Nếu bạn đang muốn bắt đầu tập kinh doanh bằng cách mở tiệm bánh với quy mô nhỏ và vừa, thì bài viết này dành cho bạn. Dưới đây, iPOS.vn sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể thông qua những đầu việc không thể bỏ qua khi bắt tay vào kinh doanh F&B!
Nội dung [hiển thị]
1. Giới hạn số lượng dòng bánh trong menu
Khi mới bắt đầu kinh doanh F&B, bạn chắc chắn sẽ phải đối diện với việc quán vắng khách, chưa ổn định, do khách hàng chưa biết nhiều tới thương hiệu. Chính vì vậy, ban đầu bạn cần cân nhắc để thiết lập số lượng bánh trong menu, nhằm tận dụng tối đa nguyên liệu có trong kho, tránh để hư hỏng, dư thừa, giúp tối ưu chi phí.
Thông thường, các sản phẩm bánh kem hoặc bánh ngọt, thời gian sử dụng rất ngắn vì chúng là thực phẩm tươi, thường chỉ để từ 2-3 ngày. Vì lẽ đó, tiệm bánh mới mở chỉ nên làm một lượng bánh vừa đủ để bán trong ngày. Bạn nên áp dụng thử mở bán trong một thời gian ngắn, để đánh giá tín hiệu ban đầu dựa vào sức mua và phản hồi của khách hàng, có được cái nhìn khách quan nhất.
Lưu ý, mỗi loại bánh thường sử dụng các nguyên liệu khác nhau, do đó có những loại hạn dùng ngắn, rất dễ hỏng. Bạn cần tìm hiểu cách bảo quản và lưu trữ phù hợp với từng dòng bánh phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi loại, để hạn chế bánh nhanh hỏng khi thời tiết nóng ẩm, gây ra thất thoát cho quán.
2. Xác định sản phẩm chủ đạo khi mở tiệm bánh
Việc xác định loại bánh chủ đạo cho quán là rất quan trọng. Bạn không nên xây dựng một menu quá nhiều dòng bánh, điều này khiến khách hàng khó lựa chọn, đồng thời khiến menu bị “loãng”, thiếu điểm nhấn.
Với những mô hình quán nhỏ, mới bắt đầu kinh doanh thì một menu đa dạng không được khuyến khích bởi điều này sẽ gây ra cản trở cho chính bạn. Như đã nói ở trên, bạn chỉ nên thiết lập một menu với số lượng bánh vừa đủ và tập trung vào một dòng bánh chính, sẽ dễ dàng hơn trong việc làm bánh và phục vụ khách hàng.
Bên cạnh đó, việc quán chuyên cung cấp thuần một dòng bánh chủ đạo sẽ giúp khách hàng ghi nhớ nhanh chóng hơn. Đó là lý do tại sao các thương hiệu F&B lớn chỉ tập trung vào một dòng sản phẩm nhất định, nhằm mục đích nhắc tới tên thương hiệu khách hàng chắc chắn có thể gọi tên được sản phẩm mà thương hiệu cung cấp.
Đọc thêm: Mô hình quy mô nhỏ nhưng vẫn sinh lời cao, chủ quán cần làm gì?
3. Địa điểm mở tiệm bánh phù hợp
Khi đã thiết lập được thực đơn cho quán, bước tiếp theo bạn cần tìm địa điểm “chọn mặt gửi vàng” để mở tiệm bánh. Khu vực của quán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiềm năng phát triển và khả năng thu hút khách hàng, bởi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Do đó bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:
-
-
Lựa chọn địa điểm gần nơi đông dân cư: Tại nơi đông dân cư, tấp nập người qua lại sẽ giúp xây dựng nguồn khách hàng tiềm năng và vãng lai nhanh chóng cho tiệm bánh. Đáp ứng sự thuận tiện và nhu cầu của khách hàng là điều kiện cần và đủ giúp cửa hàng của bạn trở thành lựa chọn ưu tiên so với các thương hiệu khác trên thị trường. Do đó, bạn cần nghiên cứu và đầu tư vào vị trí kinh doanh để mang đến hiệu quả tối đa.
- Tránh nơi tập trung nhiều đối thủ cùng phân khúc: Việc tập trung nhiều đối thủ cùng phân khúc tại khu vực kinh doanh sẽ mang đến bất lợi cho việc kinh doanh của bạn. Đây chính là lý do khiến việc tiếp thị trở nên khó khăn, khi khách hàng có quá nhiều lựa chọn, bạn phải “tranh giành” và chia sẻ mảnh đất màu mỡ với nhiều đối thủ khác.
-
Khách hàng tiềm năng: Để xác định được khách hàng tiềm năng, bạn cần hiểu rõ đối tượng mà tiệm bánh hướng tới là ai? Tiếp đó, khoanh vùng đối tượng đó thuộc khu vực nào để “nhắm” tới. Điều này giúp bạn tiếp cận dễ dàng khách hàng và nắm bắt tâm lý của họ.
-
4. Concept trang trí quán
Decor không gian cho quán, là một công đoạn không thể thiếu khi bắt đầu quá trình mở tiệm bánh. Khách hàng yêu thích tiệm bánh vì hương vị bánh thơm ngon là một phần, bên cạnh đó họ cũng rất chuộng hình thức, từ không gian quán tới hình ảnh thương hiệu cần được chú trọng, bởi họ sẽ cảm nhận và đánh giá bằng mắt.
Một tiệm bánh được thiết kế độc đáo, bắt mắt, với không gian sạch sẽ, gọn gàng giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với bất kỳ đối tượng khách hàng nào. Một số concept trang trí quán mà bạn có thể tham khảo:
- Concept hiện đại, tinh tế: Màu sắc sử dụng chủ yếu là các gam màu trung tính, phong cách này thường tập trung chủ yếu vào chi tiết, đường nét với kiểu dáng đơn giản, nhưng mang đến sự sang trọng, tinh tế.
- Concept ngọt ngào, nhẹ nhàng: Với concept này, bạn có thể sử dụng các gam màu pastel, “bánh bèo” phối hợp với trang trí cách điệu.
- Concept ấm cúng: Không gian ấm cúng mang tới cảm giác gần gũi và thân thiện cho khách hàng, giúp họ cảm giác đang được về “nhà”. Một không gian kết hợp chủ yếu các gam màu nóng như vàng, cam phối hợp với nâu gỗ điểm xuyết.
- Concept tối giản: Với phong cách này, sẽ thu hút những khách hàng yêu thích sự đơn giản trang nhã. Concept tối giản cho tiệm bánh, mang tới cảm giác gọn gàng, sạch sẽ cho khách hàng.
5. Sản phẩm bán kèm
Khi mở tiệm bánh, ngoài tập trung vào bán bánh bạn có thể kết hợp với các dòng đồ uống như cà phê hoặc trà. Đây là một sự kết hoàn hảo mà quán bạn có thể áp dụng để giúp tăng doanh số hiệu quả.
Kinh doanh tiệm trà bánh hiện nay rất phổ biến, bởi khách hàng ưa chuộng tới quán thưởng thức, nhâm nhi tách trà kèm miếng bánh. Dựa vào đó, bạn có thể triển khai bán kèm các combo trà bánh để kích thích khách hàng “mua” và sử dụng kết hợp cả hai, thúc đẩy doanh số.
Đọc thêm: Chiến lược tiếp thị nhà hàng cho 5 đối tượng khách hàng
6. Lời kết
Kinh doanh là một quá trình lâu dài, bạn cần nuôi dưỡng và kiên nhẫn với nó trước khi thu về “trái ngọt”. Hy vọng, bài viết trên đây sẽ giúp cho những bạn có ý định mở tiệm bánh để khởi nghiệp trang bị thêm kiến thức, có nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào việc kinh doanh. Chúc bạn thành công!
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm để công việc trơn tru hơn nhé!