Buy Now

Tìm kiếm

Mở nhà hàng, quán ăn cần thủ tục giấy tờ gì? (Update mới nhất 2022)

  • Chia sẻ cái này:
Mở nhà hàng, quán ăn cần thủ tục giấy tờ gì? (Update mới nhất 2022)

Tin tức mới

Mở nhà hàng, quán ăn cần thủ tục giấy tờ gì? (Update mới nhất 2022)

thủ tục mở nhà hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Có người đến có người đi và có người ở lại, nhưng kinh doanh dịch vụ ăn uống thực sự vẫn “mảnh đất chưa bao giờ hết màu mỡ” trong mắt các nhà đầu tư. Nếu muốn đặt chân vào ngành hàng đầy thử thách này, ngoài việc phải có nguồn vốn, kiến thức và kinh nghiệm, bạn cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ thủ tục được liệt kê sau đây. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

thủ tục mở nhà hàng
Mở nhà hàng, quán ăn vẫn luôn là ước mơ chinh phục của nhiều người

Xem thêm: Có nên “khởi nghiệp” kinh doanh ăn uống vào thời điểm này hay không?

“Mở nhà hàng, quán ăn cần những giấy tờ, thủ tục gì?” có lẽ là thắc mắc chung, không chỉ với những ai bắt đầu khởi nghiệp mà còn với các chủ nhà hàng muốn kinh doanh một cách hợp pháp. Tùy vào mỗi mô hình nhà hàng, quán ăn lại có thêm những yêu cầu khác nhau về thủ tục, tuy nhiên tựu chung lại, bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau đây:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Thủ tục tiên quyết khi chủ nhà hàng mới bắt đầu ngành hàng kinh doanh ăn uống là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là thủ tục cần phải có như một sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền, chứng nhận sự ra đời của một chủ thể kinh doanh. Và chỉ những doanh nghiệp nào đủ điều kiện kinh doanh nhà hàng mới được xét duyệt hồ sơ.

Đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là điều kiện tiên quyết khi bạn muốn kinh doanh nhà hàng chính thống

Trước khi đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần xác định rằng mình muốn kinh doanh hộ cá thể hay doanh nghiệp bởi hồ sơ đăng ký của 2 hình thức này khác nhau hoàn toàn. 

Nếu bạn muốn kinh doanh nhà hàng, quán ăn theo hình thức hộ cá thể, hãy đăng ký tại phòng kế hoạch tài chính/kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện/quận nơi bạn đặt địa chỉ nhà hàng. Hình thức này được phê duyệt trong vòng 4 ngày làm việc. Trong khi đó, nếu bạn muốn kinh doanh nhà hàng, quán ăn theo hình thức thành lập hẳn một doanh nghiệp, hãy tìm đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Thủ tục cấp phép kinh doanh của hình thức này nhanh hơn một chút, trong vòng 3 ngày làm việc. 

Vậy nếu nhà hàng hoạt động mà không có giấy phép kinh doanh thì sao? Đây hẳn là một thắc mắc chưa được giải đáp của nhiều người. Điều đó được tính vào hành vi hoạt động kinh doanh trái phép, và sẽ có hình thức xử phạt theo từng mức độ cụ thể. Nếu bạn thực sự nghiêm túc muốn kinh doanh nhà hàng, tốt nhất hãy hoàn thành đầy đủ các loại thủ tục để tránh vấn đề phát sinh sau này. 

2. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Riêng trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống, Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện cần và đủ giúp nhà hàng hoạt động chính thống. Kinh doanh nhà hàng được xếp vào ngành hàng dịch vụ ăn uống, việc được ghi nhận là cơ sở kinh doanh an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố bắt buộc. Không chỉ là thủ tục hành chính để nhà hàng không gặp rắc rối khi thanh tra sau này, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm còn là một minh chứng để khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ của nhà hàng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chí cực kỳ quan trọng trong kinh doanh dịch vụ ăn uống

Không hề đơn giản để xin được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Lý do bởi, để được cấp loại giấy này, chủ nhà hàng cần đáp ứng được hết các điều kiện khắt khe như:

– Chứng minh được nguồn gốc và xuất xứ nguyên liệu rõ ràng, minh bạch hạn sử dụng,…

– Chứng minh được độ an toàn của các loại chất phụ gia, hóa học theo quy chuẩn của Bộ Y tế

– Đảm bảo điều kiện vệ sinh thiết bị, cơ sở vật chất trong nhà hàng/quán ăn

– Đảm bảo kiểm tra sức khỏe nhân viên định kỳ

– Có chứng nhận tập huấn về an toàn thực phẩm

– Chứng minh nhà hàng không thuộc khu vực cống rãnh bị ứ đọng, không thoát nước,…

– …

Lưu ý rằng, thời hạn của loại giấy phép này chỉ là 3 năm kể từ ngày đăng ký. Điều đó có nghĩa là theo chu kỳ 3 năm 1 lần, chủ nhà hàng cần phải chứng minh lại một lần nữa để xác nhận cơ sở kinh doanh của mình đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 

3. Một số giấy phép khác

Để nhà hàng có thể tập trung phát triển bền vững và lâu dài mà không bị cơ quan thanh tra “sờ gáy”, hãy chuẩn bị cả những loại giấy tờ có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh như:

  • Chứng minh bằng văn bản rằng nhà hàng có đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy
  • Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền 
  • Giấy phép bán lẻ rượu trong nhà hàng (nếu có)
  • Giấy phép bán lẻ thuốc lá trong nhà hàng (nếu có)
Hãy chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết trước khi mở nhà hàng, quán ăn

Xem thêm: 15 bước kinh doanh nhà hàng từ lúc mở quán đến khi nhân chuỗi

Hiện thực hóa giấc mơ làm chủ một nhà hàng, quán ăn hiện nay dường như không còn là một điều quá xa vời với những người trẻ muốn khởi nghiệp. Tuy nhiên, hay đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng các loại giấy tờ, thủ tục và chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức, kinh nghiệm trước khi bước vào chinh phục ngành hàng F&B nhé. Chúc các bạn kinh doanh nhà hàng/quán ăn thành công!

Hãy tham khảo ngay một số phần mềm sau để vận hành nhà hàng trở nên trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất