Câu nói “buôn có bạn, bán có phường” không phải trường hợp nào cũng đúng. Trong kinh doanh F&B, nếu mở quán theo nhóm thì lợi nhuận ban đầu không đáng là bao, mà bạn phải san sẻ quá nhiều. Vậy nên ngày nay, nhiều người muốn khởi nghiệp kinh doanh ăn uống một mình để có thể nắm trọn quyền quyết định và hưởng trọn doanh thu.
Vậy kinh doanh một mình có những lợi thế và bất cập gì? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu và xây dựng mô hình kinh doanh một người trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: 6 mô hình kinh doanh quán cafe kết hợp lợi nhuận khủng rủi ro ít
Nội dung [hiển thị]
1. Lợi thế khi khởi nghiệp F&B một mình
1.1. Tự do kinh doanh
Khi tự mình mở quán mà không cần kết hợp với bất kỳ ai, chủ quán có thể chủ động trong mọi việc mà không bị ràng buộc bởi nhóm người nào. Tự do ở đây cốt lõi là việc bạn cần thuyết phục, giải trình trước chính bản thân mình trong mỗi bước đi và lựa chọn. Sự khác biệt về quan điểm kinh doanh, cá tính hay phong cách làm việc đều không ảnh hưởng gì tới bạn – khi bạn tự chủ kinh doanh một mình.
1.2. Chủ động ra quyết định kinh doanh
Khi khởi nghiệp kinh doanh theo nhóm 2 người trở lên, mọi quyền hạn quyết định kinh doanh đều phải chia sẻ, tham khảo ý kiến của mọi người. Ý tưởng của bạn cũng chỉ được thực hiện khi tất cả mọi người đều đồng ý. Việc chờ đợi cả nhóm thống nhất thường mất rất nhiều thời gian của đôi bên, mà đôi khi không theo ý bạn mong muốn.
Nếu kinh doanh một mình, thì mọi vấn đề kể trên sẽ được giải quyết. Bạn được quyền chủ động quyết định, nghĩ gì làm nấy nhanh chóng. Và tất nhiên, bạn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với mỗi quyết định kinh doanh của mình.
1.3. Không tranh chấp lợi ích, hưởng trọn doanh thu
Đối với những người kinh doanh online, việc không phải san sẻ lợi nhuận mà được hưởng trọn doanh thu quả thực rất hấp dẫn. Bạn bán được bao nhiêu, bạn bỏ túi bấy nhiêu. Các công việc như chấm công, tính lương không cần thiết nếu như bạn chỉ kinh doanh một mình.
Đặc biệt khi kinh doanh chung theo nhóm, lợi ích giữa các bên phải luôn được cân bằng để tránh xảy ra tranh chấp về tài chính. Rất nhiều mô hình kinh doanh F&B “tan rã” chỉ sau 1-2 năm đồng hành bởi xảy ra những mâu thuẫn liên quan đến quyền lợi và lợi ích cá nhân. Thế nên nhiều bạn trẻ hiện nay tuy tài chính hạn hẹp, nhưng vẫn muốn khởi nghiệp F&B một mình.
1.4. Tiết kiệm chi phí kinh doanh
Khi kinh doanh theo nhóm, bạn buộc phải bỏ ra một khoản chi phí để thuê mặt bằng kinh doanh, nhân sự,… mới có thể hợp tác làm việc suôn sẻ. Tuy nhiên, chọn khởi nghiệp F&B một mình và kinh doanh quy mô nhỏ, bạn có thể tận dụng luôn nhà bạn để làm địa điểm kinh doanh. Tương tự như trên, bạn cũng không cần tuyển thêm nhân viên hành chính hay kế toán để lo liệu các vấn đề về lương, thưởng, giám sát làm việc… như khi khởi nghiệp cùng một nhóm.
2. Thách thức khi kinh doanh online một mình
2.1. Công việc chồng chất, khó cân bằng cuộc sống
Quyết định mở quán một mình, bạn sẽ phải chấp nhận cuộc sống bận rộn, khó có thời gian riêng dành cho bản thân và gia đình. Từ nhập hàng, kiểm kho, giao vận, chăm sóc khách gì,… việc gì cũng đến tay. Thậm chí, thời gian dành cho quán có thể gấp đôi thời gian làm văn phòng, hành chính bình thường. Đặc biệt, một mình làm chủ khiến bạn mất đi kha khá các mối quan hệ bạn bè chỉ bởi… không có nhiều thời gian cho các cuộc vui.
2.2. Đối mặt với thất bại một mình
Song hành cùng cơ hội hưởng trọn doanh thu, là rủi ro bạn phải chịu đựng những đắng cay, thất bại một mình. Điều này cũng đem lại nhiều áp lực cho bản thân chủ quán hơn. Hơn nữa, ngành F&B có tính chất cạnh tranh rất cao, nếu không có đủ vốn, kinh nghiệm,… bạn sẽ nhanh chóng phải “khăn gói” rời khỏi cuộc chơi khốc liệt này.
3. Cách xây dựng mô hình kinh doanh một người hiệu quả
3.1. Áp dụng phần mềm quản lý bán hàng
Để khởi nghiệp F&B một mình thành công, chủ quán nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để giảm bớt gánh nặng khi xử lý công việc thủ công. Phần mềm quản lý bán hàng có thể giúp chủ quán kiêm luôn công việc của thu ngân, phục vụ và kế toán, bao gồm:
– Quản lý, kiểm kê và đối chiếu các số liệu doanh thu, tài chính cơ bản theo ngày/tuần/tháng
– Thiết lập các chương trình khuyến mãi, giảm giá, combo,…
– Xử lý đầy đủ các nghiệp vụ bán hàng
– Theo tác ghi món, order nhanh chóng, hạn chế tối đa sai sót
– Tích hợp các đơn vị vận chuyển,… giúp gọi tài xế ngay trên máy POS
3.2. Tận dụng kênh bán hàng online
Đã qua lâu rồi cảnh chủ quán ngồi cả ngày chỉ chờ trực khách ghé quán mua đồ. Chủ quán thời nay đã chủ động hơn rất nhiều, bán hàng online với sự hỗ trợ của mạng xã hội và các trang thương mại điện tử. Khởi nghiệp F&B một mình, bạn buộc phải học cách tự chụp, chỉnh sửa ảnh/video sản phẩm, đăng bài lên Facebook, Instagram, TikTok,… và tự chạy quảng cáo để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Kênh bán hàng online không những tiết kiệm rất nhiều khoản chi phí, mà còn giúp quán mới gia tăng doanh thu đáng kể.
3.3. Tìm kiếm các đối tác đáng tin cậy
Để vận hành một quán ăn hay một quán cà phê trơn tru nhất, chủ quán cần hợp tác với các đối tác đáng tin cậy. Ví dụ, bạn cần tìm kiếm những đối tác cung cấp nguyên liệu, hàng hóa uy tín và đảm bảo chất lượng. Bạn cũng cần chắc chắn rằng có những hợp đồng ràng buộc để nhập hàng kịp thời và bình ổn mức giá nguyên liệu nhập. Đặc biệt, bạn cũng nên tìm kiếm nhiều hơn 2 nhà cung cấp để đảm bảo đủ hàng hóa, không làm gián đoạn quá trình bán hàng.
3.4. Thuê influencers và food reviews
Đối với những quán mới mở, ngoại trừ người quen thì hầu hết sẽ rất khó tiếp cận khách hàng. Trong trường hợp này, chủ quán có thể cân nhắc thuê influencers hay food reviewers quảng cáo một cách khéo léo về nhà hàng/quán cà phê. Đặc biệt, hãy tận dụng kênh TikTok với những hashtag liên quan đến đồ ăn, thức uống,… Chỉ cần 1 – 2 video lên xu hướng là quán của bạn sẽ ùn ùn khách kéo đến ngay thôi.
Xem thêm: “Bắt tay” cùng Influencer ra sao để marketing hiệu quả cho nhà hàng/cafe?
3.5. Thuê nguồn outsource phù hợp
Chủ quán làm việc một mình “trăm công nghìn việc” dẫn đến kiệt sức, quá tải. Trong trường hợp này, thuê nguồn outsource bên ngoài là một ý tưởng không tồi. Bạn hoàn toàn có thể thuê các bạn sinh viên, học sinh theo hình thức part-time để giải quyết một số công việc như kiểm kho, tư vấn khách hàng online,… Và tất nhiên đừng quên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để kiểm soát các số liệu kinh doanh nhé!
Hy vọng qua những chia sẻ phía trên, chủ quán đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Nên không không nên khởi nghiệp F&B một mình?”. Và nếu quyết định chọn tự chủ trong kinh doanh F&B, thì hãy lưu lại và lên kế hoạch ngay cho mô hình kinh doanh một người hiệu quả nhé!