Buy Now

Tìm kiếm

Mở quán sữa chua với số vốn dưới 100 triệu có khó không?

  • Chia sẻ cái này:
Mở quán sữa chua với số vốn dưới 100 triệu có khó không?

Tin tức mới

Mở quán sữa chua với số vốn dưới 100 triệu có khó không?

mo quan sua chua

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Mở quán sữa chua là mô hình kinh doanh bền vững được nhiều startup hướng đến. Tuy nhiên, ngân sách hạn hẹp lại là rào cản chung nhiều người đang gặp phải. Vậy mở quán sữa chua với số vốn dưới 100 triệu có khó không? Các loại chi phí cần chuẩn bị để mở quán sữa chua là gì? Hãy cùng iPOS tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Liệt kê các loại chi phí cần chuẩn bị để mở quán sữa chua 

  • Chi phí mặt bằng 

Trong ngành F&B, thông thường chi phí thuê mặt bằng sẽ chiếm khoảng 30% chi phí hàng tháng của quán. Vì vậy, có thể nói thuê mặt bằng là khoản “gánh nặng” ngân sách lớn nhất với bất kỳ chủ quán nào. 

Nếu ở thành phố lớn như Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh, một mặt bằng diện tích nhỏ từ 30m2 – 40m2 tại vị trí đẹp giá thuê có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng. Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng hoặc thuê được giá rẻ của người thân thì sẽ nhẹ gánh chi phí đi khá nhiều. 

Còn ở nông thôn hoặc các tỉnh thành nhỏ, chi phí thuê mặt bằng sẽ “hạ nhiệt” hơn. Chỉ cần đầu tư khoảng 5 đến 7 triệu để có vị trí thoáng đẹp. 

Khi thuê mặt bằng để mở quán, thường chủ nhà sẽ yêu cầu bạn ký hợp đồng thuê theo năm và đặt cọc 6 tháng. Như vậy, cần có tối thiểu khoảng 30 triệu để dành cho chi phí thuê mặt bằng. 

  • Chi phí decor
Với số vốn 100 triệu, bạn có thể chi 5 – 10  triệu để trang trí cho quán sữa chua

Chi phí decor là chi phí trang trí tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian quán, bao gồm biển hiệu, hệ thống đèn, bàn ghế, sơn hoặc giấy dán tường, rèm, đồ trang trí khác,…

Đây là khoản đầu tư không bắt buộc nên bạn có thể dựa vào nguồn vốn của mình để lựa chọn phong cách decor phù hợp. Thông thường, chi phí decor sẽ dao động từ 5% – 10% nguồn vốn. Như vậy, với số vốn 100 triệu, bạn có thể chi 5 – 10  triệu để trang trí cho quán sữa chua. 

Tuy nhiên, dù muốn tiết kiệm chi phí, bạn cũng nên cân đối với chất lượng đồ nội thất để không phải thay sửa nhiều lần. 

  • Chi phí đồ dùng, dụng cụ cho quán sữa chua 

Đồ dùng, dụng cụ cho quán sữa chua khá tinh giản so với quán nước hoặc quán cafe thông thường. Có thể chia ra làm 2 nhóm đồ dùng chính: 

+ Nhóm đồ dùng, dụng cụ dùng cho pha chế: Máy xay sinh tố, máy ép trái cây, máy đánh sữa tạo bọt, bình lắc pha chế, dụng cụ đong, tủ lạnh, tủ đông,…

+ Nhóm đồ dùng phục phụ khách hàng: Menu, khay bưng, ly cốc thủy tinh, cốc nhựa/giấy cho mua mang về, thìa, ống hút, giấy ăn,…

Tóm lại, chi phí đồ dùng, dụng cụ cho quán sữa chua nhỏ có thể dao động từ 15 – 30 triệu đồng, tùy thuộc vào loại máy bạn chọn mua. Đây là khoản đầu tư lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thành phẩm nên cần được cân nhắc kỹ. 

  • Chi phí thiết bị, phần mềm phục vụ hoạt động bán hàng 

Với quán sữa chua quy mô nhỏ, vốn dưới 100 triệu, bạn chỉ cần đầu tư những thiết bị cơ bản như:

+ Thiết bị phần cứng: Máy in hóa đơn, máy in tem nhãn (nếu cần in tem dán lên cốc sữa chua), máy POS 1 màn hình hoặc 2 màn hình, két đựng tiền,… Hoặc nếu muốn tối ưu chi phí mà vẫn đáp ứng được các nghiệp vụ bán hàng cơ bản, bạn có thể chỉ cần sắm một chiếc máy POS bán hàng cầm tay. Đây là thiết bị bán hàng tích hợp in bill cầm tay được rất nhiều chủ quán kinh doanh nhỏ lựa chọn bởi tính tiện lợi và hiệu quả vượt trội.

+ Phần mềm quản lý bán hàng dành riêng cho ngành F&B: Với những quán cafe/quán sữa chua có quy mô nhỏ, chủ quán thường kiêm luôn vị trí của nhân viên. Một mình làm quá nhiều việc nên không tránh khỏi sự nhầm lẫn, sai sót. Lúc này, Phần mềm quản lý bán hàng dành riêng cho ngành F&B sẽ giúp bạn giải quyết được tất cả những khó khăn trên. 

Xem thêm: Nên mua phần mềm quản lý bán hàng hay dùng file excel miễn phí?

  • Chi phí nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu 
Chi phí nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu cho quán sữa chua không cao

Thực tế, menu của quán sữa chua cũng rất phong phú do được kết hợp với hàng chục loại topping khác nhau. Một số quán còn bán kèm thêm đồ ăn vặt để đáp ứng nhu cầu khách hàng. 

Ngoài nguyên liệu chính là sữa chua được làm theo công thức riêng của từng quán thì chi phí cho những loại topping ăn kèm có thể kể đến như: nước cốt dừa, siro, cafe, matcha, milo, trái cây tươi, trái cây sấy, dừa khô, thạch, trân châu,… Đây đều là những loại nguyên liệu có sẵn, khá dễ chế biến, giá thành rẻ. 

Bên cạnh đó, bảo quản sữa chua cũng không yêu cầu quá phức tạp. Trong điều kiện nhiệt độ đảm bảo thì có thể bảo quản sữa chua lâu mà không sợ hỏng. 

Chi phí chuẩn bị nguyên liệu và bảo quản chỉ khoảng 10 triệu đồng/tháng. Đây cũng chính là ưu điểm lớn khiến nhiều người chọn mở quán sữa chua để kinh doanh khởi nghiệp. 

  • Chi phí nhân viên 

Với quán sữa chua nhỏ, không yêu cầu tuyển dụng nhiều nhân viên. Nếu chủ quán là người pha chế chính thì chỉ cần thêm 1 – 2 nhân viên oder kiêm thu ngân và phục vụ bàn. 

Chi phí nhân viên bao gồm chi phí tuyển dụng, đào tạo, trả lương. Nếu muốn tiết kiệm khoản chi phí này, bạn có thể tận dụng mối quan hệ để được giới thiệu người quen, người đã có kinh nghiệm hoặc đăng tin trên các nền tảng mạng xã hội, trang tuyển dụng miễn phí. 

  • Chi phí quảng cáo 

Về cơ bản, chi phí cho các hoạt động quảng cáo sẽ chiếm khoảng 5 – 7% tổng chi phí đầu tư. Tuy nhiên, nếu quán sữa chua của bạn có vị trí đắc địa, chất lượng sản phẩm tốt thì chi phí này sẽ giảm đáng kể. 

Một số hình thức quảng cáo phổ biến là: phát tờ rơi xung quanh khu vực quán, treo banner thông báo chương trình khuyến mãi, ưu đãi khai trương, chạy Facebook ads, đặt bài review (chi phí khoảng 3 – 5 triệu/bài tùy vào quy mô hội nhóm), xây dựng kênh TikTok để tiếp cận đa dạng đối tượng hơn.

  • Chi phí chiết khấu cho nền tảng (nếu có kết nối với các nền tảng giao đồ ăn) 

Một số nền tảng giao đồ ăn phổ biến hiện nay là GrabFood, ShopeeFood, Beamin, GoFood, BeFood, Loship,… Nếu kết nối với các nền tảng này, quán sữa chua của bạn có thể nhanh chóng tiếp cận tệp khách hàng lớn, tuy nhiên, sẽ phải trả chi phí chiết khấu cho đối tác từ 15 – 25% trên mỗi đơn hàng bán được.

  • Chi phí dự phòng phát sinh 

Giai đoạn đầu mới mở quán thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không có lãi thậm chí còn phải bù lỗ. Dành một khoản chi phí dự phòng phát sinh là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo duy trì quán sữa chua của bạn vượt qua giai đoạn ban đầu. 

Xem thêm: Chỉ với 100 triệu có thể mở quán cà phê thành công được hay không?

2. Mở quán sữa chua với số vốn dưới 100 triệu có khó không?

Ở phần trên, iPOS đã cùng bạn lược qua các loại chi phí cơ bản cần chuẩn bị để mở quán sữa chua. Với nhiều loại chi phí như vậy, phải xoay sở với số vốn hạn hẹp sẽ là thử thách với người bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, nếu biết lựa chọn mô hình kinh doanh “vừa sức”, mở quán sữa chua với số vốn dưới 100 triệu là điều hoàn toàn có thể thực hiện

Cụ thể, các mô hình quán sữa chua với số vốn dưới 100 triệu bạn có thể tham khảo là:

  • Quán sữa chua bình dân: Quán sữa chua bình dân không yêu cầu quá cao về diện tích cũng như hình thức nên bạn có thể giảm tải chi phí thuê mặt bằng, decor để tập trung đẩy mạnh chất lượng sản phẩm. 
Quán sữa chua bình dân không yêu cầu quá cao về diện tích cũng như hình thức
  • Quán sữa chua cho học, sinh viên: Cũng tương tự như quán sữa chua bình dân, quán sữa chua cho học sinh, sinh viên không quan trọng về diện tích. Đổi lại quán cần có vị trí gần trường học, giá cả phải chăng và menu đa dạng. 
Quán sữa chua cho học, sinh viên có vị trí gần trường học, giá cả phải chăng và menu đa dạng
  • Ki-ốt bán sữa chua lưu động: Đây là mô hình quán sữa chua đòi hỏi ít vốn đầu tư nhất. Có thể chỉ cần 30 – 50 triệu để mở quán. Ki-ốt bán sữa chua thường sẽ chỉ bán theo hình thức take away, khách không ngồi lại nên cũng không cần đầu tư mặt bằng rộng, bàn ghế hay ly thủy tinh,… Bạn cũng có thể triển khai các kênh bán hàng online để gia tăng doanh thu. 
Ki-ốt bán sữa chua không cần đầu tư mặt bằng rộng, bàn ghế hay ly thủy tinh,…

Như vậy, với số vốn dưới 100 triệu bạn hoàn toàn có thể mở quán sữa chua. Tuy nhiên, trong thị trường kinh doanh quán sữa chua bão hòa như hiện nay, điều quan trọng là bạn cần biết lựa chọn mô hình phù hợp. Hy vọng một số gợi ý trên đây của iPOS đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm cần thiết để khởi đầu suôn sẻ hơn. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất