Buy Now

Tìm kiếm

Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Mở Nhà Hàng Quán Ăn

  • Chia sẻ cái này:
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Mở Nhà Hàng Quán Ăn

Mở nhà hàng quán ăn

Kinh doanh nhà hàng quán ăn là một lĩnh vực chưa bao giờ hết “hot”, hiện vẫn đang có rất nhiều tiềm năng cùng nguồn lợi nhuận thu về rất khủng. Các nhà hàng quán ăn mọc lên ngày càng nhiều với những phong cách độc đáo, các món ăn đa dạng và mới lạ. Chính vì vậy thị trường cạnh tranh ở mô hình kinh doanh này vô cùng khốc liệt, là một thách thức lớn cho những nhà đầu tư muốn bước chân vào lĩnh vực này. Nó đòi hỏi sự tận tâm và khả năng nắm bắt chi tiết của người kinh doanh. 
Vì vậy, để mở nhà hàng quán ăn với một khởi đầu thuận lợi thì việc lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng một cách chi tiết và hoàn chỉnh là một điều bạn không thể bỏ qua. 
Mở Nhà Hàng Quán Ăn
Mô hình nhà hàng quán ăn sang trọng (Nguồn ảnh: Internet)
Trên thực tế, việc mở nhà hàng quán ăn không phải là một điều quá khó khăn. Nếu muốn khởi nghiệp với loại hình kinh doanh này, việc của bạn là cần lên một kế hoạch kinh doanh thật cẩn thận, chi tiết.  Điều này sẽ giúp bạn không bỏ sót những yếu tố quan trọng, từ đó công việc kinh doanh của bạn được thuận lợi hơn.

Mở nhà hàng quán ăn có cần kinh nghiệm không?

Kinh doanh nhà hàng quán ăn đòi hỏi người chủ kinh doanh phải có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Do đó nếu bạn có ý định mở nhà hàng quán ăn thì việc đầu tiên cần làm là trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, việc đi học nấu ăn cũng là một ý tưởng không tồi, dù bạn không phải người trực tiếp đứng bếp nhưng bạn vẫn cần nắm được những nguyên tắc trong chế biến, cách vận hành của bếp.

Xem thêm: 4 Lưu Ý Khi Mở Nhà Hàng Nhượng Quyền

Kế hoạch kinh doanh mở nhà hàng quán ăn

1. Nghiên cứu thị trường – Xác định thị trường mục tiêu

Nghiên cứu thị trường là công việc bạn cần phải đầu tư và sẽ tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu về nó. 
Lợi ích của việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nhu cầu của con người hiện nay mà chưa doanh nghiệp nào đáp ứng được, hiểu hơn về đối thủ cạnh tranh đồng thời tìm ra những điểm yếu để bạn có thể làm tốt hơn.
Một nhà hàng quán ăn bất kỳ không thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người. Đó là lý do vì sao khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng quán ăn bạn cần xác định rõ đâu là thị trường mục tiêu và khách hàng của bạn là ai.
Đã không ít những nhà hàng mới mở rơi vào tình trạng kinh doanh ế ẩm, đến lúc đó mới bắt đầu quay lại tìm hiểu thị trường, tìm hiểu khách hàng mục tiêu. Điều đó sẽ khiến cho bạn vừa mất tiền vừa tốn kém thời gian. Do đó, khi lập kế hoạch mở nhà hàng quán ăn, việc nghiên cứu thị trường sẽ là bước đầu tiên cần thực hiện.

2. Lên ý tưởng phong cách kinh doanh nhà hàng quán ăn

Hãy cân nhắc thật kỹ về việc lựa chọn mô hình kinh doanh bởi nó sẽ quyết định đến sự thành công ở bước đầu khởi nghiệp mở nhà hàng quán ăn
Sau khi đã xác định thị trường cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu, việc tiếp theo là lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp cho nhà hàng quán ăn của bạn. Bạn sẽ lên cho mình những ý tưởng cụ thể về địa điểm, phong cách thiết kế cũng như cách thức vận hành để việc chuẩn bị kinh doanh nhà hàng quán ăn sẽ càng nhanh chóng và thuận lợi.
Hiện nay có rất nhiều phong cách nhà hàng quán ăn khác nhau như: quán ăn bình dân, nhà hàng sang trọng, thức ăn nhanh, buffet, lẩu nướng,…. Vậy nên bạn cần xác định phong cách nhà hàng quán ăn của mình để từ đó có thể phát triển kinh doanh thuận lợi. 
Không Gian Nhà Hàng Rộng Rãi
Không gian thiết nhà hàng quán ăn phù hợp cho nhóm khách gia đình (Nguồn ảnh: Internet)

3. Chi phí đầu tư cho nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng quán ăn thì vốn đầu tư là một điều không thể thiếu. Bạn cần có một kế hoạch tài chính cụ thể, tính toán kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố về nguồn vốn, chi phí, doanh thu và lợi nhuận,…
Xác định nguồn vốn dựa trên bảng dự tính chi phí mở nhà hàng quán ăn. Các chi phí này sẽ gồm: chi phí thuê mặt bằng, chi phí sửa chữa, thiết kế nhà hàng, mua sắm trang thiết bị, chi phí nguyên vật liệu, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, tiền lương nhân viên, chi phí marketing, các chi phí tiện ích như điện, nước,…
Ngoài các khoản chi phí ban đầu, bạn cần phải có thêm khoản chi phí dự phòng dành cho các chi phí phát sinh ngoài dự kiến trong thời gian đầu mới mở nhà hàng.

4. Lựa chọn mặt bằng

Đây là một yếu tố rất quan trọng phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mở nhà hàng quán ăn. Địa điểm phải phù hợp với khách hàng mục tiêu và đảm bảo được tính thuận tiện cho khách hàng.
Thông thường, các nhà hàng thường được đặt gần đường quốc lộ, các con phố lớn với nhiều văn phòng công ty, các khu chung cư, hơn thế nữa là có thể gần với nhiều nhà hàng khác tạo nên một địa điểm ăn uống để hút khách. Bên cạnh đó, các trung tâm thương mại, trường đại học cũng là một lựa chọn khá hay để mở nhà hàng.
Có 2 điều quan trọng việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng quán ăn là vị trí và diện tích.
  • Vị trí: Mở nhà hàng quán ăn ở một địa điểm nơi tập trung đông khách hàng mục tiêu là một lợi thế cho bạn trong việc kinh doanh. Thông thường, các nhà hàng quán ăn thường được đặt ở những tuyến đường lớn có giao thông thuận tiện, dễ tìm kiếm, để thu hút khách hàng. Ngoài ra, mặt bằng có chỗ gửi xe rộng rãi cho khách hàng cũng cần được chú trọng.
  • Dựa trên quy mô dự kiến để bạn lựa chọn diện tích mặt bằng phù hợp. Mặt bằng nhà hàng phải đảm bảo không gian phục vụ thoải mái cho khách hàng, các khu vực bếp, khu vực kho được bố trí thuận tiện.

5. Thiết kế không gian nhà hàng quán ăn

Không gian thiết kế nhà hàng là một trong những yếu tố quan trọng để thu thu hút khách hàng. Sau khi đã lựa chọn được mặt bằng phù hợp, bạn sẽ tiến hành thực hiện sửa chữa cũng như thi công thiết kế nhà hàng theo đúng phong cách mà bạn đã định hướng.
Mở nhà hàng quán ăn bạn cần thiết kế sao cho có một không gian ẩm thực đúng như phong cách mà bạn hướng tới. Bạn có thể tự lên ý tưởng cho nhà hàng quán ăn của mình hoặc nhờ tới sự trợ giúp của các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp.
Không Gian Nhà Hàng Sang Trọng
Thiết kế không gian nhà hàng quán ăn sang trọng (Nguồn ảnh: Internet)

6. Thiết kế menu

Xây dựng menu cũng là bước quan trọng bạn không thể bỏ qua khi lập kế hoạch kinh doanh mở nhà hàng quán ăn. Bạn hãy xác định trong menu nhà hàng sẽ bao gồm những món gì, giá cả như thế nào, và thiết kế sao cho thật đẹp mắt để thu hút được khách hàng. 
Một số lưu ý khi xây dựng menu nhà hàng quán ăn:
  • Chọn ra danh sách các món ăn phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu.
  • Xác định được các món đặc trưng của nhà hàng.
  • Xây dựng một menu với đa dạng hóa các món ăn để tạo cho khách hàng có thêm được nhiều sự lựa chọn hơn. 
  • Hãy chú trọng đến thiết kế cho menu, nổi bật lên được những món ăn đặc trưng hoặc những món có khả năng mang lại doanh thu và lợi nhuận tốt cho nhà hàng của bạn.

7. Trang bị cơ sở vật chất

Một số trang thiết bị cơ bản cần có khi mở nhà hàng quán ăn:
  • Trang thiết bị trong bếp để chế biến như: bếp, lò nướng, máy chế biến, nồi, chảo, dao, thớt, kệ đựng gia vị,…
  • Trang thiết bị, dụng cụ pha chế tại khu vực quầy bar như: máy pha chế, dụng cụ pha chế, các loại ly,…
  • Trang thiết bị để bảo quản thực phẩm như: tủ lạnh, quầy kệ đựng thực phẩm,…
Ngoài những vật dụng phục vụ nấu nướng thì một trong những thiết bị không thể thiếu là máy bán hàng. Đây là thiết bị hỗ trợ tính tiền, gọi món, in hóa đơn và quản lý cửa hàng tốt hơn.

8. Mua sắm nguyên vật liệu – an toàn vệ sinh thực phẩm

Nguyên liệu là yếu tố quan trọng khi mở nhà hàng quán ăn
Các trang thiết bị nhà hàng bạn chỉ cần sắm một lần và chỉ mua lại khi chúng bị hư và cần thay thế, còn đối với nguyên liệu bạn sẽ cần phải nhập hàng thường xuyên. Vì đặc trưng của nguyên liệu là thực phẩm dễ hỏng, không bảo quản được lâu.
Do vậy, bạn cần phải lên một kế hoạch nhập nguyên vật liệu rõ ràng, theo dõi lượng xuất, tồn chính xác để kịp thời mua hàng cũng như đảm bảo nguyên liệu được tươi sạch, tránh lãng phí và thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của thực khách vào những dịp cao điểm.
Ngoài ra, bạn phải đảm bảo rằng các nguyên liệu phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến.

9. Tuyển dụng nhân sự

Sau khi hoàn tất những bước trên, việc tiếp theo bạn cần làm là tuyển dụng nhân sự. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng quán ăn mà bạn có thể điều chỉnh số lượng nhân viên cho hợp lý.
Nhân viên là nhân tố quan trọng trong kinh doanh, và còn được xem là bộ mặt của nhà hàng bởi họ sẽ là những người sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vì vậy, thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên cũng sẽ ảnh hưởng tới việc đánh giá và thiện cảm của khách hàng.
Do đó, để bắt đầu mở nhà nhà hàng quán ăn, bạn cần lên một kế hoạch chu đáo về tuyển dụng, đào tạo cũng như quản lý nhân sự. 
Nhân Viên Phục Vụ Nhà Hàng
Nhân viên phục vụ được xem là bộ mặt của nhà hàng (Nguồn ảnh: Internet)

10. Lập kế hoạch marketing

Kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải có kế hoạch marketing quảng cáo để thu hút khách hàng. Đặc biệt là với nhà hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động.
Với sự phát triển của marketing như hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được một phương thức để truyền thông phù hợp. Bạn có thể phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, thuê các KOLs để quảng cáo, review,… tùy vào ngân sách vốn để bạn có thể lên một kế hoạch truyền thông phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn có thể gửi lời mời đến người những thân, bạn bè để dự khai trương nhà hàng của mình. Ngoài ra, chuẩn bị các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng là cách để bạn có thể nhận được sự chú ý và quan tâm của khách hàng.
Mô Hình Nhà Hàng Buffet
Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet (Nguồn ảnh: Intenret)
Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, từ đó bạn sẽ có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho việc mở nhà hàng quán ăn cho riêng mình.
Chúc các bạn thành công!
Thy Huỳnh