Những năm gần đây, khi đời sống của người dân phát triển hơn thì rất đông người đã quay về mở quán cà phê ở nông thôn, ven đô thị vì nhìn ra được tiềm năng của mô hình này. Mức độ cạnh tranh thấp, nhu cầu của người dân nhiều lại tận dụng được nguồn cung hàng hóa tự nhiên từ địa phương giúp việc mở quán cà phê ở nông thôn tối ưu chi phí ban đầu mà vẫn thu về lợi nhuận cao.
Với những ai đang có ý định học hỏi để mở quán cà phê ở nông thôn, hãy theo dõi bài viết dưới đây của iPOS.vn để tìm hiểu kinh nghiệm thêm nhé!
Nội dung [hiển thị]
1. Mở quán cà phê ở nông thôn có những lợi thế gì?
So với việc mở quán cà phê ở thành thị, mở quán cà phê ở nông thôn có rất nhiều lợi thế, có thể kể đến như:
Mức độ cạnh tranh thấp: So với ở những thành phố lớn “1m2 10 quán cà phê” thì ở nông thôn số lượng các quán cà phê đẹp, chất, đồ uống ngon và được đầu tư bài bản chưa nhiều lắm. Do đó, mở quán cà phê ở nông thôn sẽ không phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt như ở thành thị. Ngược lại, nếu các chủ quán nắm bắt xu hướng và đem được những mô hình cà phê hot về nông thôn mở đầu tiên thì sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng.
Tiền vốn đầu tư không cao: Ở thành phố, mọi chi phí như thuê nhân công, thuê mặt bằng, phí nguyên liệu,… đều cao hơn nhiều so với ở vùng nông thôn. Vì thế, mở quán cà phê ở nông thôn cũng đồng nghĩa với việc chủ quán đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ so với mở quán cà phê ở thành phố. Khoản tiền không dùng tới có thể được sử dụng để phục vụ những công việc khác.
Tệp khách hàng tiềm năng: Có một sự thật là mức sống của người dân vùng nông thôn hiện nay đang được cải thiện hơn nhiều, mức chi tiêu trung bình cũng “rộng tay” hơn. Họ có nhu cầu đi cà phê để giải trí, hẹn hò, gặp bạn bè,… và sẽ lựa chọn những quán đẹp, chill chill để chụp ảnh “sống ảo” nữa. Đây sẽ là tệp khách hàng tiềm năng cho quán cà phê của bạn trong tương lai.
Ngoài ra, xu hướng gần đây là các gia đình có điều kiện sẽ chọn mua đất ở vùng ngoại thành, nông thôn gần thành phố để xây biệt thự cho thoáng mát rộng rãi. Nhóm người này cũng có thể trở thành tệp khách phù hợp với quán.
Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Cách tăng tỷ suất lợi nhuận ngành dịch vụ ăn uống
2. Kinh nghiệm mở quán cà phê ở nông thôn “vốn ít, lời nhiều”
2.1. Khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh
Dù mở quán cà phê ở nông thôn có vẻ dễ dàng và đơn giản hơn ở thành phố, nhưng chủ quán cũng cần tuân theo những bước cơ bản nhất, bắt đầu từ bước đầu tiên là khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh. Chủ quán nên dành thời gian để đi trải nghiệm thực tế các quán cà phê gần khu vực mình muốn mở, vừa thăm dò về mức giá và lượng khách, vừa thăm dò các đối thủ cạnh tranh.
Sau khi đi nghiên cứu thị trường về, chủ quán nên làm một bảng để trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao quán này đông khách hay vắng khách?
- Đối tượng nào thường xuyên ghé quán?
- Đồ uống được ưa chuộng nhất ở đây?
- Khu vực mình định mở quán liệu có ổn định?
- Khách hàng thích những không gian nào nhất?
- Thời điểm nào khách hàng tới quán nhiều nhất?
- Điều gì giúp giữ chân được khách hàng quay trở lại quán thường xuyên?
Càng đặt ra nhiều câu hỏi, càng trả lời chi tiết và cụ thể thì bức tranh thị trường thực tế ở khu vực nông thôn dự định mở quán sẽ càng rõ ràng. Những thông tin mà chủ quán thu thập được sẽ trở thành định hướng bước đầu để chủ quán lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm tiền bạc mà vẫn “đánh” đúng vào tệp khách hàng mục tiêu.
2.2. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Sau khi đã xác định rõ mô hình kinh doanh và khảo sát thị trường xong thì sẽ đến giai đoạn các quán phải xác định nhóm khách hàng mục tiêu. Đây là một phần không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị và lên ý tưởng kinh doanh, bởi chỉ có xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu thì quán mới có thể xây dựng và thiết kế không gian quán, xây dựng menu,… hợp với tâm lý, nhu cầu của họ. Có 4 nhóm đối tượng khách hàng chính mà các quán cà phê ở nông thôn hướng đến.
Những người yêu thích cà phê: Ở vùng nông thôn không thiếu những người sành cà phê, có thói quen thích uống cà phê mỗi ngày. Tuy số lượng nhóm người này thấp hơn so với nhóm tương tự ở thành phố, nhưng chỉ cần tìm được quán phù hợp là họ sẽ sẵn sàng “đóng họ” lâu dài, trở thành tệp khách quen trung thành nhất của quán. Để phục vụ nhóm khách hàng này, quán cà phê ở nông thôn cần mang đến những ly cà phê nguyên chất nhất, đậm đà hương vị, thậm chí sáng tạo một số loại đồ uống mới.
Những người đi cà phê với mục đích “uống cà phê là phụ”: Nghe thì có vẻ… vô lý nhưng quả thật đây là một nhóm khách hàng đang nổi lên rất nhanh chóng trong những năm gần đây và ngày càng chiếm số lượng đông đảo. Hầu hết nhóm này đều là khách hàng trẻ tuổi, họ đến quán với mục đích là để “sống ảo”, để hẹn hò, để kiếm chỗ “chill chill” cuối tuần hoặc chỉ đơn giản là vì ở khu vực nông thôn không còn chỗ nào để đi chơi nữa.
Nếu muốn giữ chân nhóm khách hàng này thì quán cần đầu tư vào những khu vực “sống ảo”, chụp ảnh check-in độc đáo. Khi xây dựng menu phục vụ cho đối tượng này cần đa dạng như sinh tố, đá xay, nước ép, trà sữa, cafe,…và nên trang trí những ly đồ uống đó thật đẹp, giúp họ có thể tha hồ chụp ảnh đăng Facebook hoặc quay TikTok.
Người lao động bình thường: Là nhóm khách hàng thường ở độ tuổi từ từ 30 trở đi, có là những người có thu nhập ổn định, thường tới quán cà phê để làm việc, gặp gỡ bạn bè, khách hàng, đối tác. Vì vậy, nếu quán cafe ở nông thôn vốn ít của bạn hướng tới đối tượng này thì nên bài trí quán theo phong cách lịch sự, hiện đại từ bàn ghế, không gian, âm nhạc, đồ uống, không cần thiết phải thiết kế quá cầu kỳ, hoa mỹ. Đồ uống nên có giá vừa phải, từ 20.000- 35.000 đồng sẽ phù hợp với mức chi tiêu của nhóm khách hàng này nhất.
Học sinh: Nhóm khách hàng này rất thích đi cà phê hoặc trà sữa, nhưng lại chưa có thu nhập ổn định và cũng không thể đến quán thường xuyên được. Các bạn học sinh đến quán vừa để gặp gỡ bạn bè hoặc hẹn hò, học nhóm hoặc cũng để “sống ảo”. Do đó, nếu chủ quán định hướng tới nhóm đối tượng này thì cần phải đặt mức giá đồ uống thấp, không quá 25.000 đồng/cốc nhưng phải thật đa dạng, nhiều món, nhất là những món trà sữa dễ uống hấp dẫn.
2.3. Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp
Sau khi đã tìm được nhóm khách hàng mục tiêu, dựa vào nhu cầu của nhóm này và thị trường nông thôn hiện tại mà chủ quán có thể chọn ra mô hình mở quán phù hợp nhất. Những mô hình quán cà phê ở nông thôn phổ biến nhất sẽ là:
- Cà phê vỉa hè: Không tốn chi phí thuê mặt bằng, có nét giản dị và thoải mái đúng chất không gian miền quê. Menu cũng cần sự đơn giản, ưu tiên các loại cà phê phin, trà, cà phê trứng,…
- Cà phê take away: Mô hình này chỉ cần một chiếc xe đẩy nhỏ gọn, đặt ở những nơi đông người là đã có thể thu hút khách hàng. Menu cần tinh gọn, tiện lợi, phù hợp với việc bán take away.
- Cà phê sách: Phù hợp với những khách hàng cần chỗ làm việc, ngồi học. Điều cần nhất khi xây dựng mô hình này là phải đảm bảo không gian yên tĩnh, tủ sách đa dạng, mỗi khu vực bàn ghế nên có nhiều ổ sạc điện cho khách.
2.4. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết
Sau những bước đầu tiên, chủ quán đã có hình dung tương đối cụ thể về việc nên mở quán cà phê ở nông thôn như thế nào và thị trường, tệp khách hàng xung quanh. Tổng hợp tất cả thông tin này lại, chủ quán nên làm một kế hoạch kinh doanh và có phân tích SWOT để định hướng cho kế hoạch của mình.
Bảng phân tích SWOT này bao gồm:
- S-Strengths (Điểm mạnh): Xác định điểm mạnh của quán cà phê (vốn đầu tư không đòi hỏi nhiều, nhân sự rẻ, đồ uống chất lượng, vị trí quán đắc địa, không gian quán lý tưởng,…)
- W-Weaknesses (Điểm yếu): Xác định điểm yếu của quán cà phê (nguồn vốn hạn chế, chưa có kinh nghiệm mở quán, vị trí chưa tốt, có quán khác cạnh tranh,…)
- O-Opportunities (Cơ hội): Những cơ hội từ bên ngoài mà quán có thể tận dụng để đẩy mạnh hoạt động (dân cư của vùng ngày càng đông hơn, mức chi tiêu cao hơn, được KOLs nổi tiếng vô tình qua review,…)
- T-Threats (Thách thức): Những khó khăn, thách thức quán phải vượt qua (vùng nông thôn tăng giá thuê mặt bằng, khủng hoảng kinh tế, vấn đề ở nơi cung cấp nguyên liệu,…)
2.5. Chuẩn bị kinh phí mở quán
Sau khi đã chọn được mô hình kinh doanh cho quán cà phê ở nông thôn thì chúng ta cũng sẽ xác định được chi phí cần thiết để mở quán là bao nhiêu. Ở thành phố, chi phí đầu tư cho một quán cà phê có thể lên tới cả tỷ đồng (với những quán không gian rộng, concept đẹp, đồ uống chất lượng); còn ở nông thôn thì không quá tốn kém như vậy, chỉ tầm hơn trăm triệu, vài chục cho tới vài trăm nghìn là đã có thể mở quán rồi.
Nhìn chung chi phí đầu tư mở quán cà phê ở nông thôn còn tùy thuộc vào từng trường hợp, địa điểm mở quán, từng đối tượng khách hàng mục tiêu, không gian, thiết kế nội thất,…
2.6. Chọn mặt bằng kinh doanh
Chọn mặt bằng kinh doanh được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định lượng lớn khách hàng tiềm năng và doanh thu của quán. Vậy nên khi mở quán cà phê ở nông thôn thì chủ quán cần lưu ý chọn những mặt bằng như sau:
- Nằm trong khu dân cư đông đúc, nhiều người qua lại, tốt nhất là gần trường học, công sở, chợ, khu vực trung tâm; không nên mở quán trong ngõ sâu, hẻo lánh.
- Mặt bằng quán phải có chỗ để xe đảm bảo an toàn, người qua lại và khách hàng dễ nhìn thấy, dễ tìm đường đến.
- Dân cư xung quanh cũng cần phải lịch sự, tôn trọng nhau; không nên mở ở những khu dân cư quá nhiều chuyện, soi mói.
2.7. Xin giấy phép đăng ký kinh doanh
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi tiến hành các hoạt động kinh doanh bất kì, các tổ chức hay các nhân bắt buộc phải thực hiện đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc tổ chức kinh tế khác. Các chủ quán cà phê mở ở nông thôn có thể đăng ký kinh doanh như một hộ kinh doanh, với các bước thủ tục tham khảo tại đây.
Xem thêm: Cách chụp ảnh đồ uống đẹp bằng điện thoại cho nhà hàng, quán cafe
3. Kết luận
Mở quán cà phê ở nông thôn là một lựa chọn kinh doanh khá tiềm năng và hứa hẹn hiệu quả đối với những ai đang có ý định khởi nghiệp trong ngành dịch vụ ăn uống. Nếu các chủ quán còn đang băn khoăn về việc set-up quy trình vận hành hay muốn tìm kiếm giải pháp công nghệ hiện đại, nhanh gọn lại chuyên biệt hóa cho ngành F&B, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline sau 1900 4766 để được tư vấn!