Buy Now

Tìm kiếm

Mindset khách hàng là gì? Xu hướng chuyển đổi mindset khách hàng 2023

  • Chia sẻ cái này:
Mindset khách hàng là gì? Xu hướng chuyển đổi mindset khách hàng 2023

Tin tức mới

Mindset khách hàng là gì? Xu hướng chuyển đổi mindset khách hàng 2023

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Trong kinh doanh, thấu hiểu và nắm bắt được mindset khách hàng là rất quan trọng vì nó sẽ quyết định một thương hiệu có thể thu hút, chuyển đổi từ tệp người quan tâm thành khách hàng thân thiết hay không. Vậy mindset là gì và mindset có thể thay đổi hay không? Hãy cùng tìm hiểu về xu hướng chuyển đổi mindset khách hàng 2023 trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mindset khách hàng là gì?

Mindset (hay còn được hiểu là Tư duy) là tập hợp niềm tin định hướng cho cách chúng ta nhìn nhận về thế giới; chi phối suy nghĩ, cảm nhận và xu hướng xử lý các tình huống trong cuộc sống. Có hai yếu tố liên quan đến mindset là thái độ và niềm tin, trong đó thái độ là những lời nói, cử chỉ, hành vi xuất phát từ suy nghĩ, ý niệm của bản thân; còn niềm tin là điều bạn cảm thấy tin tưởng chắc chắn, ảnh hưởng đến tư duy và thái độ của con người trong cuộc sống.

Mindset của một người sẽ được hình thành thông qua một loạt các yếu tố như giáo dục, văn hóa, trải nghiệm cá nhân và ảnh hưởng từ xã hội. Quá trình này bắt đầu ngay từ khi còn bé và liên tục phát triển trong suốt quá trình một người trưởng thành. Mindset của khách hàng không mang tính cố định mà nó có thể thay đổi theo thời gian khi chịu tác động của những sự kiện và người xung quanh, thậm chí có thể khác biệt hẳn so với suy nghĩ của chính người đó trong quá khứ.

Mindset chi phối cách chúng ta nhìn nhận về những sự việc xảy ra hàng ngày

Giáo dục: Quá trình giáo dục trong những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường là nền tảng cơ bản để định hình tư duy và cách xử lý vấn đề của mỗi người. Những kiến thức, kỹ năng mà chúng ta thu nạp được khi đi học sẽ quyết định rất nhiều tới góc nhìn, lựa chọn nghề nghiệp và cách xử sự trong đời sống hàng ngày.

Văn hóa, ảnh hưởng xã hội: Văn hóa xã hội, gia đình và cộng đồng nơi mà khách hàng sinh sống cũng có ảnh hưởng lớn đến mindset của họ. Nhiều người bị ảnh hưởng trong cách nhìn nhận sự việc, đánh giá con người bởi những định kiến, quan niệm truyền thống mà họ được tiếp xúc nhiều và lâu dài kể từ ngày còn bé. 

Trải nghiệm cá nhân: Yếu tố này là “chìa khóa” để thay đổi mindset của một con người, vì giáo dục và văn hóa đều là những yếu tố mà chúng ta hấp thu một cách bị động, còn trải nghiệm cá nhân là yếu tố hấp thu chủ động nên chúng sẽ ảnh hưởng nhiều hơn tới tư duy và cách hành động của mỗi người.

Xem thêm: Điểm danh các chiến dịch Marketing mùa Trung thu ý nghĩa nhất của các thương hiệu F&B

2. Xu hướng chuyển đổi mindset khách hàng năm 2023

2.1. Hướng tới sự bền vững và những giá trị lâu dài về sức khỏe

Trong thời đại ngày nay, khách hàng có xu hướng quan tâm tới những lựa chọn mua sắm, tiêu dùng mang tính bền vững và hiệu quả hơn, có chất lượng tốt và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đó cũng là điều tất yếu bởi sự “lên ngôi” của các phong trào như “sống xanh”, ăn uống healthy, tập gym,… đặc biệt sau khi đã trải qua hai năm đối mặt với dịch COVID-19 thì việc chuộng đồ bền vững, tốt cho sức khỏe lại càng được đề cao hơn. 

Không chỉ riêng trong ngành F&B mà những ngành khác như thời trang, giải trí, nghệ thuật,… cũng đã và đang đi theo xu hướng này. Tận dụng điều đó, các doanh nghiệp F&B có thể coi như đây là một cơ hội để làm marketing, mở rộng tệp khách hàng (thu hút nhiều khách trẻ tuổi hơn) và tạo ra lợi ích lâu dài. 

Khách hàng ngày nay thích những thực phẩm được gắn mác organic, hữu cơ,… vì nghĩ nó tốt cho sức khỏe

Mindset hướng về sự bền vững của khách hàng được thể hiện qua các mặt sau:

Quan tâm đến môi trường: Không chỉ dừng lại ở các hành động như nói “không” với việc dùng cốc, đĩa, thìa nhựa 1 lần; khách hàng ăn uống ngày nay còn đòi hỏi nhiều hơn thế. Nếu lớp khách hàng lớn tuổi chỉ đơn giản đi ăn với mục đích “đi ăn” đúng nghĩa thì những khách hàng trẻ tuổi, khách hàng Gen Z – thế hệ đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc biến đổi khí hậu – lại muốn hơn thế. 

Họ tìm kiếm những cửa hàng, quán ăn hoặc quán cà phê lựa chọn nguồn nguyên liệu từ các trang trại, nhà cung cấp sạch và chuẩn; không sử dụng hóa chất hay khai thác tài nguyên bừa bãi gây ảnh hưởng đến độ trong lành và đa dạng của hệ sinh thái. Nhiều thương hiệu đồ ăn, đồ uống đã ra cam kết bền vững liên quan đến việc bảo vệ môi trường như giảm giá cho khách hàng tự mang bình và ống hút inox đi để giảm thiểu đồ nhựa, sử dụng packaging dễ phân hủy, khuyến khích khách hàng không để thừa đồ ăn/đồ uống, dành lợi nhuận cho các hoạt động trồng cây tái kiến thiết hệ sinh thái xanh – sạch – đẹp,…

Sự thay đổi trong mindset khách hàng đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo

Thích các sản phẩm chăm sóc sức khỏe: Khi “công nghệ” ngâm, tẩm hóa chất cho thực phẩm ngày càng tinh vi và khó lường thì khách hàng lại càng đặt kỳ vọng nhiều hơn cho các thương hiệu F&B “sạch” và “ngon”. Thay vì chỉ phục vụ một cộng đồng người ăn kiêng, dân tập gym,… như trước kia thì giờ đây các tiệm đồ ăn healthy, salad; các tiệm bán sữa hạt có rất đông khách hàng là những người ăn uống bình thường. Trong siêu thị, chợ hoặc các cửa hàng tạp hóa lớn thì những thực phẩm thịt lợn, thịt bò, rau củ quả được dán mác organic, hữu cơ, không sử dụng hóa chất/thuốc tăng trọng/thuốc trừ sâu,… cũng là những mặt hàng bán rất chạy. 

Điều này cho thấy sự chuyển dịch rõ ràng khi khách hàng (kể cả tầng lớp bình dân) ngày trước ưa chuộng đồ ngon – bổ – rẻ và thích ăn những quán vỉa hè thì ngày nay lại chú ý hơn tới việc bảo vệ sức khỏe qua cách chọn thực phẩm, chú ý tới vấn đề vệ sinh – an toàn thực phẩm mỗi khi đi ăn ngoài.

2.2. Chú trọng đến trải nghiệm và dịch vụ

Ngày nay, khách hàng đi ăn không chỉ thuần để thưởng thức món ăn mà còn muốn được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, tương xứng với giá tiền họ bỏ ra. Đối với khách hàng, thái độ phục vụ chiếm tới 50% cảm tình, bên cạnh 50% khác là về chất lượng sản phẩm; nghĩa là họ dành sự quan tâm rất cao đến kết quả trải nghiệm dịch vụ thay vì chỉ chăm chăm tập trung vào giá trị vật chất. 

Bên cạnh chất lượng đồ ăn thì chất lượng dịch vụ cũng là một điểm cộng cho các nhà hàng

Giữa một nhà hàng phục vụ món cao cấp nhưng nhân viên có thái độ không tốt và một nhà hàng phục vụ món ăn bình dân hơn nhưng dịch vụ tốt thì khách hàng sẽ không ngần ngại lựa chọn bên tạo cho họ đúng cảm giác “khách hàng là Thượng Đế” hơn. Điều này đã tạo sức ép cho các doanh nghiệp trong ngành F&B, thay vì cho rằng chỉ cần tập trung làm đồ ăn ngon là đủ thì còn phải chú trọng nâng cấp dịch vụ, training kỹ năng cho nhân viên để giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến ăn.

2.3. Tương tác thông qua các kênh online

Với sự bùng nổ của Internet, khách hàng hiện nay có nhiều cách để mua hàng hơn thay vì chỉ đến quán ăn trực tiếp như trước. Điều này mở thêm cơ hội nâng cao doanh thu cho các doanh nghiệp F&B thông qua các kênh bán hàng online. Tuy nhiên, nếu muốn thật sự tận dụng được hết lợi ích từ các kênh này thì nhà hàng cần phải có chiến lược cụ thể từ việc lựa chọn kênh bán hàng phù hợp, quảng bá các kênh này thế nào, sắp xếp packaging,… và chăm sóc khách hàng mỗi khi có phản hồi không tốt. 

Sử dụng các app giao hàng để bán hàng online là một hướng đi cho phép nhà hàng khai thác thêm lợi nhuận

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ còn cho phép khách hàng và thương hiệu tương tác mạnh mẽ hơn qua nhiều kênh như fanpage Facebook, TikTok, Instagram, Zalo, Website,… Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin từ những kênh này, đánh giá chất lượng cho nhà hàng và để lại những phản hồi cả tốt cả xấu. 

Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trên các kênh MXH này rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định việc khách hàng ấn tượng thế nào về thương hiệu, rất nhiều người quyết định tới một nhà hàng/quán ăn nào đó chỉ về quán nổi tiếng trên MXH. Do đó, các doanh nghiệp F&B cần hiểu và có những chiến lược marketing hợp lý, đánh trúng tệp khách hàng mục tiêu và từ đó “lôi kéo” họ trở thành khách hàng thật sự tới quán ăn.

Xem thêm: 2/9 là ngày gì? Gợi ý các chương trình khuyến mãi 2/9 giúp chủ quán “hốt bạc” 

3. Kết luận

Tận dụng mindset của khách hàng sẽ giúp thương hiệu F&B thu hút được nhiều sự chú ý hơn, bởi khách hàng luôn có xu hướng ưu tiên cho những thương hiệu thấu hiểu được quan điểm, góc nhìn, ý kiến của họ. Vì vậy, các nhà hàng hay quán ăn phải chú trọng cải thiện các hoạt động quản lý, bảo đảm mọi thứ luôn chỉn chu, hoàn hảo, thông qua đó đem lại những trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất