Buy Now

Tìm kiếm

Nghệ thuật viết mô tả món ăn – Lôi kéo thực khách đặt hàng qua những con chữ!

  • Chia sẻ cái này:
Nghệ thuật viết mô tả món ăn – Lôi kéo thực khách đặt hàng qua những con chữ!

Tin tức mới

Nghệ thuật viết mô tả món ăn – Lôi kéo thực khách đặt hàng qua những con chữ!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Làm thương hiệu “xịn sò” – Chạy marketing rầm rộ – Thực khách đến quán đông – Nhưng vẫn không có doanh số bán ra cao? Hãy ngó ngay lại vào menu nhà hàng của bạn – điểm mấu chốt có thể nằm ở ngay chi tiết tưởng chừng như nhỏ bé ấy!

Kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, menu chính là công cụ bán “tối thượng”, là điểm chạm mà bất cứ thực khách nào cũng phải tiếp xúc. Do vậy, thay vì “nhảy” ngay vào triển khai những chiến lược kinh doanh dài hơi, bạn nên cho ra đời một menu nhà hàng với sức hút khó cưỡng trước tiên.

Vậy đâu là cấu thành của một menu nhà hàng hấp dẫn? Đó chính là 3 yếu tố: Món ăn – Hình ảnh món ăn và mô tả món ăn. Trong bài viết dưới đây, tạm thời bỏ qua 2 yếu tố sản phẩm và hình ảnh, hãy cùng tìm hiểu phương pháp để viết mô tả món ăn cuốn hút hơn, khiến thực khách không thể ngừng đọc và chỉ còn nước “xuống tay” đặt hàng!

1. Mô tả món ăn hay – được ngay trăm đường lợi

9 người thì mười ý – Trước thị trường các thương hiệu đang mọc lên như nấm sau mưa, thực khách giờ đây đã có quá nhiều sự lựa chọn cho việc dùng bữa của mình. Do vậy, nếu không thể thu hút được sự chú ý của thực khách thì món ăn của bạn dù ngon đến đâu, cũng sẽ chỉ vĩnh viễn nằm mãi trong căn bếp.

Vậy nên, không chỉ ganh đua trong các hình thức marketing, các nhà hàng giờ đây còn chăm chút vào mô tả món ăn đi kèm hình ảnh hấp dẫn trong menu để lôi kéo khách hàng trải nghiệm. Càng khéo léo hình dung hóa được hương vị và chất lượng của món ăn bao nhiêu, bạn càng có nhiều cơ hội để tác động đến hành vi mua của họ – cơ hội bán hàng được có thể lên tới 60~70%.

Một menu hấp dẫn có thể giúp gia tăng doanh thu cho nhà hàng hiệu quả

Không chỉ giúp bạn kinh doanh tốt hơn với những khách hàng mới, phần mô tả món ăn còn đóng vai trò “mua chuộc” khách hàng cũ chi trả nhiều hơn – có thể lên tới 30% theo số liệu thống kê. Chiêm nghiệm từ chính bản thân mà xem, đã bao giờ bạn ghé quán ăn quen thuộc chỉ để mua một món nhất định, rồi lại “tay xách nách mang” vì bỗng nhiên gặp phải món mới được mô tả quá đỗi hấp dẫn chưa? 

Cuối cùng, ngoài việc giúp thay đổi hành vi mua sắm và gia tăng doanh thu, những câu chữ mô tả “nhảy múa” trong menu còn là “đại sứ” giúp gia tăng thiện cảm về thương hiệu cho nhà hàng. 85% thực khách công nhận rằng, họ tin tưởng những thương hiệu có nội dung menu được xây dựng chỉn chu hơn vì nó thể hiện tính chuyên nghiệp, coi trọng trải nghiệm của người dùng. 

Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết 05 bước thiết kế menu nhà hàng để tối ưu lợi nhuận

2. Viết mô tả món ăn: 7 lời khuyên để trở thành chuyên gia 

Giờ đây, khi đã nắm được bí mật về lợi ích thật sự của những đoạn mô tả món ăn trong menu, chắc chắn bạn sẽ khó lòng có thể bỏ qua chúng trong menu. Và để hỗ trợ bạn viết được những phần mô tả hấp dẫn ngay cả khi chưa có kinh nghiệm thực tiễn, dưới đây là 7 lời khuyên được đúc kết từ những chuyên gia:

2.1. Viết mô tả đầy đủ thông tin nhưng ngắn gọn, với ngôn ngữ đơn giản

Theo nguyên tắc chung, phần mô tả món ăn phải bao gồm những thông tin như thành phần nguyên liệu, cách thức chế biến hay đối tượng sử dụng (ăn chay, dị ứng,…). Càng viết đầy đủ, khách hàng càng dễ dàng có khung mẫu tham khảo để lựa chọn món ăn nhanh chóng, phù hợp với khẩu vị của họ hơn. 

Tuy nhiên, phần mô tả dù cung cấp đủ thông tin, nhưng độ dài của chúng cũng nên được giới hạn ở một khoảng chữ nhất định để khách hàng đủ “bình tĩnh” đọc. Không một ai muốn trải nghiệm việc gọi món sau khi phải đọc từ 2 đến 3 đoạn văn dài dòng cả. Lý tưởng nhất, phần mô tả chỉ nên gói gọn trong từ 140~260 ký tự – 62% người đọc trong một báo cáo đã đồng ý với nhận định này.

Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong chuyên ngành nhà hàng cũng là một lý do khiến nhiều thực khách gặp khó khăn trong quá trình gọi món. Hãy thay thế những từ quá khó, không phổ biến bằng từ ngữ đơn giản để đảm bảo tính dễ hiểu cho phần mô tả. Theo như khuyến cáo, ngôn ngữ đọc – viết ở trình đồ lớp 8 sẽ là phù hợp nhất để bạn sử dụng khi viết cho tất cả người đọc phổ thông.  

2.2. Đính kèm định danh địa phương vào phần mô tả

Pizza Neapolitan, bò Kobe, hay nấm Shiitake, việc đính kèm những định danh địa phương vào phần mô tả sẽ ngay lập tức thể hiện được chất lượng và giá trị thực tế của món ăn. Đây là một lời khuyên nhỏ, nhưng rất khôn ngoan bởi 72% thực khách hiện nay đang lựa chọn thực phẩm qua yếu tố chất lượng.

Thêm tên định danh sản phẩm là phương pháp quảng bá chất lượng sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả

Lưu ý, bạn không nhất thiết phải “ném” vào bàn mô tả của mình những định danh quá nổi tiếng, nhưng lại không đúng với bản chất của món ăn. Giờ đây, khách hàng cũng có xu hướng ủng hộ những doanh nghiệp địa phương hơn, nên việc sử dụng những định danh dân dã, là nguồn gốc của món ăn, nguyên liệu cũng hoàn toàn chấp nhận được. Chẳng hạn như Bò gác bếp Tây Bắc hay Cá hồi Sapa,… 

2.3. Sử dụng những tính từ kích thích vị giác

Như đã nói ở phần trước, dù món ăn của bạn có ngon miệng đến đâu thì thực khách cũng không thể cảm nhận được nếu chưa được trực tiếp nếm thử. Để giải quyết được vấn đề này, phần mô tả món ăn nên sử dụng những tính từ mạnh, đóng vai trò như chất xúc tác vị giác, khiến khách hàng cảm thấy thèm thuồng ngay cả khi chưa hề có cơ hội “động đũa”. Hãy cùng theo dõi ví dụ dưới đây: 

“Burger của chúng tôi có gì khác biệt so với những thương hiệu trên thị trường? Đó là ở phần vỏ bánh brioche mềm mại, sẵn sàng tan chảy trong miệng cùng phần thịt bò Mỹ được nướng chín tới đậm đà, mọng nước!”

Những tính từ như “mềm mại”, “tan chảy” hay “đậm đà” thật sự đã đánh thức được giác quan của người đọc. Nhờ vậy, phần mô tả món ăn trên trở nên sinh động hơn, “vẽ” ra một bức tranh chi tiết về hương vị món ăn để thôi thúc khách hàng trải nghiệm dùng thử. 

2.4. Tránh sử dụng những từ ngữ tiêu cực, đơn vị tiền tệ

Béo ngậy hay ngọt lịm – Những từ ngữ tưởng chừng như hấp dẫn này thực chất lại rất dễ kích động khách hàng, nhất là những người quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Đi ăn vốn phải mang lại trải nghiệm vui vẻ, không ai muốn có cảm giác tội lỗi với cân nặng của bản thân chỉ vì một món ăn. Do vậy, hay cẩn trọng trong việc sử dụng từ ngữ. 

Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc đưa đơn vị tiền tệ vào trong phần mô tả món ăn cũng nên ngay lập tức được loại bỏ. Đừng để khách hàng cân đo đong đếm quá nhiều về vấn đề tiền nong khi đến nhà hàng của bạn. Họ rất có thể sẽ “rút ví” ít hơn thường lệ nếu mắt nhìn liên tục chạm phải những con số cùng đơn vị tiền tệ có phần mang tính “đe dọa”. 

Đọc thêm: Thủ thuật tâm lý “rút hầu bao” của thực khách trong nhà hàng

2.5. Chia sẻ về câu chuyện đằng sau món ăn

“Khách hàng không mua sản phẩm, họ mua một phần câu chuyện các thương hiệu kể” là chiến lược kinh doanh đã làm nên tên tuổi những thương hiệu tiếng tăm như Coca Cola hay Starbucks. Đây là chiến lược tuyệt vời, khi theo nghiên cứu, có tới 55% người tiêu dùng ấn tượng và sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ nhiều hơn nếu được dẫn dắt bằng những câu chuyện.

Một món ăn với câu chuyện đằng sau sẽ kích thích các khách hàng hiếu kỳ lựa chọn nhiều hơn

Học hỏi từ đây, bạn có thể lồng ghép những câu chuyện vào phần mô tả món ăn để lôi kéo thực khách “rút ví”. Những câu chuyện xoay quanh món ăn có thể lây cảm hứng từ:

  • Cảm hứng đằng sau sự ra đời của món ăn trong
  • Lịch sử hình thành của món ăn
  • Hay thậm chí là câu chuyện về nhân vật đã chế biến ra món ăn

Tuy nhiên, dù lấy cảm hứng từ đâu, thì câu chuyện món ăn cũng nên thống nhất về mặt hình ảnh với thương hiệu. Chẳng hạn, thương hiệu của bạn đang định hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp, với nhận diện sang trọng thì không nên thêm thắt những câu chuyện mang màu sắc quá dân dã, bình dân.

2.6. Giới thiệu thêm những món ăn bán kèm trong phần mô tả

Trung bình, thực khách thường ra quyết định gọi món sau 90 giây tham khảo menu. Với tốc độ đọc của người bình thường, thực khách hoàn toàn có thể tiếp nhận nhiều thông tin hơn chỉ đơn thuần là những đoạn mô tả món ăn. Hãy tận dụng yếu tố này để lồng ghép, giới thiệu thêm những món ăn bán kèm, qua đó gia tăng cơ hội bán và doanh thu trên mỗi khách hàng. 

Phần giới thiệu thêm nếu được xử lý đúng sẽ đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, hoặc ngược lại, có thể khiến họ thất vọng và không bao giờ ghé thăm nhà hàng của bạn lần thứ hai. Vì vậy bạn cần phải lưu ý:

  • Phần giới thiệu món bán kèm thường chỉ được áp dụng cho những món ăn chính. 
  • Các món bán kèm lúc này phải được cân nhắc sao cho phù hợp, làm tôn lên hương vị của món ăn chính. 

Chẳng hạn, nếu bạn đang viết mô tả món ăn làm từ cá, hãy giới thiệu thêm phần ăn kèm là rau củ quả nướng cùng rượu vang trắng để làm giảm nhẹ tính “tanh” của nguyên liệu biển. Trong khi đó, nếu khách hàng gọi món liên quan đến nguyên liệu làm từ thịt đỏ, các phần đồ ăn chứa nhiều tinh bột và rượu vang đó sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn,… 

2.7. Hiệu đính lại nội dung trước khi đưa vào menu sử dụng thực tế

Sau khi hoàn thiện phần mô tả món ăn cho menu, bạn cần đọc lại tất cả nội dung và đưa ra những chỉnh sửa tối ưu cần thiết trước khi đưa chúng lên menu để sử dụng. 

Hãy rà soát lại thật kỹ những lỗi sai trong menu trước khi lưu hành chúng trong nhà hàng

Hãy đảm bảo rằng tất cả những lỗi trình bày, lỗi diễn đạt hay thậm chí là lỗi chính tả không được phép xuất hiện trước mắt khách hàng. Điều này sẽ khiến hình ảnh của nhà hàng trở nên thiếu chuyên nghiệp, thậm chí là rất có thể trở thành trò đùa trên mạng xã hội nếu có bất kỳ ai đó “vui tay” chụp lại và đăng tải.

Đọc thêm: Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Tạm kết

Chu toàn kể cả từ những yếu tố nhỏ nhất như mô tả món ăn trong menu, bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh kinh doanh mạnh mẽ hơn nhiều so với những đối thủ “non nớt”. Hy vọng qua nội dung trên đây, bạn đã có thêm cho mình kiến thức để xây dựng một menu hút khách cho nhà hàng của mình. Và đừng quên theo dõi website và fanpage của iPOS.vn để cập nhật thêm nhiều nội dung bổ ích trong tương lai!

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm để vận hành nhà hàng trở nên trơn tru hơn nhé!

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất