Sau một kỳ nghỉ Tết dài, đa số chúng ta thường có tâm lý chán nản, uể oải khi bắt đầu với công việc mới trong năm.
Các bạn nhân viên phục vụ ngành F&B cũng vậy, vẫn có tâm lý xả hơi, rơi vào tình trạng chưa sẵn sàng để bắt nhịp với cường độ công việc cũ. Nhưng ai cũng biết rằng, ngành dịch vụ ăn uống là ngành có tính cạnh tranh cao và khốc liệt, chỉ cần một lần phục vụ chưa tốt, hay làm phật ý khách hàng cũng đủ khiến họ quay lưng và có ấn tượng xấu về hình ảnh của nhà hàng/quán ăn.
Vậy cần phải làm thế nào để nhân viên phục vụ F&B nhanh chóng lấy lại phong độ, bắt nhịp công việc, để làm việc hiệu quả sau Tết? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, mời bạn tham khảo!
Nội dung [hiển thị]
1. Thay đổi nhạc chuông báo thức
Dậy sớm sẽ là thử thách đầu tiên khi bạn trở lại công việc sau kỳ nghỉ Tết, nó còn khó nhằn hơn với những bạn có thói quen ngủ nướng hay ngủ muộn trong kỳ nghỉ. Dậy sớm đã khó, dậy sớm với một tâm trạng tốt lại càng khó khăn hơn! Vì thế, hãy thử áp dụng cách sử dụng nhạc chuông báo thức mới – một đoạn nhạc với giai điệu yêu thích, bắt tai để có thể giúp tâm trạng bạn vui vẻ hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra cho thấy âm nhạc có khả năng giúp kích thích trí não, tăng động lực học tập và làm việc hiệu quả. Chính vì thế, bạn có thể tham khảo và áp dụng để bắt đầu một ngày mới đầy hứng khởi nhé!
2. Bắt đầu lại thói quen dậy sớm
Đừng chỉ dậy sớm ngay lập tức vào ngày đầu tiên đi làm, bởi vì điều này sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn. Khi đang quen với giấc ngủ và thói quen trước đó, nếu bạn thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải nhanh chóng. Thay vào đó, hãy bắt đầu dậy sớm từ 2-3 ngày trước ngày đầu tiên đi làm của bạn. Dần dần thay đổi thói quen bằng cách đặt đồng hồ báo thức sớm hơn 15 phút trước giờ bạn thật sự phải rời khỏi giường để có thời gian “làm quen” và tỉnh táo hẳn trước khi dậy.
3. Có sự chuẩn bị tâm lý trước
Đừng khiến bản thân trở lên cuống cuồng trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ dài. Để làm việc hiệu quả sau Tết, hãy chuẩn bị mọi thứ từ tối hôm trước, đơn giản từ việc sắp sẵn trang phục, giày dép, đồ dùng cá nhân mà bạn sẽ mặc cho ngày đầu tiên của năm mới. Cho tới hẹn chuông báo thức để không bị muộn giờ làm.
Có thể những ngày nghỉ Tết sẽ khiến cho bạn thức muộn, tuy nhiên bạn cần phải tạo lập thói quen mới bằng cách tập đi ngủ sớm hơn từ tối hôm trước. Nếu cảm thấy khó ngủ, hãy uống một tách trà ấm hoặc nằm thư giãn nghe nhạc để giúp cải thiện giấc ngủ của bạn và ngủ ngon hơn nhé.
4. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Sau những ngày nghỉ Tết, chắc chắn thói quen sinh hoạt của bạn sẽ thay đổi ít nhiều. Những chuyến du lịch hay tiệc tùng với bạn bè khiến bạn tiêu hao nhiều sức lực. Vì thế hãy hạn chế việc thức khuya hay sử dụng rượu bia trong những ngày mới quay lại với công việc, vì điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn trong ngày hôm sau.
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng khi muốn duy trì sức khỏe của bạn để làm việc hiệu quả sau Tết. Nó đóng vai trò lớn để giúp bạn giữ tinh thần minh mẫn và tỉnh táo. Khi thiếu ngủ bạn sẽ khó có thể tập trung hết sức cho công việc. Một giấc ngủ sớm trước ngày đi làm sẽ giúp bạn cân bằng lại nhịp sinh học của cơ thể và có tinh thần hứng khởi, khỏe mạnh để chuẩn bị cho tuần làm việc mới.
5. Kết nối lại với các đồng nghiệp
Nếu như bạn cảm thấy chán nản, lưu luyến những ngày Tết vừa qua bạn có thể tám chuyện với đồng nghiệp về những niềm vui mình đã có trong dịp nghỉ Tết. Việc bạn chia sẻ những điều tích cực với đồng nghiệp cũng sẽ góp phần cải thiện và khích lệ tinh thần, giúp bạn thoải mái để làm việc hiệu quả sau Tết hơn. Lưu ý hãy trò chuyện vào những lúc giải lao hay đang rảnh rỗi, để không làm ảnh hưởng tới công việc nhé!
Đồng thời, hãy cùng các đồng nghiệp lên kế hoạch cho công việc và những điều cần đạt được cho năm mới. Điều này không chỉ giúp cho bạn có động lực quay lại làm việc mà còn cảm thấy hứng khởi nữa đấy.
6. Thiết lập kế hoạch làm việc khoa học
Quay trở lại làm với một đống việc ngổn ngang cần làm sẽ khiến bạn nản lòng, chán nản. Vì thế hãy sắp xếp các công việc mà bạn cần làm một cách gọn gàng, quy củ trước kỳ nghỉ.
Chẳng hạn, bạn là một nhân viên làm công việc trong gian bếp, hãy sắp xếp các dụng cụ, thiết bị nấu nướng, bát đũa,… vào đúng vị trí, khu vực dễ ghi nhớ dễ tìm. Để hạn chế tình trạng quên quên nhớ nhớ, thất lạc đồ dùng, không tìm thấy khi cần sử dụng sau Tết.
Kỳ nghỉ kéo dài có thể tác động tới sức khỏe và hiệu suất làm việc của bạn. Để tránh rơi vào tình trạng “trống rỗng”, chây lười sau Tết, bạn cần duy trì sức khỏe, sự tỉnh táo, năng suất làm việc để kiểm soát các kế hoạch của mình.
Dành ra ít phút mỗi ngày để cân nhắc, điểm lại công việc cần thiết phải làm sau Tết, hay mục tiêu cần đạt được trong năm tới. Hãy dành thời gian sắp xếp 1 số sự kiện sắp tới sẽ diễn ra có thể làm gián đoạn thói quen hàng ngày của bạn như đi lễ chùa đầu năm, du lịch với gia đình. Để làm việc hiệu quả sau Tết bạn cần lên kế hoạch cụ thể để có thể kiểm soát các tình huống có thể xảy ra tránh làm gián đoạn tới công việc.
Xem thêm: Top 6 nhà hàng trang trí giáng sinh ở Hà Nội đẹp lung linh
7. Tập trung vào những đầu việc cơ bản
Một trong những nguyên nhân khiến bạn mất động lực làm việc sau Tết chính là vì khối lượng công việc quá nhiều. Một giải pháp cho bạn chính là: Làm những việc đơn giản và nhẹ nhàng trước khi giải quyết những nhiệm vụ khó nhằn hơn. Vì nếu ngay khi vừa bắt đầu trở lại công việc, mà bạn phải đối mặt hay xử lý những vấn đề khó nhằn, chưa tìm ra cách giải quyết sẽ khiến bạn nhanh chóng sinh ra tâm lý lười nhác, không có động lực để làm những công việc tiếp theo. Khi rơi vào trạng thái loay hoay, không có phương án để giải quyết, bạn chắc chắn sẽ không làm tốt các công việc của mình, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và hiệu quả công việc sau Tết.
8. Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Uống đủ nước không những giúp cơ thể bạn tràn đầy sức sống mà còn có khả năng giảm thiểu các loại bệnh vặt như khô da, táo bón, sỏi thận hoặc viêm cổ họng. Do đó, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể mà bạn hãy lựa chọn số lít nước nên uống mỗi ngày.
Thông thường, các bác sĩ khuyên mọi người nên uống trung bình khoảng 2 lít/ngày vào lúc cơ thể cảm thấy khát hoặc khi làm việc quá sức ra nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lắng nghe cơ thể của mình và cân nhắc xem nên uống bao nhiêu là thích hợp nhất.
Xem thêm: Tiết lộ cách quay TikTok nổ nghìn đơn cho chủ nhà hàng/cafe
9. Rèn luyện sức khỏe
Vào dịp Tết, bạn thường ăn uống không kiểm soát, liên tục có các bữa nhậu, việc này khiến cơ thể dễ chuyển sang tình trạng mệt mỏi hoặc tăng cân. Do đó, bạn nên dành ra 30 phút/ngày và khoảng 5 ngày/tuần để luyện tập thể thao, chạy bộ hoặc tập yoga. Khi tập thể dục, nhiệt độ cơ thể tăng, điều này sẽ giúp bạn năng động hơn cũng như bớt stress và lo lắng.
Vừa trải qua một kỳ nghỉ dài cả sức khỏe và tinh thần của bạn vẫn còn dư âm của sự lười nhác. Quay lại với cường độ làm việc nặng ngay chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi. Hãy sắp xếp thời gian một cách hợp lý, chia nhỏ công việc ra thực hiện, để làm việc hiệu quả sau Tết.
Bạn có vui vẻ, làm việc có năng suất và hiệu quả sau Tết hay không phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe. Vì vậy, đừng bỏ quên các thói quen để duy trì sức khỏe của mình nhé.
10. Lời kết
Trên đây là một số gợi ý của iPOS.vn giúp nhân viên F&B vực dậy tinh thần để làm việc hiệu quả sau Tết và bắt đầu một năm mới đầy năng lượng. Chúc bạn thành công và thực hiện hiệu quả!