Buy Now

Tìm kiếm

Kinh doanh tiệm bánh ngọt cần chuẩn bị những gì để thu lời nhanh chóng?

  • Chia sẻ cái này:
Kinh doanh tiệm bánh ngọt cần chuẩn bị những gì để thu lời nhanh chóng?

Tin tức mới

Kinh doanh tiệm bánh ngọt cần chuẩn bị những gì để thu lời nhanh chóng?

Kinh doanh tiệm bánh ngọt

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Kinh doanh tiệm bánh ngọt để thỏa mãn niềm yêu thích và đam mê làm bánh đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm. Thêm vào đó, việc quản lý và phát triển một tiệm bánh ngọt với mục đích sinh lời hiệu quả càng không phải là một chuyện dễ dàng. Hãy cùng iPOS.vn mở khóa những kiến thức cơ bản nhất cần phải biết trong quá trình kinh doanh tiệm bánh ngọt nhé!

Kinh doanh tiệm bánh ngọt
Kinh doanh tiệm bánh ngọt có khó như đã tưởng?

1. Lên kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt bài bản

1.1. Trau dồi kỹ năng làm bánh

Đứng sau một thương hiệu thành công về cả hình ảnh, sản phẩm lẫn dịch vụ, không thể không kể đến người chủ thương hiệu “đa-zi-năng” với sự cầu toàn trong mọi quy trình. Đặc biệt, trong quá trình kinh doanh một thương hiệu bánh ngọt, để việc vận hành sản phẩm được đảm bảo đồng nhất về mặt chất lượng, chủ kinh doanh không chỉ cần phải có kiến thức về bánh ngọt mà còn phải có thêm kỹ năng làm bánh. Càng là loại bánh do chính tay mình tạo nên, chủ kinh doanh sẽ càng thuận lợi hơn trong việc điều chỉnh công thức làm bánh sao cho “hợp rơ” với khách hàng nhất.

Học làm bánh ngon, trang trí bánh đẹp và trau dồi kỹ năng làm bánh mỗi ngày là một phần quan trọng cần ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt               

Xuất phát điểm của chủ kinh doanh có thể là thợ làm bánh chuyên nghiệp, cũng có khả năng là người mới với niềm đam mê và có sở thích kinh doanh tiệm bánh. Cũng chính vì vậy, học và trau dồi kỹ năng làm bánh là một phần quan trọng cần ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt. Tùy vào trình độ, kinh nghiệm và khả năng sáng tạo mà một cửa hàng bánh ngọt mới sẽ “ra đời” với nhiều loại bánh hấp dẫn cùng hương vị đặc trưng “cộp mác” thương hiệu đó.

Xem thêm: Valentine 2023: Top 8 nhà hàng lãng mạn để tỏ tình ở Hà Nội

1.2. Định hướng các sản phẩm được bán tại cửa hàng

Mở một tiệm bánh ngọt với nhiều loại bánh hấp dẫn, đồng thời bán kèm thêm một số mặt hàng như cà phê, kem, trà sữa,… là một “tuyệt chiêu” giúp gia tăng doanh thu hiệu quả. Một số khách hàng khi đến các tiệm bánh thường có xu hướng gọi kèm cà phê hay trà,… để thưởng thức cùng bánh ngọt và nhâm nhi chuyện trò cùng bạn bè.

Có thể bán kèm cà phê, kem, trà sữa,… sẽ giúp gia tăng doanh thu hiệu quả

Bên cạnh đó, định hướng loại bánh “chủ lực” cho cửa hàng là một điều cần thiết. Đây sẽ là điểm nổi bật khi khách hàng nhớ tới thương hiệu khi giới thiệu với người quen, bạn bè,… Việc xác định loại bánh “best-seller” của thương hiệu sẽ giúp tiệm bánh có được một nguồn doanh thu ổn định, đồng thời tạo ra điểm khác biệt so với đối thủ có cùng phân khúc cạnh tranh trên thị trường.

1.3. Chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ cho hoạt động kinh doanh tiệm bánh ngọt

Chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ là điều kiện cần để chủ kinh doanh tự tin hơn vào quá trình triển khai ý tưởng bài bản, đồng thời giúp chi trả những thứ cấp thiết cần phải có khi mở tiệm bánh. Tùy vào quy mô cửa hàng mà số vốn có thể dao động trong khoảng 30 – 100 triệu đồng.

1.4. Có chiến lược kinh doanh bài bản

Chiến lược kinh doanh được xem là “kim chỉ nam” giúp chủ kinh doanh xác định phương hướng bài bản cần phải đi trong tương lai, đồng thời nhìn nhận được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. 

Bên cạnh đó, nhờ có chiến lược cạnh tranh, chủ kinh doanh biết cách định hướng các hoạt động dài hạn và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý để mang đến sự bền vững trong quy trình vận hành và hoạt động của cửa hàng. 

2. Cần chi bao nhiêu vốn mới đủ để kinh doanh một tiệm bánh ngọt?

2.1. Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh

Tùy vào vị trí, địa điểm mà mặt bằng sẽ có chi phí thuê khác nhau. Vị trí đặt cửa hàng quyết định rất nhiều đến số lượng khách hàng, doanh thu cũng như phương hướng hoạt động trong tương lai.

Tùy vào vị trí, địa điểm mà mặt bằng sẽ có chi phí thuê khác nhau

Số vốn cần bỏ ra để thuê mặt bằng dao động trong khoảng từ 10 – 50 triệu đồng tùy địa điểm. Cần ưu tiên lựa chọn mặt bằng gần trường học, văn phòng, khu thương mại hay khu trung tâm đông người qua lại sẽ thu hút khách hàng hiệu quả và tạo doanh thu tốt hơn.

2.2. Chi phí đầu tư vào dụng cụ, thiết bị làm bánh

Dụng cụ khác nhau phục vụ cho mỗi loại bánh khác nhau. Tùy theo menu mà tiệm bánh tạo nên, chủ kinh doanh sẽ phải bỏ ra một số vốn khá lớn để mua về. Tuy nhiên, một tiệm bánh ngọt không thể thiếu các dụng cụ làm bánh cơ bản như: lò nướng, máy đánh kem, phới trộn nguyên liệu, tủ lạnh, dụng cụ cân đo, dụng cụ trang trí (bánh kem hoặc các loại bánh cần tạo hình), bàn xoay, đui bắt kem…

Xem thêm: Trở thành Influencer giới ẩm thực, dễ hay khó?

Hiện nay, các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada đều có bán các loại dụng cụ này với nhiều chủng loại khác nhau và mức giá không quá cao. Trong quá trình lựa chọn, chủ kinh doanh cũng cần lưu ý đến độ bền và chất lượng của dụng cụ làm bánh. Tùy vào chủng loại cũng như nhu cầu của chủ kinh doanh mà chi phí bỏ ra cho các dụng cụ làm bánh dao động trong khoảng 10 – 50 triệu. 

2.3. Chi phí dành cho nguyên vật liệu làm bánh

Nguyên liệu làm bánh là nhân tố tiên quyết cần được chú trọng đầu tư nhiều nhất. Vốn tạo ảnh hưởng đến “độ ngon” của một loại bánh, nguyên liệu cần phải được chọn lọc kỹ càng, không dùng chất bảo quản và kiểm định đảm bảo trước khi đưa vào sử dụng. Các loại nguyên liệu cơ bản trong quá trình làm bánh có thể kể đến như: bột mì, trứng, sữa, kem, nước cốt, siro, bơ, các loại bột tạo vị,… tạo ra các loại bánh đa dạng khác nhau về cả hương thơm lẫn mùi vị.

Nguyên liệu làm bánh cần phải được chọn lọc kỹ càng, không dùng chất bảo quản và kiểm định đảm bảo trước khi đưa vào sử dụng

Hiện nay, có nhiều nguồn bán nguyên liệu giá sỉ giúp chủ kinh doanh tiết kiệm được một khoản chi phí lớn trong quá trình đầu tư và không phải bỏ ra số vốn quá nhiều. Các chủ kinh doanh cần tìm đến đơn vị cung cấp uy tín để đề nghị hợp tác và làm mối lâu dài, như vậy sẽ được chiết khấu và giảm giá nhiều hơn thay vì mua lẻ.

Tùy vào nhu cầu cũng như số lượng bánh cần làm trong một ngày mà chi phí nguyên vật liệu sẽ có sự thay đổi mỗi ngày. Chủ kinh doanh có thể tìm cách bảo quản nguyên liệu tốt hơn để dùng cho những lần chế biến sau, đồng thời tránh việc thay đổi nguyên liệu thường xuyên dễ khiến khách hàng khó chịu.

2.4. Một số chi phí phát sinh xoay quanh quá trình kinh doanh

Ngoài các chi phí được tập trung đầu tư kể trên, trong quá trình kinh doanh tiệm bánh, một số chi phí phát sinh thêm có thể kể đến như: chi phí marketing truyền thông – quảng cáo, chi phí thuê nhân công làm bánh và nhân viên phục vụ, chi phí vận chuyển, chi phí điện – nước, v.v….

Chính vì vậy, để mở một tiệm bánh ngọt đa dạng các loại bánh và tự tin hốt bạc, chủ kinh doanh cần phải đầu tư một số vốn không hề nhỏ để chi trả cho những thứ cần thiết nhất trong giai đoạn đầu vận hành cửa hàng.

3. Bí quyết kinh doanh tiệm bánh ngọt để thu lời nhanh chóng

Muốn kinh doanh tiệm bánh ngọt thành công và nhanh chóng thu hồi lại số vốn đã đầu tư ban đầu, các chủ kinh doanh không chỉ cần tạo ra những món bánh chất lượng thu hút khách hàng mà còn phải “sành sỏi” các bí quyết “thu lời” cực chất sau:

  • Thiết bị máy móc, dụng cụ làm bánh đạt chuẩn.
  • Trau dồi tay nghề, kỹ năng làm bánh.
  • Đào tạo nhân viên, đầu tư vào dịch vụ khách hàng.
Phong cách tiệm bánh ngọt là yếu tố đầu tiên khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu
  • Lên ý tưởng phong cách thiết kế, trang trí tiệm bánh ngọt: Đây là yếu tố đầu tiên khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu. Một số loại hình tiệm bánh ngọt phổ biến có thể kể đến như: Quán cafe bánh ngọt, kinh doanh bánh ngọt online – offline, chuỗi bánh ngọt nhượng quyền thương hiệu, tiệm bánh sinh nhật, tiệm bánh handmade,….
  • Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp khi mở tiệm bánh ngọt và trang trí thiết kế theo phong cách đã định hình.
  • Xây dựng menu cho tiệm bánh ngọt: Có một menu đầy đủ và rõ ràng sẽ khiến khách hàng hài lòng và lựa chọn dễ dàng hơn món bánh mình cần. Chủ kinh doanh có thể đưa vào menu các món ăn hay thức uống bán kèm để nâng cao doanh thu cho cửa hàng.

Xem thêm: Décennie Cafe – Quán cà phê Retro kiểu Pháp “đốn tim” giới trẻ

  • Lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng: Nguyên liệu là cốt lõi làm nên thành công cho một loại bánh. Cần lựa chọn các nguồn cung uy tín để đảm bảo quá trình hợp tác được lâu dài. Đồng thời, chủ kinh doanh cần biết thống nhất nguyên liệu để đồng nhất chất bánh khi cung cấp cho khách hàng.
  • Đăng ký kinh doanh đầy đủ, trang bị giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Triển khai Marketing đa kênh cho tiệm bánh ngọt: Tận dụng các nền tảng mạng xã hội để truyền thông – quảng cáo cho thương hiệu (Facebook, Instagram, TikTok, Google Search…); chuẩn bị đầy đủ tờ rơi quảng cáo, chương trình khuyến mãi, banner nổi bật trong ngày khai trương và các ngày đặc biệt sau này (Valentine, Quốc tế Phụ nữ,…)
Tận dụng các nền tảng mạng xã hội để truyền thông – quảng cáo cho thương hiệu bánh ngọt được nhiều người biết đến rộng rãi hơn
  • Tối ưu quy trình vận hành và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng: Để giúp đơn giản hóa các đầu công việc, các chủ kinh doanh có thể lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng dành riêng cho ngành F&B. Phần mềm hỗ trợ cửa hàng đầy đủ các nghiệp vụ bán hàng, thao tác order gọi món dễ dàng, cung cấp hệ thống báo cáo chi tiết và chủ kinh doanh có thể dễ dàng quản lý từ xa trên thiết bị di động. Đặc biệt, phần mềm còn mang tới cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời, không còn lo lắng gặp phải những sai sót trong quá trình gọi món – thanh toán nữa.

Lời kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản cần phải nắm vững để mở tiệm kinh doanh bánh ngọt nhanh có lãi nhất. Chỉ cần có đam mê, cầu tiến học hỏi và sự khéo léo chu toàn trong mọi quy trình thì ước mơ tạo nên một thương hiệu bánh ngọt được nhiều người yêu thích sẽ không còn khó nhằn như trong tưởng tượng. Chúc các bạn thành công!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất