Buy Now

Tìm kiếm

Muốn kinh doanh đặc sản hiệu quả: Các nhà hàng chuyên đặc sản cần lưu ý 5 điều sau!

  • Chia sẻ cái này:
Muốn kinh doanh đặc sản hiệu quả: Các nhà hàng chuyên đặc sản cần lưu ý 5 điều sau!

Tin tức mới

Muốn kinh doanh đặc sản hiệu quả: Các nhà hàng chuyên đặc sản cần lưu ý 5 điều sau!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Kinh doanh đặc sản của vùng miền khác là một ý tưởng hay ho và khá độc đáo với các nhà hàng còn đang băn khoăn chưa biết nên bán gì. Đặc sản có hương vị mới lạ hơn so với các món truyền thống tại địa phương, có khả năng thu hút khách hàng đến trải nghiệm thử. 

Tuy nhiên, kinh doanh đặc sản cũng không phải dễ dàng sinh ra lợi nhuận, thậm chí nếu món đặc sản không phù hợp với người dân địa phương còn có khả năng khiến nhà hàng phải đóng cửa. Trong bài viết dưới đây của iPOS.vn, hãy cùng tìm hiểu 5 vấn đề sau mà các nhà hàng chuyên đặc sản cần phải quan tâm để kinh doanh đặc sản hiệu quả nhé!

1. Nghiên cứu thị trường trước khi mở bán

Việc đầu tiên cần làm của bất kỳ một doanh nghiệp nào là phải nghiên cứu thị trường. Trước khi bắt tay vào việc kinh doanh, chủ nhà hàng cần nghiên cứu kỹ những vấn đề như: 

Đối tượng khách hàng chính là ai: Họ nằm trong độ tuổi nào, khu vực sống ở đâu (có gần nhà hàng hay không), công việc và thu nhập thế nào, có thói quen mua sắm và ăn uống ra sao,… Mức sống và chi tiêu của nhóm khách hàng mục tiêu này sẽ quyết định đến doanh số nhà hàng, còn nắm bắt được tâm lý và hành vi sẽ giúp nhà hàng đưa ra những sản phẩm, dịch vụ đánh đúng vào nhu cầu của họ.

Thói quen ăn uống của nhóm khách này cũng là một yếu tố rất quan trọng, nếu họ có xu hướng không thích chi tiêu cho việc ăn ngoài, thay vào đó là tự nấu ăn nhiều hơn thì nhà hàng sẽ rất khó trong việc thay đổi thói quen đi ăn của họ.

Nghiên cứu thị trường là bước đầu trong kế hoạch kinh doanh của nhà hàng

Thị trường xung quanh đang cần sản phẩm gì: Nếu nhà hàng đưa ra được đúng sản phẩm mà thị trường ở khu vực này đang thiếu hoặc nhóm khách hàng chính đang cần tìm thì tình hình kinh doanh của nhà hàng sẽ rất khởi sắc. Còn nếu nhà hàng lại bán những món mà thị trường đã có quá nhiều, có những bên khác làm ngon hơn thì khách hàng có thể sẽ không hứng thú nữa. 

Các đối thủ cạnh tranh kinh doanh thế nào: Trong quá trình nghiên cứu thị trường không thể bỏ qua việc theo dõi, nghiên cứu và tìm hiểu sâu về những đối thủ cùng kinh doanh trong lĩnh vực bán đặc sản. Với những tên tuổi thành công, chủ nhà hàng có thể học hỏi ưu điểm của họ; ngược lại cũng tránh những sai lầm của các nhà hàng không thành công.

Xem thêm: Food court là gì? Mở food court mang lại lợi ích gì?

2. Lựa chọn món đặc sản phù hợp

Sau khi nghiên cứu thị trường xong, nhà hàng đã có thể dựa vào đó để quyết định món đặc sản mình sẽ kinh doanh là gì. Nhiều người cho rằng một món đặc sản độc đáo, có hương vị khác biệt hẳn so với những món ăn thân quen ở địa phương sẽ thu hút khách hàng đến trải nghiệm. Tuy nhiên điều đó chỉ đúng ở giai đoạn đầu, nếu món đặc sản này không hợp khẩu vị và thói quen ăn uống của họ thì khách hàng chỉ đến thử một lần và sẽ không quay lại trong những lần sau.

Vì thế, điều quan trọng hàng đầu khi kinh doanh đặc sản là nhà hàng phải biết biến tấu một chút trong công thức chế biến món ăn, làm sao để nó vừa hợp khẩu vị khách hàng nơi khác, vừa giữ lại hương vị đặc trưng của mình. 

Nguồn cung cấp uy tín sẽ giúp chế biến ra món đặc sản có hương vị thơm ngon

Ngoài ra, món đặc sản mà nhà hàng kinh doanh cũng phải là một món ăn tương đối mới lạ ở địa phương, không có hoặc hiếm nhà hàng khác bán nó. Không nên lựa chọn những món đặc sản đã quá phổ biến vì sẽ có nhiều nhà hàng cũng kinh doanh, khách hàng cũng quen tới những nơi này ăn hơn. Lựa chọn một món mới lạ sẽ làm giảm tính cạnh tranh hơn, tạo ra nét độc đáo riêng và thu hút nhiều khách tới hơn.

3. Chọn nguồn cung cấp uy tín

Để đảm bảo được món đặc sản của nhà hàng giữ được đúng hương vị đặc trưng thì không chỉ cần công thức chế biến đúng chuẩn mà còn phải lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp. Nhiều nhà hàng đã phải đặt mua nguyên liệu từ tận địa phương sản sinh ra món đặc sản đó với mong muốn món ăn làm ra sẽ giống y hệt món gốc. Tuy nhiên, nếu nơi bắt nguồn của đặc sản ở quá xa, nhà hàng không thể đảm bảo việc vận chuyển từ đó về thì nên tìm những nhà cung cấp ở gần hơn.

Dù là nhà cung cấp ở gần hay lấy nguồn từ tận địa phương có đặc sản thì nhà hàng cũng nên lựa chọn những nơi uy tín, có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Một món ăn không đạt chuẩn về chất lượng và độ sạch sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng, nếu bị truy ra nguồn gốc của nguyên liệu là từ những nguồn trôi nổi thì khả năng cao uy tín của cửa hàng sẽ bị suy giảm trầm trọng.

Nguồn cung cấp uy tín sẽ giúp chế biến ra món đặc sản có hương vị thơm ngon

Hơn nữa, sử dụng nguyên liệu kém chất lượng còn khiến món đặc sản làm ra không có hương vị đặc trưng đúng như món gốc. Về lâu dài, việc này sẽ làm nhà hàng không giữ được khách, doanh số đi xuống; thậm chí còn ảnh hưởng đến danh tiếng của món đặc sản.

4. Chuẩn bị vốn kinh doanh

Để duy trì hoạt động ổn định của nhà hàng thì không thể không dự trù một khoản ngân sách hợp lý. Trong thời gian đầu hoạt động, nhà hàng sẽ phải chi trả cùng một lúc cho nhiều thứ như thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị, lấy hàng, chạy marketing,… Thông thường các nhà hàng sẽ chuẩn bị một nguồn vốn từ 100 – 200 triệu để đảm bảo cho hoạt động của mình.

Các chủ nhà hàng với tài chính chưa ổn định hãy tìm cách giảm thiểu chi phí tối đa trong thời gian đầu để không rơi vào tình trạng thiếu tiền sau đó. Khi kinh doanh đặc sản, nếu đã có chỗ quen biết để lấy nguyên liệu thì có thể không quá áp lực về tiến vốn, có thể sẽ được cho mua ghi nợ và trả dần dần. 

Nhà hàng cần chuẩn bị vốn để đảm bảo duy trì hoạt động

Tuy nhiên, nếu nhà hàng lấy hàng từ những nhà cung cấp mới thì phải chuẩn bị đủ vốn để nhập hàng, lấy số lượng vừa đủ để bán thăm dò và dần dần tăng lên nếu thị trường có nhu cầu. Không nên lấy quá nhiều vì món đặc sản mà nhà hàng chọn có thể không hợp khẩu vị với khách hàng, khi đó số nguyên liệu tồn cũng khó xử lý mà nhà hàng cũng tốn một khoản tiền lớn nhưng lại không thể thu về lợi nhuận.

Xem thêm: Thành công của Phê La và chiến lược kinh doanh có 1-0-2

5. Marketing hiệu quả

Trong một lĩnh vực có sự cạnh tranh mạnh mẽ như F&B thì việc các nhà hàng trông đợi vào “hữu xạ tự nhiên hương” là một điều không thể. Có nhiều chủ quán, chủ nhà hàng vì tiếc tiền nên đã không đầu tư marketing, muốn quán sẽ phát triển bằng cách “truyền miệng” kiểu người trước đến ăn ngon và giới thiệu cho người sau, nhưng rất khó để cạnh tranh lại với các đối thủ truyền thông tốt hơn, tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Marketing sẽ giúp các nhà hàng đặc sản được biết đến nhiều hơn

Vậy nên các nhà hàng cần đầu tư thực hiện những chiến dịch marketing bài bản, quảng bá cho thương hiệu của mình và giúp khách hàng chú ý hơn. Tận dụng sự mới lạ, độc đáo về xuất xứ và hương vị của món đặc sản cũng sẽ là một “key” mà nhà hàng nên tập trung trong các chiến dịch marketing. Ngoài ra, nhà hàng cũng có thể nâng cao uy tín của mình với nhóm khách hàng mục tiêu bằng cách thuê những food-reviewers hoặc người dùng TikTok nổi tiếng tới quay review.

6. Kinh doanh đặc sản hiệu quả: cơ hội và thách thức

Hiện nay, kinh doanh đặc sản vùng miền đang là một phương án kinh doanh “hái ra tiền” đối với các doanh nghiệp F&B. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị và tìm hiểu từ trước thì nhà hàng chuyên đặc sản có thể sẽ kinh doanh không hiệu quả. Vì thế mỗi nhà hàng nên nghiên cứu và đưa ra một chiến lược bài bản, chỉn chu để thu hút đông đảo khách hàng biết tới những đặc sản mà mình cung cấp. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất