, mà bị phân tâm và ảnh hưởng bởi những yếu tố từ bếp mở. 

Xem thêm: Theo chân review một vòng 5 nhà hàng beefsteak Hà Nội ngon có tiếng

4. Nên sử dụng mô hình bếp mở như thế nào cho phù hợp?

Bếp mở có thể là một lựa chọn phù hợp cho những nhà hàng hướng tới sự gần gũi, thân thiện và kết nối với khách hàng. Nhưng nếu muốn set-up quầy bếp mở phù hợp, nhà hàng cần tính toán về diện tích, cơ sở vật chất và cả ý kiến của khách hàng để có quyết định cuối cùng nhé!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất