Buy Now

Tìm kiếm

Mở Nhà Hàng Bánh Mì Cần Chuẩn Bị Những Gì?

  • Chia sẻ cái này:
Mở Nhà Hàng Bánh Mì Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Mở nhà hàng bánh mì

Bánh mì là một trong những món ăn nhanh phổ biến, quen thuộc của người dân Việt Nam. Bởi chúng được làm từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản, dễ ăn, dễ chế biến, phù hợp với lối sống nhanh của xã hội hiện đại ngày nay. Có thể nói bánh mì được coi là biểu tượng ẩm thực của người dân Việt Nam, từ già, trẻ, gái, trai tất cả mọi người đều yêu thích. Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình kinh doanh ẩm thực hiện nay, mở nhà hàng bánh mì vẫn luôn giữ được vị trí và sức hút với đông đảo thực khách. Vốn dĩ loại hình kinh doanh này có những ưu điểm vô cùng nổi trội: vốn đầu tư ban đầu thấp, dễ bán, nhanh chóng thu được lợi nhuận,….đã trở thành yếu tố thu hút rất nhiều người lựa chọn khởi nghiệp hiện nay.
Bánh Mì Ngon
Bánh mì là biểu tượng của nền ẩm thực Việt Nam (Nguồn ảnh: Internet)
Mở nhà hàng bánh mì để kinh doanh là một sự lựa chọn lý tưởng nếu bạn đang muốn khởi nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể kinh doanh hiệu quả nếu không trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức cần thiết. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ gửi đến cho bạn những kinh nghiệm mở nhà hàng bánh mì cho người mới bắt đầu. 

Lợi thế của việc mở nhà hàng bánh mì

Bánh mì là món ăn cực kỳ quen thuộc và hầu như “được lòng” tất cả mọi người, từ người lao động cho đến những người nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên. Không những vậy, những du khách nước ngoài khi đến Việt Nam du lịch cũng phải xiêu lòng trước món ăn này. 
Ngoài ra, đây còn là mô hình kinh doanh có lợi thế rất lớn khi bạn không cần phải bỏ quá nhiều vốn đầu tư như các hình thức kinh doanh khác nhưng vẫn mang lại lợi nhuận hấp dẫn.
Du Khách Nước Ngoài Thích Ăn Bánh Mì Việt Nam
Bánh mì rất được lòng các du khách nước ngoài (Nguồn ảnh: Internet)

Mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh nhà hàng hay ở bất cứ lĩnh vực nào thì bước tiên quyết đầu tiên là bạn cần phải lên kế hoạch cụ thể về các chi phí để có thể xác định được số vốn bỏ ra. Mở nhà hàng bánh mì cũng vậy, tùy vào quy mô khác nhau mà nguồn vốn cũng sẽ khác nhau.
Thông thường, các chi phí bao gồm: 
  • Các thiết bị làm bánh mì: máy trộn bột, máy ủ bột, lò nướng bánh mì
  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí thiết kế, setup nhà hàng bánh mì
  • Mua sắm các trang thiết bị, vật dụng, cơ sở vật chất cần thiết
  • Nguyên phụ liệu
Với thời gian ban đầu chắc chắn việc kinh doanh sẽ chưa thể ổn định và cũng chưa thể thu hồi vốn ngay được, vậy nên bạn cần phải có một chi phí dự phòng để tránh một số rủi ro có thể gặp phải. Với mô hình kinh doanh mở nhà hàng bánh mì càng nhỏ thì nguồn vốn sẽ càng ít.

Mở tiệm bánh mì cần chuẩn bị những gì?

Để hoạt động kinh doanh mở nhà hàng bánh mì được ổn định lâu dài và hiệu quả,  bạn cần phải quan tâm tới những vấn đề sau:

1. Nắm rõ quy trình làm bánh

Trước khi mở nhà hàng bánh mì, bạn cần phải nắm rõ được quy trình để làm bánh. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra được những chiếc bánh mì thơm ngon đạt chất lượng, từ đó sẽ tạo ấn tượng tốt trong lòng thực khách. Dựa vào những lợi thế đó, bạn có thể phát triển nhà hàng bánh mì của mình thành những thương hiệu lớn hoặc chuỗi cửa hàng bánh mì uy tín. 
Mở nhà hàng bánh mì đòi hỏi người kinh doanh phải thực sự am hiểu về kiến thức trong việc làm bánh. Bạn phải biết được công thức để pha chế bột, nhào bột hay là cách nướng bánh với thời gian là bao lâu,…Những kiến thức này bạn có thể học hỏi từ những người đi trước hoặc tham gia một khóa học làm bánh nhỏ trên mạng.Ngoài ra, nếu có thể, bạn nên tham gia các lớp học tại các trung tâm dạy nghề chuyên nghiệp, để có đầy đủ kiến thức cơ bản giúp bạn phát triển công thức bánh mì mới.
Học Cách Làm Bánh Mì
Học cách làm bánh mì ngon để thu hút được khách hàng (Nguồn ảnh: Internet)

2. Lựa chọn địa điểm phù hợp để mở nhà hàng bánh mì

Một trong những cách để mở nhà hàng bánh mì đông khách đó chính là lựa chọn địa điểm phù hợp. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần phải xác định được đối tượng khách hàng hướng đến, từ đó tìm địa điểm cũng như chọn ra mức giá thuê mặt bằng hợp lý.
Như đã biết, bánh mì sẽ bán được nhiều vào buổi sáng, phục vụ chủ yếu cho những khách hàng sau: nhân viên văn phòng, khách du lịch… Chính vì thế khi lựa chọn địa điểm mở nhà hàng bánh mì, bạn cần chọn vị trí những nơi dân cư đông đúc, các toà nhà văn phòng, công ty,… để dễ thu hút người đi đường.
Việc chọn địa điểm phù hợp để mở nhà hàng bánh mì sẽ giúp bạn kinh doanh ổn định, lâu dài và đem lại hiệu quả cao.

3. Chuẩn bị thiết bị làm bánh

Đây chính là khâu sẽ phải tốn nhiều chi phí nhất. Để làm ra những chiếc bánh ngon và chất lượng thì việc chuẩn bị đầy đủ các thiết bị làm bánh cần thiết là điều cực kỳ quan trọng.
Để có thể mở nhà hàng bánh mì bạn cần trang bị các thiết bị gồm: máy đánh bột, máy chia bột, máy se bột, tủ ủ bột, lò nướng bánh mì công nghiệp,…

4. Thực đơn đa dạng

Mở nhà hàng bánh mì với thực đơn đa dạng có thể sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn. Để tăng doanh thu cũng như đáp ứng được nhu cầu của thực khách, khi kinh doanh nhà hàng bánh mì, bạn có thể thêm vào thực đơn thêm nhiều loại bánh mì có các loại nhân đa dạng từ những nguyên liệu cơ bản, có thể hòa hợp với nhau tạo ra hương vị độc đáo, gây được ấn tượng cho khách hàng. 
Bên cạnh đó, bạn có thể bán kèm thêm một số món ăn nhanh khách như: xôi, bánh bao, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ,… Khi có nhiều hơn một sự lựa chọn, bạn hoàn toàn có thể khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Ngoài ra, việc bán kèm thêm các thức uống như trà tắc, nước ngọt với giá ưu đãi cũng là một cách để giúp bạn tăng doanh thu.
Đa Dạng Các Loại Bánh Mì
Đa dạng các loại bánh mì để phục vụ được nhu cầu của thực khách (Nguồn ảnh: Internet)
Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm trên đây, bạn có thể tham khảo để hỗ trợ cho việc mở nhà hàng bánh mì kinh doanh được hiệu quả cũng như thu về lợi nhuận cao.
Chúc bạn thành công!
Thy Huỳnh