Buy Now

Tìm kiếm

Nguyên tắc share thức ăn cho thực khách trong nhà hàng

  • Chia sẻ cái này:
Nguyên tắc share thức ăn cho thực khách trong nhà hàng

Tin tức mới

Nguyên tắc share thức ăn cho thực khách trong nhà hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Sử dụng service gear – dụng cụ gắp và phân chia thức ăn cho khách hàng là một trong những kỹ năng phục vụ cơ bản cần có của một nhân viên nhà hàng. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng biết và thành thạo kỹ năng này. Thao tác này không quá khó nhưng đòi hỏi nhân viên cần vận dụng khéo léo và nắm vững các nguyên tắc khi thực hiện.

Ở bài viết dưới đây, iPOS.vn sẽ chia sẻ một số nguyên tắc share thức ăn cho khách đúng chuẩn phong cách phục vụ của nhà hàng chuyên nghiệp để bạn tham khảo và áp dụng.

1. Share thức ăn là gì và phục vụ cho khách khi nào?

Share thức ăn (chia thức ăn) được thực hiện khi khách order set menu (dành cho bàn tiệc nhiều người) hay alacarte menu. Các phần ăn mang tới bàn khách sẽ được phục vụ chung trong một nồi/đĩa/bát lớn và mọi khách hàng trong bàn sẽ cùng dùng chung phần thức ăn đó. Bằng cách chia nhỏ phần ăn ra thành nhiều phần và chia đều vào dĩa/chén/bát cho từng thành viên trong bàn. 

share thuc an cho khach 3
Share thức ăn được áp dụng phổ biến ở nhiều nhà hàng

Thông thường, nhân viên phục vụ sẽ có nhiệm vụ thực hiện share (chia nhỏ thức ăn) cho khách theo đúng tiêu chuẩn dịch vụ phục vụ của nhà hàng.

2. Thực hiện share thức ăn cho thực khách

2.1. Dụng cụ cần có

Để thực hiện share thức ăn cho khách, nhân viên phục vụ cần có 1 dụng cụ gắp chuyên dụng (được gọi là service gear). Dụng cụ này được tạo thành từ 1 muỗng và 1 nĩa kết hợp với nhau, giúp nhân viên thực hiện việc di chuyển thức ăn từ vị trí này sang vị trí khác, gắp, phân chia theo tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng. Trước khi thực hiện share thức ăn, hai dụng cụ này phải được nhân viên vệ sinh sạch sẽ, lau khô và đảm bảo độ dài của 2 dụng cụ không quá chênh nhau.

Xem thêm: Kỹ thuật Fat Wash trong pha chế cocktail

2.2. Cách thực hiện

Để thực hiện công việc share thức ăn, đầu tiên nhân viên phục vụ dùng tay trái cầm muỗng, tiếp đó đặt thân muỗng vào vị trí phía trên ngón giữa với ngón út và phía dưới ngón trỏ với ngón đeo nhẫn của tay phải, đầu muỗng cần hướng ra ngoài.

Cách sử dụng service gear cho nhân viên

Sau đó, tiếp tục dùng tay trái cầm nĩa rồi đặt thân nĩa lên phía trên muỗng (tức trên cả 4 ngón là ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út), sau đó đặt ngón cái lên trên nĩa, đầu nĩa hướng ra ngoài, ngón trỏ nằm giữa để kiểm soát sự chuyển động của service gear.

2.3. Tiêu chuẩn share thức ăn 

Khi cầm muỗng phải được giữ chặt, cố định bằng 4 ngón là ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út. Nĩa được di chuyển linh hoạt lên xuống, ra vào để dễ dàng gắp, nhấc thức ăn.

Tay cầm, nắm service gear của nhân viên phải thật thoải mái như đang cầm dụng cụ gắp liền, thao tác nhẹ nhàng, uyển chuyển trong việc gắp và phân chia thức ăn đến các vật đựng thức ăn riêng cho từng khách hàng trong bàn ăn. Thức ăn được nhân viên gắp và chia đến tất cả khách trong bàn cần được phân các khẩu phần bằng nhau.

Khi nhân viên cầm dụng cụ gắp (service gear) phải giúp tay thấy thoải mái để thao tác linh hoạt, nhanh chóng.

Xem thêm: Hé lộ quy tắc khi dùng bữa tại nhà hàng hạng sang

3. Nguyên tắc share thức ăn cho thực khách

Đối với quy trình phục vụ khách trong nhà hàng, từ dọn dẹp bát đĩa trên bàn, tiếp thêm rượu, hay chia thức ăn,… nhân viên phục vụ đều cần hỏi ý kiến của khách trước khi thực hiện. 

Vì thế nguyên tắc đầu tiên cho việc share thức ăn cho khách hàng là phải có sự chấp thuận từ khách hàng, nhân viên mới thực hiện công việc của mình. Tiếp đó, nhân viên cần phục vụ theo đúng thứ tự ưu tiên, từ trẻ em – người già – phụ nữ (nếu có). Nhân viên phục vụ theo chiều kim đồng hồ. Luôn phục vụ từ phía bên phải của khách, chân phải hơi tiến về phía trước để có tư thế phục vụ thoải mái và an toàn, không để khuỷu tay, cánh tay va chạm vào mặt khách.

Nhân viên nên có mặt thường xuyên để hỗ trợ khách hàng khi cần

Tuyệt đối không để tay của nhân viên chạm vào phần thức ăn đang được share cho khách, điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy không ngon miệng nữa do tay của người lạ chạm vào thức ăn của mình, dù nhân viên đã vệ sinh sạch sẽ đến đâu. 

Nhân viên nên để khoảng cách của đĩa đựng thức ăn cần share càng gần đĩa riêng của khách càng tốt, điều này sẽ giúp tránh được trường hợp thức ăn bị rơi vãi ra ngoài, gây nên sự nghiệp dư, kém chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Một nguyên tắc nữa nhân viên đặc biệt cần quan tâm là đảm bảo tất cả các phần ăn của khách khi đã share đều là như nhau, trừ trường hợp khách có những yêu cầu khác khi chia. Nhân viên cần quan sát thật kỹ để tránh trường hợp bàn đông người, nhưng người đã được chia phần ăn người không. 

Nhân viên cần lưu ý không nên để thức ăn bị dư lại trong đĩa phục vụ sau khi share, trừ món cơm. Bên cạnh đó, luôn thể hiện thái độ lịch sự và sẵn sàng phục vụ, giúp đỡ khách trong suốt quá trình khách dùng bữa tại nhà hàng. Bởi đây là một phần công việc của nhân viên phục vụ, không nên có thái độ khó chịu hay cảm thấy bị làm phiền để khách hàng cảm thấy ngần ngại khi cần. 

4. Lời kết

Hy vọng, những thông tin hướng dẫn về kỹ thuật và nguyên tắc share thức ăn cho khách hàng trên đây sẽ giúp cho các nhân viên phục vụ trong nhà hàng có thể học hỏi và áp dụng thành thạo, để ngày một hoàn thiện kỹ năng phục vụ của mình mang tới trải nghiệm hoàn hảo nhất cho khách.

Bạn có thể tham khảo thêm những phần mềm sau để nhà hàng có thể vận hàng tốt hơn!

Phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp, dễ sử dụng nhất

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất