Buy Now

Tìm kiếm

Mách chủ quán các yếu tố cần cân nhắc trước khi thay đổi địa điểm kinh doanh

  • Chia sẻ cái này:
Mách chủ quán các yếu tố cần cân nhắc trước khi thay đổi địa điểm kinh doanh

Tin tức mới

Mách chủ quán các yếu tố cần cân nhắc trước khi thay đổi địa điểm kinh doanh

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Với chủ quán việc lựa chọn địa điểm giống như “chọn mặt gửi vàng”, bởi yếu tố này quyết định sự phát triển lâu dài, hiệu quả, doanh thu của cửa hàng. Chính vì thế, không ít chủ quán sẵn sàng đầu tư mạnh tay để thay đổi, sở hữu được vị trí đắc địa. Vậy những yếu tố nào chủ quán cần cân nhắc khi tìm kiếm, để không đi vào vết xe đổ và biết được đâu là một vị trí phù hợp và tiềm năng? Cùng iPOS.vn tìm hiểu nhé!

1. Khách hàng tiềm năng

Khách hàng góp một phần lớn vào sự thành công của một nhà hàng hay quán ăn. Do vậy bạn cần đánh giá, tính toán hợp lý, để việc chuyển đổi vẫn giữ được lượng khách hàng trung thành đồng thời thu hút được thêm nguồn khách hàng mới. 

Để đạt được điều này, bạn cần biết được đối tượng khách hàng của bạn là ai, việc địa điểm ăn uống ở gần hay xa có quan trọng với họ hay không. Bạn có thể xem xét điều này dựa trên dữ liệu thông tin, địa chỉ được khách cung cấp khi sử dụng dịch vụ tại quán. 

Trường hợp nếu bạn bất chấp bỏ qua điều này, thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro lượng khách hàng trung thành bị suy giảm. 

Hãy tính tới khả năng phát triển tập khách hàng khi thay đổi địa điểm kinh doanh

Đặc biệt, chủ quán cần xác định được “tọa độ” nào sẽ có lợi thế để thu hút, tập trung đông đảo đối tượng mục tiêu hướng tới. Điều này là đòn bẩy giúp mở rộng cơ hội tiếp cận và tạo sự chú ý với khách hàng mới dễ dàng hơn.  

Chủ quán nên lưu ý, hãy ưu tiên địa điểm có vị trí gần với khu vực nhà hàng cũ nhất, để việc thay đổi này không trở nên bất tiện với các khách “ruột”, họ vẫn sẵn sàng di chuyển để được trải nghiệm dịch vụ mà không lăn tăn về khoảng cách. 

 

Đọc thêm: Bí quyết giữ chân khách hàng vãng lai

2. Đối thủ cạnh tranh

Tiếp đến, chủ quán nên tìm hiểu về các đối thủ và mức độ cạnh tranh khi tới một địa điểm mới. Bạn cần xem xét các doanh nghiệp F&B khác có đặt gần vị trí của bạn? Nếu câu trả lời là có, bạn nên nhìn nhận theo cả 2 hướng, cụ thể như sau:

Ưu điểm: Khi xung quanh vị trí kinh doanh của bạn không chỉ có nhà hàng/quán ăn của bạn, mà còn có sự xuất hiện của những đối thủ cùng phân khúc. Chứng tỏ khu vực này là một mảnh đất màu mỡ nên ai cũng mong có “phần”. Đây là tín hiệu tốt, có thể đánh giá dịch vụ ăn uống tại đây hoạt động rất sôi nổi, bạn có thể hưởng lợi từ lượng khách hàng vãng lai hiện có của các doanh nghiệp F&B khác.    

Nhược điểm: Có thể với nhiều chủ quán, vị trí kinh doanh gần nhiều đối thủ là một sự lo ngại lớn. Bởi đó chính là nguồn cơn dẫn tới việc tiếp thị khó khăn, khó giành được phần thắng và “lọt vào mắt xanh” của khách hàng, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. 

Vấn đề này cũng không thể xem nhẹ, bởi chủ quán là người hiểu rõ nhất khả năng của doanh nghiệp mình tới đâu. Do đó, việc nhìn xa trông rộng để giảm thiểu những rủi ro là rất cần thiết. Để hạn chế điều này, bạn cần dành thời gian nghiên cứu về khu vực sẽ chuyển tới. Lựa chọn khu vực tập trung nhiều khách hàng tiềm năng, tránh nơi có nhiều thương hiệu lớn để hạn chế việc thương hiệu của bạn bị lu mờ trước các nhà hàng/quán ăn đã có tên tuổi.

3. Địa điểm kinh doanh

Có thể nói “đất lành thì chim đậu”, nhưng bạn cũng nên cân đối để địa điểm phù hợp với hoạt động kinh doanh. 

Các yếu tố xoay quanh địa điểm kinh doanh cần được chủ quán xem xét và đánh giá trên nhiều phương diện

Chẳng hạn bạn định mở một quán ăn cho nhân viên văn phòng, nhưng khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh bạn lại tập trung ở khu vực gần các trường học. Tuy sở hữu vị trí mặt đường với mật độ đông đúc, tấp nập người qua lại. Nhưng vị trí lại không hướng tới đối tượng khách hàng tiềm năng, điều này dẫn tới việc kinh doanh bị thua lỗ là điều hiển nhiên. 

Chính vì thế, địa điểm cần có kết nối, phù hợp với mô hình kinh doanh mà bạn lựa chọn. 

Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cũng cần xem xét tới “môi trường sống” xung quanh. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh quán bar/pub mà lựa chọn địa điểm đông đúc các khu dân cư. Điều này sẽ khiến giờ giấc của quán bị hạn chế vì có thể ảnh hưởng tới cư dân xung quanh, không mở cửa, hoạt động được thoải mái. Vì vậy, khi tìm địa điểm kinh doanh bạn cần cân nhắc với giờ giấc hoạt động của quán. Hạn chế tối đa sự bất tiện cho mọi người xung quanh cũng là điều kiện cần thiết giúp hoạt động kinh doanh được duy trì và diễn ra suôn sẻ.  

Trong tương lai nếu bạn có dự định mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc sửa sang tăng thêm không gian, các góc cho quán. Bạn cần đảm bảo lựa chọn các vị trí có không gian đáp ứng kế hoạch đó. Trong kinh doanh không nên chỉ tính trước mắt, tránh để khi đã xây dựng được thương hiệu và tên tuổi, bạn buộc phải di dời vị trí do không còn phù hợp nhu cầu.

 

Đọc thêm: Chủ quán cần làm gì để tối ưu chỗ ngồi trong nhà hàng/cafe?

4. Cơ sở hạ tầng

Khi bạn lựa chọn địa điểm kinh doanh ở chân các tòa chung cư hoặc trong trung tâm thương mại, bạn cần xem xét và đánh giá tới cơ sở hạ tầng của tòa nhà. 

Cơ sở hạ tầng đảm bảo là điều kiện giúp vận hành được trôi chảy

Hiện nay, nhiều tòa nhà cũ không có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ cho các nhu cầu công nghệ cao trong bối cảnh vận hành kinh doanh là vấn đề rất phổ biến. Đối với các mặt bằng này, chủ quán cần chủ đầu tư phải cam kết, bảo đảm là tòa nhà có thể cung cấp đủ điện, hệ thống điều hòa và dịch vụ viễn thông,… đáp ứng nhu cầu hiện tại và cả trong tương lai. Tránh những phát sinh và rủi ro này sẽ là mầm mống ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tương lai. 

5. Tình hình an ninh

Tình hình an ninh chung trong khu vực kinh doanh là điều tối quan trọng. Vấn đề này ngày càng được quan tâm, do đã có rất nhiều trường hợp phát sinh xảy ra, như: mất mát, phá hoại tài sản, các cá nhân có hành vi gây rối, trộm cắp,… Có những khu vực nằm trong danh sách “đen” do thường xuyên xảy ra những sự cố kể trên đã khiến khách hàng có phản ứng né tránh, tâm lý lo sợ, không lui tới các khu vực đó để sử dụng dịch vụ.  

Hiểu được điều đó, khi tìm khu vực để thuê mặt bằng, chủ quán nên tìm những khu vực có an ninh tốt, có trật tự, được quản lý, giám sát bởi các cơ quan chức năng. Điều này nhằm đảm bảo an toàn không những cho cửa hàng mà còn cho cả khách hàng, để khách hàng có thể yên tâm nhất khi trải nghiệm tại quán. 

6. Lời kết

Việc thay đổi địa điểm kinh doanh sẽ quyết định tới cả quá trình lâu dài, chứ không chỉ trong ngày một ngày hai. Cho nên, chủ quán cần cân nhắc mọi yếu tố và khả năng có thể xảy ra để tìm kiếm được một vị trí kinh doanh phù hợp nhất với mong muốn của mình. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho chủ quán, giảm thiểu những rủi ro không đáng có. 

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để công việc quản lý nhà hàng trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất