Buy Now

Tìm kiếm

Mất bao lâu để trở thành một barista coffee chuyên nghiệp?

  • Chia sẻ cái này:
Mất bao lâu để trở thành một barista coffee chuyên nghiệp?

Tin tức mới

Mất bao lâu để trở thành một barista coffee chuyên nghiệp?

barista coffee

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Coffee vốn là thức uống phổ biến trên toàn thế giới. Vì vậy, nghề barista coffee ngày càng có nhiều “đất diễn”. Rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đang đam mê theo đuổi nghề barista coffee. Vậy mất bao lâu để trở thành một barista coffee chuyên nghiệp? Hãy cùng iPOS đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây. 

1. Khái niệm Barista coffee là gì?

Barista coffee là nhân viên pha chế coffee (cafe), đảm nhận các công việc pha chế mọi loại đồ uống liên quan đến cafe như Cappuccino, Latte Art, Macchiato, Latte Macchiato, Mocha, Espresso Con Panna, Americano, Cold brew coffee,…

Một nhân viên barista coffee ngoài kỹ năng pha chế đồ uống thì thường cũng cần có hiểu biết tốt về các loại cafe và thói quen thưởng thức cafe của mỗi vùng miền, khu vực. 

barista coffee chuyen nghiẹp
Barista coffee là nhân viên pha chế cafe giữ vị trí quan trọng với bất kỳ quán cafe nào

Công việc thường ngày của một Barista coffee bao gồm: 

  • Chịu trách nghiệm pha chế các món đồ uống liên quan đến cafe
  • Đảm bảo chất lượng và hình thức cho đồ uống mình pha chế
  • Giải thích về thức uống cafe họ đang thưởng thức khi khách có yêu cầu 
  • Tham gia sáng tạo đồ uống mới cho quán 
  • Kiểm tra nguyên liệu thường xuyên để đảm bảo đủ số lượng bán mỗi ngày
  • Sắp xếp và giữ gìn vệ sinh quầy bar
  • Đào tạo nhân viên barista coffee mới
  • Báo cáo công việc cho trưởng bộ phận 
  • Ngoài ra, một số quán cafe còn yêu cầu barista coffee kiêm luôn công việc chào đón khách, phục vụ hoặc thanh toán. 

2. Lộ trình nghề nghiệp của một barista coffee chuyên nghiệp

Nếu đang có ý định theo đuổi nghề pha chế cafe, chắc hẳn bạn rất quan tâm đến lộ trình để trở thành một barista coffee chuyên nghiệp. Sau đây là lộ trình nghề nghiệp bài bản mà một barista coffee thường sẽ trải qua.

  •  Barboy/Barback (Phụ bar)

Phụ bar là vị trí khởi đầu cho hành trình trở thành barista coffee. Có thể hiểu phụ bar tương đương với vị trí phụ bếp trong nhà hàng hoặc thực tập sinh trong công ty. Nhiệm vụ của vị trí này là chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu, hỗ trợ các barista, dọn dẹp khu vực quầy. Nếu chăm chỉ, nhanh nhẹn và chịu khó học hỏi, bạn có thể chỉ mất 6 tháng đến 1 năm để được lên làm barista coffee. 

  •  Barista coffee (Nhân viên pha chế thức uống từ cafe)

Ngoài công việc chính là pha chế, barista coffee còn là người phân công việc cho các phụ bar hoặc nhân viên mới. Mức thu nhập trung bình của một barista coffee dao động từ 6 – 10 triệu đồng/tháng. Ở những nhà hàng lớn – khách sạn cao cấp, mức thu nhập của barista coffee có thể cao hơn. 

  • Head Bartender/Shift Leader (Bar Trưởng) 

Nếu đã có từ 2 năm kinh nghiệm làm barista coffee trở lên, bạn hoàn toàn có thể được đề cử lên làm bar trưởng. Bar trưởng vẫn có thể trực tiếp pha chế đồ uống nếu khách có yêu cầu đặc biệt. Tuy nhiên, thông thường công việc của bar trưởng sẽ là quản lý nhân sự phía dưới và kiểm tra chất lượng thành phẩm. 

  • Beverage Supervisor (Giám sát bộ phận pha chế)

Giám sát bộ phận pha chế là vị trí chịu trách nghiệm quản lý hiệu quả công việc của bộ phận pha chế mình phụ trách. Bên cạnh đó, vị trí này cũng cần phải phát triển thực đơn, duyệt đồ uống mới và quản lý chất lượng thành phẩm khi đến tay khách hàng. Khi thăng tiến lên vị trí này, mức thu nhập trung bình của giám sát pha chế có thể từ 10 đến 15 triệu/tháng.

Giám sát bộ phận pha chế là vị trí chịu trách nghiệm quản lý hiệu quả công việc của bộ phận
  • Beverage Manager (Quản lý bộ phận pha chế)

Nhiệm vụ của quản lý bộ phận pha chế là tổ chức quản lý nhân sự, công việc trong khu vực bar, lounge, hoặc tầng. Ngoài ra, chức danh này còn chịu trách nghiệm tổ chức đào tạo, lên kế hoạch phát triển, quản lý tài chính, doanh thu, lợi nhuận quầy bar và báo cáo công việc cho F&B Manager. 

  • F&B Manager (Quản lý bộ phận ẩm thực)

Các công việc của F&B Manager là xây dựng chính sách, quy định của bộ phận, quản lý về tài chính và phối hợp với bếp trưởng để phát triển thực đơn. Khi đảm nhiệm vị trí này, bạn sẽ nhận được mức lương ít nhất 20 triệu/tháng

  • F&B Director (Giám đốc bộ phận ẩm thực)

Có thể nói F&B Director là “đỉnh cao” sự nghiệp mà bất kỳ barista coffee nào cũng mong muốn vươn đến. Khi thăng tiến đến vị trí này, mức thu nhập có thể lên đến 50 triệu đồng. Tuy nhiên, thù lao cao cũng đi đôi với trọng trách lớn. F&B Director là người chịu trách nghiệm cho hiệu quả hoạt động của bar đảm bảo mang lại lợi nhuận, phối hợp với các phòng ban khác xây dựng chiến lược kinh doanh của nhà hàng/quán cafe. 

Như vậy, mỗi vị trí trong ngành barista sẽ có yêu cầu công việc và mức lương khác nhau tùy thuộc quy mô nơi bạn làm việc. Để trở thành một barista coffee chuyên nghiệp bên cạnh năng khiếu bạn cũng cần có sự nỗ lực học hỏi không ngừng.  

3. Mất bao lâu để trở thành một barista coffee chuyên nghiệp?

Để trở thành barista coffee chuyên nghiệp cần phụ thuộc nhiều vào tố chất và sự nỗ lực của mỗi người

Nếu đang có ý định làm barista coffee hoặc đã làm barista coffee nhưng muốn nâng cao tay nghề bạn có thể tìm đến những khóa học pha chế. 

Những khóa học pha chế ngắn dành cho người mới bắt đầu thường kéo dài từ 2 – 3 tháng. Kết hợp thực hành tại nhà thêm 1 – 2 tháng là bạn có thể bắt đầu đi xin việc tại nhà hàng/quán cafe. Trong quá trình làm phụ bar hoặc barista coffee level 1 bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm “thực chiến” hơn để nâng cao tay nghề. 

Xem thêm: Tham khảo 8 địa chỉ học pha chế đồ uống tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu muốn sở hữu một nền tảng kiến thức chính quy để phát triển bền vững, bạn có thể phấn đấu lấy chứng chỉ chứng chỉ SCA quốc tế. 

SCA viết tắt của Specialty Coffee Association là Hiệp hội Cà phê Đặc sản Quốc tế. Đây là tổ chức có ảnh hưởng lớn với ngành cafe toàn thế giới. Chứng chỉ nghề do SCA cấp được ví như tấm VISA của người làm barista coffee. Với chứng chỉ này, bạn chắc chắn sẽ có công việc barista coffee tại những nhà hàng/quán bar cao cấp. Tuy nhiên, để đạt được chứng chỉ SCA cũng không phải dễ. Bạn cần chuẩn bị vốn Tiếng Anh, kinh phí học (từ 72 – 325 USD/Khóa) và thời gian tự học rất nhiều. 

Như vậy, sẽ mất tối thiểu khoảng 6 tháng đến 1 năm để trở thành một barista coffee chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng chỉ là sự đo lường tương đối, bởi để trở thành barista coffee chuyên nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tố chất và sự nỗ lực của mỗi người. 

Một số tố chất để trở thành một barista coffee chuyên nghiệp có thể kể đến như: 

  • Có trí nhớ tốt: Để nhớ hết các loại nguyên liệu và công thức pha chế.
  • Tính sáng tạo: Để sáng tạo ra hương vị hoặc tạo hình món đồ uống độc đáo, thu hút. 
  • Khẩu vị tốt: Để phân biệt các hương vị cafe khác nhau.
  • Kỹ năng giao tiếp: Ở một số quán, khách hàng sẽ ngồi xung quanh để trực tiếp giao lưu với barista coffee trong lúc pha chế. Vì vậy, bạn cũng cần biết kỹ năng giao tiếp và nắm bắt tốt tâm lý khách hàng.

Kết luận 

Giống như bất kỳ ngành nghề nào, khi đủ đam mê và tài năng bạn sẽ thành công. Để trở thành một barista coffee chuyên nghiệp đòi hỏi bạn cần nỗ lực rất nhiều. Mong rằng bài viết trên đây của iPOS phần nào đã giúp bạn có được hình dung cơ bản về nghề barista coffee cũng như tự vạch ra cho mình lộ trình phấn đấu để trở thành một barista coffee chuyên nghiệp. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất