Hiện nay, quán cafe bình dân với chi phí thấp được rất nhiều người bắt đầu kinh doanh lựa chọn. Chính vì vậy, mô hình này trên thị trường luôn có sự cạnh tranh cao. Bài viết dưới đây iPOS.vn sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mở quán cafe bình dân hiệu quả, dành cho những người muốn khởi nghiệp.
Nội dung [hiển thị]
1. Mở quán cafe bình dân cho người kinh doanh có ít vốn
Khi lựa chọn mô hình quán cafe bình dân, bạn chỉ cần bỏ ra một số vốn nhỏ nhất định, đã có thể bắt tay vào việc triển khai. Với mô hình đơn giản nhưng nếu bạn biết cách thực hiện, sẽ thu về lợi nhuận cao và duy trì lượng khách hàng đều đặn.
Khi thực hiện mô hình này, bạn không cần đầu tư quá lớn vào không gian quán, hay tạo ra một thức uống độc nhất vô nhị. Khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ mô hình này, họ thường không đòi hỏi quá nhiều hay khó tính khi trải nghiệm. Do đó, điều bạn cần chú trọng là đem đến sự thoải mái cho khách hàng, thực đơn với mức giá hợp lý, chất lượng đồ uống luôn ổn định.
2. Kinh nghiệm mở quán cafe bình dân
Khi mở quán cafe bình dân, bạn cần quan tâm tới các yếu tố như sau:
2.1. Phong cách thiết kế
Như đã nói ở trên, đối với quán cafe bình dân bạn không cần quá đầu tư vào không gian và trang trí cho quán. Đối với mô hình này, bạn cần mang tới cho khách hàng sự gần gũi và thân thiện, từ không gian tới trải nghiệm.
Tất nhiên, bạn không phải lên một bản thiết kế chi tiết cho quán nhưng việc định hình phong cách cụ thể cho quán vẫn cần đảm bảo. Điều này giúp cho khách hàng dễ dàng ghi nhớ và phân biệt với các quán cafe khác cùng phân khúc trên thị trường.
Bạn có thể thiết lập phong cách thiết kế cho quán theo các mô hình như cafe bệt, cafe cóc, cafe take-away, cafe xe đẩy có ghế ngồi,… hoặc kết hợp thêm những dịch vụ như cafe bóng đá, cafe sách,…
Những mô hình trên đều có một đặc điểm chung là dễ dàng thực hiện, đơn giản, không cần quá cầu kỳ trong khâu set-up.
2.2. Mặt bằng
Khách hàng mục tiêu của cafe bình dân là những người có thu nhập từ thấp đến trung bình, vì thế cần chọn mặt bằng tại những nơi gần khu công nghiệp, nhà máy, trường học, bệnh viện, khu đông dân cư,…
Quán cafe bình dân thường đặt tại các vị trí mặt đường, vỉa hè thoáng đãng, đông người qua lại. Bên cạnh đó, cần theo dõi xem vị trí đó có thuận tiện để khách hàng dừng chân, ghé quán uống cafe hay không. Khách hàng thường ưu tiên lựa chọn những địa điểm dễ dừng, đỗ xe, là khu vực mát mẻ, thoáng đãng, để ghé tới. Nếu địa điểm quán cafe khó thấy, không dễ tiếp cận, hoặc nơi giao thông tắc nghẽn, không có chỗ để xe, sẽ khiến khách hàng cảm thấy ngần ngại khi ghé lại quán.
Khách hàng đến quán cafe bình dân, chủ yếu với mục đích giải khát nhanh chóng, họ thường đến và đi rất nhanh.
Đối với kinh doanh quán cafe bình dân, điều mà bạn quan tâm chắc chắn là chi phí thuê mặt bằng. Bởi ngân sách có hạn, bạn cần tham khảo và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thuê. Để tránh tình trạng thuê đắt hoặc bị ép giá, bạn cần tìm hiểu kỹ giá mặt bằng chung quanh khu vực đó.
2.3. Nội thất quán
Để kinh doanh quán cafe bình dân, bạn không cần chuẩn bị những đồ nội thất quá cầu kỳ, sang trọng nhưng cần đảm bảo đầy đủ những đồ nội thất cơ bản mang tới sự tiện lợi cho khách hàng.
Tùy vào quy mô và diện tích của quán, cũng như đối tượng khách hàng giúp bạn lựa chọn đồ nội thất với kích thước, kiểu dáng, màu sắc, công năng sử dụng phù hợp.
Những đồ nội thất đơn giản nhất mà một quán cafe cần có như: bàn ghế, hệ thống ánh sáng/âm thanh, điều hòa, lọ hoa, quầy/bàn pha chế, cây cảnh,…
Nội thất quán sẽ tùy thuộc vào mức ngân sách mà bạn có, hãy tính toán trước khi đầu tư, “sắm sửa”. Nếu mức ngân sách có hạn, để tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn tái sử dụng những đồ nội thất cũ nhưng vẫn chất, tạo nên nét độc đáo riêng biệt.
Đọc thêm: Quy trình setup bàn ăn chủ kinh doanh cần biết khi mở nhà hàng Âu
2.4. Menu quán
Khi lên thực đơn cho quán, bạn nên lựa chọn những loại đồ uống phổ biến, dễ làm, được nhiều người lựa chọn và yêu thích. Điều này sẽ giúp bạn không phải đầu tư nhiều để nghiên cứu công thức, hay mất nhiều thời gian pha chế.
Một số thức uống luôn luôn có mặt trong thực đơn quán, được nhiều người ưa thích như: cafe, trà hoa quả, nước ép, đồ đá xay,…
Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc và phân bố số lượng thức uống xuất hiện trong thực đơn một cách hợp lý. Vì nếu số lượng nhiều và dàn trải, sẽ gây khó khăn cho quán trong việc đảm bảo độ ngon cho đồ uống, cũng như ảnh hưởng đến tình hình quản lý nguyên vật liệu cho quán.
Đối với bất cứ loại hình kinh doanh nào, đặc biệt là kinh doanh F&B, yếu tố chất lượng vẫn cần đặt lên hàng đầu. Dù là một quán cafe sang chảnh hay bình dân với mức giá rẻ thì chất lượng đồ uống sẽ giúp khách hàng quyết định việc có quay trở lại quán trong lần tiếp theo hay không. Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo trà hay cafe luôn giữ đúng hương vị ở mức ổn định, lựa chọn nguyên vật liệu tươi ngon, rõ nguồn gốc sẽ giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng.
Đọc thêm: Bỏ túi kinh nghiệm mở nhà hàng bình dân thành công, hút khách
2.5. Dự trù kinh phí
Việc lên kế hoạch về chi phí mở quán cafe bình dân là rất quan trọng, buộc chủ quán nào cũng phải thực hiện.
Khi lên dự trù kinh phí khi mở quán sẽ giúp bạn nắm được có những khoản chi phí nào khi thực hiện, đâu là chi phí tốn kém nhất? Từ đó, bạn sẽ dễ dàng quản lý mọi chi phí một cách hiệu quả, hạn chế được những rủi ro khi bắt tay vào việc kinh doanh.
Thời gian đầu trước khi quán đi vào hoạt động, thường là thời điểm các chủ quán rất bận rộn, không có nhiều thời gian để tính toán, rất dễ bị thâm hụt nguồn vốn so với dự định.
Khi lên dự trù kinh phí sẽ giúp bạn dễ dàng đối chiếu, so sánh trong thời gian triển khai. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc được các khoản chi phí, xem đâu là hạng mục cần phải tiến hành trước, giúp bạn chủ động hơn trong công việc.
Ngoài ra, kế hoạch càng chi tiết sẽ giúp bạn hình dung được các khoản thu chi để có kế hoạch tài chính phù hợp, tránh được các chi phí phát sinh không đáng có trong quá trình thi công mở quán.
3. Lời kết
Trên đây là các yếu tố bạn cần quan tâm và chú trọng khi mở quán cafe bình dân. Sau khi áp dụng triển khai cho quán, bạn nên dựa vào báo cáo doanh thu bán hàng và phản hồi của khách để đo lường mức độ hiệu quả công việc kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn nắm được điểm mạnh và điểm yếu của quán, tìm cách khắc phục hoặc thay đổi để việc kinh doanh thuận lợi hơn!
Hãy tham khảo ngay một số phần mềm sau nếu như bạn cũng đang vận hành một quán cafe nhé!